Kinh nghiệm mua hàng giá rẻ ở chợ sinh viên
Chợ sinh viên thường là nơi mua hàng giá rẻ của những bạn học sinh, sinh viên. Tuy nhiên để mua hàng giá rẻ ở chợ sinh viên mà vẫn được lời, bạn nên tham khảo kinh nghiệm sau.
Nếu hỏi sinh viên thường mua đồ ở đâu? Chắc chắn câu trả lời sẽ là chợ sinh viên, chợ đêm… bởi đây là nơi mua hàng giá rẻ lý tưởng nhất của các bạn học sinh, sinh viên. Mua sắm thời trang ở chợ sinh viên khá đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng, song mức giá lại rất ‘hời’ hợp với túi tiền của sinh viên chứ không hề trên trời như ở những shop quần áo, trung tâm thương mại.
Tuy nhiên, khi đi mua hàng giá rẻ ở chợ sinh viên, bạn cũng cần bỏ túi cho mình một vài kinh nghiệm nhỏ, bởi chính sự ‘ngây thơ’ tưởng mình mua được đồ rẻ của các bạn sinh viên mà các chủ thương ở đây lợi dụng để tăng giá, bán cho bạn những mặt hàng tưởng ‘ngon’ nhưng lại không ‘ăn được’.
1.Chợ sinh viên ở Hà Nội?
Ở Hà Nội mọc lên rất nhiều khu chợ đầu mối, chợ tạm, song khi nhắc đến chợ sinh viên không thể bỏ qua những khu chợ nổi tiếng như chợ nhà Xanh, chợ đêm Dịch Vọng, chợ đêm phố cổ, chợ Phùng Khoang… Khi đi shopping ở các chợ này, hầu hết quần áo, trang sức, giày dép đều rất rẻ, giá chỉ dao động từ 10k – 250k. Chính vì những ưu điểm đó mà các sinh viên trên địa bàn Hà Nội chọn những khu chợ này là ‘thiên đường mua sắm’ để mua hàng giá rẻ cho mình.
Chợ Xanh, chợ đêm sinh viên là những điểm đến mua hàng giá rẻ của học sinh, sinh viên
2.Nên đi đông người mua hàng giá rẻ ở chợ sinh viên
Khi đi mua đồ ở chợ sinh viên, tốt nhất để mua được hàng đẹp, rẻ, chất lượng tốt và hợp với mình bạn nên rủ thêm bạn bè, người thân đi cùng. Đi chợ sinh viên một với một nhóm bạn, họ sẽ giúp bạn trả giá (nếu bạn không biết cách), đưa ra cho bạn những lời khuyên về chất liệu, kiểu dáng, và đặc biệt ‘mắt người ngoài’ nhìn sẽ chuẩn hơn để xem món đồ đó có hợp với bạn không.
Không nên đi chợ sinh viên một mình, nên rủ thêm bạn bè đi cùng
3.Tham khảo giá 1 vòng quanh chợ
Các khu chợ sinh viên, chợ đêm ở Hà Nội khá đông và rộng. Chính vì vậy để mua hàng giá rẻ bạn không cần quá vội vàng trả giá và mua ngay, tốt nhất nên đi 1 vòng quanh chợ để ngắm mẫu mã, tham khảo giá cả… sau khi ưng ý hoàn toàn bạn hãng nên quyết định mua. Tham khảo giá trước khi mua hàng sẽ giúp bạn mua hàng thông minh cho dù những món đồ ấy chỉ là ở chợ sinh viên.
Tại đây rất nhiều quần áo, giày dép được bán với mức giá rẻ không tưởng, đánh vào tâm lí ham rẻ của sinh viên
4.Tỏ ra thông thạo mua sắm và dám trả giá
Đừng nghĩ rằng khi đi mua hàng giá rẻ ở chợ sinh viên các mặt hàng đều đồng giá, hoặc người bán nói giá là đã rẻ nhé. Cho dù mức giá đó so với những shop khác là rẻ song khi mua bán hãy cứ mạnh dạn trả giá, mặc cả. Hầu hết các mặt hành quần áo ở chợ sinh viên đều là hàng Trung Quốc, nên khi nhập giá đã rất rẻ, và cho dù bán ra với mức giá 50-100k thì các chủ thương đã tính toán kỹ lưỡng và ăn lãi nhiều rồi.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, đừng tỏ ra mình hiền lành khi mua đồ ở chợ sinh viên, không nên quá dè dặt khi mặc cả. Nếu bạn không biết cách mặc cả có thể nhờ bạn bè, một con ‘gà’ khi đi chợ, cho dù là mua hàng giá rẻ ở chợ sinh viên vẫn có thể bị ‘bóp’ đấy.
