Kinh nghiệm khi soạn giáo án: Cung cấp những gì người học cần
Cô Lã Thị Hè, giáo viên Lịch sử và Địa lí, Trường THCS Thụy Liên (Thái Thụy, Thái Bình) chia sẻ kinh nghiệm xây dựng giáo án bảo đảm yêu cầu.
Ảnh minh họa/ITN.
Cung cấp nội dung người học cần
Lưu ý đầu tiên được cô Lã Thị Hè chia sẻ là xác định căn cứ để xây dựng giáo án dựa trên kế hoạch giáo dục, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đặc điểm về tiết học – nội dung của từng bài học và đặc biệt là khả năng tiếp thu kiến thức kỹ năng của học sinh.
Cùng với đó, khi soạn giáo án, giáo viên cần có những kỹ năng nhất định như: Xác định mục tiêu, lựa chọn nội dung bài học, lựa chọn phương pháp dạy học…
Với việc xác định mục tiêu, giáo viên phải khẳng định được những kỹ năng người học cần đạt sau bài học. Những kỹ năng đó phù hợp với trình độ của học sinh và được biểu đạt bằng những từ chỉ hành động cụ thể, ví dụ: Trình bày, phân tích, giải thích, mô tả,…
Dẫn nhập để tạo tâm thế tích cực cho người học là một phần việc quan trọng. Nhấn mạnh điều này, cô Lã Thị Hè cho rằng, giáo viên có thể giới thiệu một hình ảnh, kể câu chuyện, nêu một vấn đề cần giải quyết… Không nên lúc nào cũng rập khuôn bằng một câu chuyển giảng. Bởi nếu người học không cảm thấy hứng thú, giờ học sẽ không hiệu quả.
Khi thể hiện phần dẫn nhập trong giáo án, giáo viên chỉ cần nêu tên hoạt động, không cần thiết phải thể hiện chi tiết câu chuyện, vấn đề mình dự định sẽ nói.
Với việc lựa chọn nội dung bài học, cô Lã Thị Hè lưu ý, giáo viên cần tránh nhầm lẫn với nội dung chương trình. Chỉ nên đưa vào giáo án những nội dung cần thiết, phù hợp đối tượng học.
Video đang HOT
“Chỉ cung cấp những gì người học cần chứ không phải những gì chúng ta có. Ngay cả trong phân phối chương trình cũng rất linh hoạt, cho phép giáo viên lựa chọn nội dung giảng dạy phù hợp với đặc điểm vùng miền” – cô Lã Thị Hè nhấn mạnh.
Ảnh minh họa/ITN.
5 bước thiết kế hoạt động dạy-học
Thiết kế hoạt động dạy học là một công việc cần sự đầu tư kỹ lưỡng của giáo viên. Đây là phần trọng tâm, thể hiện toàn bộ kịch bản của giờ dạy. Những phương pháp nào cần phải vận dụng, những tình huống học tập nào cần đưa vào bài… được thể hiện ở phần này.
Để thiết kế hoạt động dạy – học cho giờ học, cô Lã Thị Hè chia sẻ quy trình 5 bước:
Bước 1: Phân tích nội dung học tập.
Bước 2: Phân tích kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm hiện có của người học.
Bước 3: Xây dựng tình huống học tập.
Bước 4: Thiết kế hoạt động của người học.
Bước 5: Thiết kế hoạt động tổ chức và hướng dẫn.
Khi thể hiện trong giáo án, giáo viên nêu cụ thể cách thức triển khai hoạt động cụ thể của giáo viên và học sinh, đồng thời nêu rõ mục tiêu của các hoạt động đó, tránh việc chỉ nêu tên phương pháp.
Trong quá trình thực hiện các hoạt động dạy học, giáo viên cần sử dụng nhiều kỹ thuật dạy học khác nhau, tránh gây nhàm chán cho người học, đồng thời phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm của từng phương pháp, kỹ thuật.