Các mặt hàng được bày bán đa dạng với mẫu mã, kiểu cách khác nhau, giá dao động chỉ từ 10-250k
5.Không nhận xét hàng xấu, đẹp, đắt, rẻ trước mặt người bán
Người bán hàng kỵ nhất là khách hàng nhận xét sản phẩm ngay trước mặt mình. Nếu đó là lời khen, ưng ý thì không sao, song nếu là những câu chê bai về chất liệu, kiểu dáng, chắc chắn bạn sẽ bị ‘tạt’ ngay bằng những câu như: tiền nào của đấy, không mua thì thôi đi chỗ khác, tiền ít lại còn đòi của ngon… Điều này bạn cũng nên chú ý khi đi chợ sinh viên, bởi cho dù chỉ là mua hàng giá rẻ song vẫn cần giữ phép lịch sự giữa người mua và người bán.
Mặc dù là mua hàng giá rẻ ở chợ sinh viên, song cũng không nên chê xấu, đắt trước mặt người bán
6.Hạn chế đi chợ vào sáng sớm
Sáng sớm hoặc đầu giờ chiều thường là lúc các cửa hàng mới mở cửa, nên hạn chế đi mua đồ vào khoảng thời gian này bởi bạn sẽ đóng vai trò ‘người mở hàng’. Nếu xem mà không mua sẽ khiến nhiều chủ thương khó chịu, trong khi nếu đồng ý mua ngay thì bạn lại chưa thể đi ngắm các gian hàng khác. Vì vậy cho dù là đi mua hàng giá rẻ, song tốt nhất nên chọn đi chợ sinh viên vào tầm gần trưa, cuối chiều và buổi tối.
Buổi sáng các cửa hàng chưa mở hàng, vì vậy hãy cân nhắc khi đi chợ sinh viên
7.Không mang nhiều đồ giá trị khi đi chợ
Chợ sinh viên, chợ đêm thường khá đông người vì vậy để đảm bảo an toàn cả người và ‘của’ bạn nên hạn chế mang những món đồ giá trị đi kèm để tránh kẻ gian móc túi, trộm cắp. Mua hàng giá rẻ ở chợ sinh viên sẽ khiến bạn mải mê trong những món đồ giá hời mà quên đề phòng, vì vậy nếu không cẩn thận thì tính ra bạn mua phải những món đồ còn đắt hơn nhiều lần ở shop đấy.
Theo Nguồn tổng hợp
Cách phân biệt hoa quả trái cây Trung Quốc "đội lốt" hàng nhập khẩu
Đoán được tâm lí khách hàng thích mua trái cây nhập khẩu cao cấp, các loại hàng hóa Trung Quốc đã giả mạo để bán giá "trên trời".
Không phải cứ trái cây giá cao đều là hàng nhập khẩu chất lượng, đôi khi chị em vẫn nên biết cách phân biệt hàng Trung Quốc để khỏi "tiền mất tật mang".
Cherry
- Cherry Mỹ, Canada, New Zealand hoặc Úc có giá 500.000 - 750.000 đồng/kg thu hoạch từ tháng 5 đến giữa cuối tháng 8 hàng năm. Hàng Trung Quốc lại có quanh năm, và mức giá dao động 300.000 đồng/kg.
- Đặc trưng của cherry nhập từ Mỹ và các nước khác là có vỏ ngoài đỏ tươi hoặc đỏ sẫm, sáng bóng, trái chắc, phần cuống còn màu xanh, mọng nước, không mềm nhũn, vị ngọt thanh dịu. Trong khi đó, cherry Trung Quốc xốp, trái mềm và vị ngọt không dịu.
- Người mua cần lưu ý tìm hiểu đến thời gian thu hoạch các giống, loại trái cây ở các nước. Đặc biệt lưu ý hình dáng trái. Ví dụ như táo Mỹ, New Zealand hơi vuông, có góc cạnh, cầm nặng tay. Trong khi đó, táo Trung Quốc trái thường tròn, được bọc trong lưới xốp.
- Cherry Úc hay Mỹ chỉ có thể giữ được 10 ngày và phải bảo quản ở nhiệt độ dưới 10oC, nếu để bên ngoài chỉ 1 ngày trái sẽ héo, da nhăn. Trong khi đó, loại của Trung Quốc được bày bán tràn lan dưới nắng nóng nhưng vẫn tươi ngon.
Lê
- Lê Việt Nam chỉ có trong khoảng tháng 8 - 9, còn lại thì thị trường chỉ có lê Trung Quốc, với giá lẻ khoảng 30.000 đồng/kg.
- Riêng loại lê nhập từ Hàn Quốc thì dễ nhận biết hơn. Do màu sắc, kích thước, hình dáng trái khác biệt. Lê Hàn Quốc nếu để lâu ngoài trời thì vỏ nhăn, khô nước dần và héo rũ.
- Lê Trung Quốc nhưng giống hệt loại của Hàn Quốc thì để được lâu, vỏ mọng nước và không có mùi thơm đặc trưng. Khí hậu Trung Quốc phù hợp trồng lê nên chợ đầu mối nhập về điều đặn, quanh năm loại lê vàng và gần đây còn có thêm loại "nhái" lê Hàn Quốc. Lê Trung Quốc thường có màu vàng tươi bắt mắt, trái to, đặc biệt căng bóng dưới nắng.
- Lê Việt Nam thì sờ vào vỏ sần, hạt dưới vỏ nổi rõ, xỉn màu và đặc biệt rất thơm. Một điều đáng chú ý nữa là Trung Quốc thì không có mùi mà lại nhiều nước. Hàng Việt thì "còi', chắc tay khi cầm.
Táo
- Điểm dễ phân biệt nhất giữa táo Trung Quốc và táo Mỹ đó là màu sắc. Hàng Mỹ thì màu sẫm, đậm như màu đỏ huyết, trong khi táo Trung Quốc màu nhạt, ửng hồng cục bộ, không đều màu, đôi chỗ trắng lợt.
- Giá táo Mỹ dao động 70.000 - 90.000 đồng/kg tùy kích thước, trong khi táo Trung Quốc chỉ 30.000 đồng/kg. Đặc biệt, táo Trung để ở nhiệt độ thường được cả 2-3 tháng trong khi táo Mỹ chỉ để được 2 ngày đã xuống màu, héo. Mùa táo Mỹ từ tháng 9 đến tháng 6 năm sau, còn hàng Trung Quốc thì quanh năm đều có.
- Những người bán trái cây lâu năm chia sẻ, người Việt dễ bị nhầm giữa táo Pháp với táo Trung Quốc vì màu sắc khá giống. Tuy nhiên, nếu cầm táo Trung Quốc trên tay sẽ thấy nhẹ hơn, xốp và trái to đều. Táo Pháp trái nhỏ, chắc tay và có mùi thơm, ngọt giòn chứ không xốp. Giá táo Pháp cũng từ 60.000 đồng/kg với loại trái nhỏ.
- Ngoài ra, trên thị trường Việt bắt đầu xuất hiện táo Ba Lan, có màu đỏ đặc trưng và thuông dài chứ không tròn. Do đó loại này không dễ lẫn lộn.
Nho
- Nho Mỹ thường được bọc kĩ trong bao, cân sẵn. Trên bao ghi rõ cỡ trái, xuất xứ, cân nặng. Chỉ có hàng Tàu mới được đổ thành đống để lựa và cân theo nhu cầu.
- Về hình thức, nho Mỹ vỏ sậm, đều màu, thường là màu tím đen, dáng thuông dài và cuống bám chắc. Hương vị ngọt và giòn. Trong khi nho Trung Quốc nhìn rất bủng beo, màu nhạt thậm chí chuyển sang đỏ, trái to tròn, dễ đứt cuống, vị ngọt hơi chua và mềm.
- Giá nho Mỹ dao động 200.000 - 220.000 đồng/kg. Nho Nam Phi rẻ hơn, tầm 170.000 đồng/kg. Riêng nho Trung Quốc chỉ 60.000 - 90.000 đồng/kg.
- Nho đỏ Mỹ cũng là "nạn nhân" của hàng Trung Quốc trà trộn. Chỉ cần tách đôi một trái và quan sát xem phần thịt xung quanh hạt nho mềm và hạt nho nằm tách biệt thịt trái thì đó là hàng Trung Quốc. Hàng Mỹ thì thịt giòn, hạt không tách biệt khỏi thịt trái.
- Điều cần chú ý nữa là nho Trung Quốc thu hoạch từ tháng 5 - 9, còn nho Mỹ là từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.
Cam
- Giá cam vàng Úc tại các cửa hàng trái cây hiện nay là 60.000 đồng/kg, cam vàng Trung Quốc chỉ 30.000 đồng/kg.
- Theo dân buôn tại chợ đầu mối, điểm "nhận dạng" loại cam vàng Trung Quốc là có vỏ vàng bóng mịn, ăn ngọt, không hạt. Cam Trung Quốc thường đổ đống và không có nhãn gồm tên và xuất xứ hoặc mã vạch.
- Trong khi các loại cam ngoại khác thì nặng và mọng nước, vị hơi chua không ngọt gắt, trái không đều nhau và núm trái nhăn nheo. Mùa cam Úc chỉ từ tháng 5 - 10 hàng năm.
Lựu
- Lựu Việt Nam trái nhỏ, hột nhiều, dày, màu da xanh.
- Lựu nhập Israel trái to, vỏ mỏng, hạt màu tím sẫm, vị hơi chua chứ không ngọt gắt.
- Lựu Trung Quốc to, tròn, vỏ mỏng, màu trắng hồng.
Theo nguồn tổng hợp
Nửa đêm, người Hà Nội vẫn tấp nập với Black Friday Dạo qua các phố Hà Nội lúc 22h ngày thứ Sáu Đen - Black Friday (23/11/2018), tại đây nhiều người vẫn tấp nập ra vào các cửa hàng để chọn mua cho mình món hàng ưa thích với nhiều ưu đãi, giảm giá. Black Friday được xem la ngay ăn nên lam ra cua cac DN va cũng là cơ hôi mua săm...