Tuyển sinh lớp 10 THPT: Kinh nghiệm sắp xếp nguyện vọng
Đăng ký nguyện vọng ra sao để không trèo cao nhưng cũng không phải thốt lên đầy tiếc nuối giá như khi biết kết quả thi luôn là bài toán cân não với tất cả thí sinh và gia đình đang có con chuẩn bị thi vào lớp 10 THPT.
Thí sinh cần cân nhắc kỹ khi đăng ký nguyện vọng vào lớp 10.
Năm học 2021-2022 là năm thứ 2 Hà Nội cho phép học sinh dự tuyển vào lớp 10 có ba nguyện vọng vào trường THPT công lập khối không chuyên (các năm trước hai nguyện vọng). Nếu tính cả các nguyện vọng vào bốn trường THPT chuyên của Hà Nội, nguyện vọng vào các chương trình đặc biệt khác thì mỗi thí sinh có thể có 15 nguyện vọng. Trong đó với cách bố trí dự thi như hiện nay, một thí sinh có khả năng dự tuyển và đỗ đến tám nguyện vọng.
Tuy nhiên, đăng ký nguyện vọng ra sao để không "trèo cao" nhưng cũng không phải thốt lên đầy tiếc nuối "giá như" khi biết kết quả thi luôn là bài toán "cân não" với tất cả thí sinh và gia đình đang có con chuẩn bị thi vào lớp 10 THPT.
Chị Bích Ngọc (thị trấn Văn Điển, Thanh Trì, Hà Nội) cho biết đối với sĩ tử đang học lớp 9, cả gia đình đã phải tổ chức một cuộc họp để bàn bạc về vấn đề này. Trong đó, các ngôi trường phù hợp với năng lực, nguyện vọng của con được liệt kê với các gạch đầu dòng về ưu điểm, nhược điểm của nhà trường so với mong muốn của con và gia đình, bao gồm cả vấn đề khoảng cách từ nhà tới trường cũng được đặt ra bởi gia đình không thể bố trí đưa đón con được.
"Con sẽ phải tự chọn trường phù hợp với tuyến xe buýt hoặc đạp xe đạp nếu đỗ trường gần. Nếu chọn trường ngoài công lập thì gia đình cũng quan tâm tới yếu tố này bởi bên cạnh môi trường học tập thì sức khỏe, tính mạng của con là quan trọng nhất. Đi học xa mỗi ngày chúng tôi lo lắng nguy cơ rủi ro cao" - chị Ngọc bày tỏ và cho rằng không muốn tạo áp lực quá nặng nề cho con do 2 năm qua con học trực tuyến là chủ yếu nên kiến thức chắc chắn cũng có phần rơi rớt do khả năng tự học của con chưa thực sự tốt.
Theo thống kê, năm nay có gần 130.000 sĩ tử của Hà Nội sẽ bước vào mùa thi lớp 10. Tuy nhiên, sẽ chỉ có 77.000 suất vào các trường THPT công lập nên chọn trường nào chắc chắn phải là sự cân nhắc kỹ lưỡng từ phía gia đình và thí sinh. Trong đó, bên cạnh việc tham khảo điểm chuẩn vào các trường THPT những năm trước, thí sinh năm nay cần đặc biệt quan tâm tới việc kế hoạch, chỉ tiêu tuyển sinh của từng trường. Bởi khi triển khai thực hiện chương trình GDPT 2018 bắt đầu từ năm học 2022-2023 ở lớp 10, học sinh sẽ không học tất cả các môn mà lựa chọn một số tổ hợp để theo học.
Trong khi đó, điều kiện về giáo viên, thế mạnh chuyên môn của mỗi trường... là khác nhau nên chắc chắn việc sắp xếp các lớp học sẽ không giống nhau. Điều đó có thể dẫn đến tình trạng dù đủ điểm trúng tuyển vào trường nhưng thí sinh lại không đủ điểm để đăng ký vào lớp tự chọn theo mong muốn, năng lực của bản thân do chỉ tiêu đã hết.
Với điểm khác biệt cơ bản so với các năm trước như vậy nên lời khuyên của các giáo viên năm nay đó là học sinh cần tham khảo kỹ phương án tuyển sinh của các nhà trường mình dự định "nhắm đến" trước khi đặt bút điền nguyện vọng.
Về việc sắp xếp nguyện vọng, cô Phạm Thị Thúy Ngọc, Phó Hiệu trưởng Trường THCS Trung Tú (Hà Nội) đưa ra lời khuyên: Ba mẹ có thể giúp con chia nguyện vọng thành 3 nhóm: nhóm trường cao hơn một chút so với năng lực; nhóm trường vừa tầm với năng lực và nhóm trường thấp hơn với năng lực để đảm bảo cơ hội trúng tuyển. Để làm được điều này, phụ huynh có thể căn cứ vào điểm số trên lớp của con hoặc xin lời khuyên, tư vấn từ các thầy cô giáo lựa chọn nguyện vọng phù hợp tương ứng với 3 nhóm trường.
Trong đó, việc xác định năng lực học tập của con là bước đầu tiên phải làm trong việc lựa chọn trường cấp 3. Cha mẹ có thể theo dõi điểm số của con và điểm thi vào 10 những năm gần đây của các trường THPT mong muốn, từ đó có phương pháp điều chỉnh và giúp con cải thiện kết quả học tập.
Theo các chuyên gia, mặc dù năm nay học sinh có thêm nguyện vọng nhưng cơ hội chủ yếu tăng vào các trường tốp dưới trong khi kỳ vọng của nhiều phụ huynh vẫn là con phải đỗ nguyện vọng 1. Vì vậy, những thí sinh khi lựa chọn các trường "top" đầu có điểm số năm nào cũng cao như THPT Chu Văn An, Kim Liên, Thăng Long, Việt Đức, Nhân Chính, Nguyễn Gia Thiều, Nguyễn Thị Minh Khai... cần hết sức cân nhắc để không bị trượt oan.
Theo thầy Hà Xuân Nhâm, hiệu trưởng trường THPT Phan Huy Chú (Đống Đa, Hà Nội), sẽ không có đáp án chung cho tất cả các học sinh khi chọn trường vào lớp 10, phụ huynh và học sinh hãy cùng nhau tìm kiếm một nơi thực sự phù hợp với mong muốn, nguyện vọng và tính cách của các em. Trong đó, cân nhắc mục đích cụ thể mà học sinh và gia đình hướng tới sau khi tốt nghiệp cấp 3 như đi du học, học đại học, hoặc đi làm ngay... Từ đó có định hướng chính xác, linh hoạt chọn trường cấp 3 dựa trên chất lượng giáo dục, mô hình giáo dục để phù hợp với định hướng sau này.
Mặc dù tất cả các trường đều phải thực hiện đầy đủ chương trình giáo dục phổ thông theo quy định của Bộ GDĐT song mỗi trường lại có kế hoạch dạy học khác nhau với các nội dung bổ sung hoặc những hình thức tổ chức hoạt động giáo dục riêng. Phụ huynh có thể tham khảo kế hoạch giáo dục của từng trường để lựa chọn ngôi trường phù hợp nhất.
Bên cạnh các trường THPT công lập, ở thủ đô có thêm hàng loạt các trường THPT công lập tự chủ tài chính và ngoài công lập, trung tâm Giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục nghề nghiệp cũng rộng cửa đón thí sinh sau ngưỡng cửa tốt nghiệp THCS. Phụ huynh có thể cân nhắc các cơ hội để đăng ký nguyện vọng vào đây. Trong đó, học sinh dự tuyển vào các trường công lập tự chủ, trường ngoài công lập có thể đăng ký bằng hình thức xét học bạ, thời gian nộp hồ sơ xét tuyển từ 20/4 đến 25/6/2022 theo quy định của Sở GDĐT Hà Nội.
Lan tỏa tình yêu nghề từ sáng kiến kinh nghiệm Những sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) hay sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Bên cạnh đó còn khơi nguồn sáng tạo của học trò, giúp các em hoàn thiện kỹ năng nổi trội của mình. Thầy Nguyễn Văn Trào cùng hai học sinh lớp 12A1 đoạt giải Nhì tại cuộc thi "Sáng tạo Thanh thiếu niên, nhi đồng toàn...