Kinh nghiệm dạy Chương trình GDPT mới hiệu quả ở một tỉnh miền núi
Là một tỉnh miền núi phức tạp về điều kiện địa hình địa lý và có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, để triển khai hiệu quả chương trình GDPT mới, Yên Bái xác định tinh thần trách nhiệm cao của toàn ngành.
Những em học sinh lớp 1 của trường TH&THCS số 2 Hồng Ca.
Giáo viên phải nắm chắc nội dung
Theo bà Nguyễn Thị Thúy Hằng – Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học, “yêu cầu về chất lượng đội ngũ đáp ứng chương trình sách giáo khoa mới luôn được chúng tôi đặt ra vì giáo viên có tốt thì mời dạy hay được. Chúng tôi yêu cầu, các cán bộ quản lý và giáo viên cần phải hiểu và phân tích được những điểm mới của từng môn học của SGK mới. Đặc biệt là các nguyên tắc điều chỉnh nội dung và phương pháp dạy học các môn học của chương trình theo định hướng CTGDPT 2018″.
Để giúp GV là quen với SGK mới, tỉnh Yên Bái đã huy động nhiều lượt cán bộ quản lý cấp tiểu học, giáo viên dạy lớp 5 năm học 2020-2021 tham gia tập huấn về SGK mới. Các học viên được hướng dẫn về những nội dung cần điều chỉnh của chương trình lớp 5 hiện hành để chuẩn bị cho học sinh vào học lớp 6 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với các môn học và thực hiện dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh…
Các em học sinh khối 1 đã quen dần với sách giáo khoa mới
Ông Đào Anh Tuấn, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT, chia sẻ: “Thời gian qua, các nhà trường và đặc biệt là đội ngũ giáo viên lớp 1 đã có nhiều nỗ lực trong việc triển khai thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới. Trong thời gian tới, các phòng GD&ĐT và các nhà trường cần tiếp tục hỗ trợ giáo viên lớp 1 với mục tiêu cuối cùng là đảm bảo chất lượng học sinh. Chúng tôi luôn xác định rõ nội dung sách có hay nhưng nếu GV không lĩnh hội được những kiến thức mới thì khó truyền tải cái hay của sách đến với HS được”.
Nỗ lực từ các nhà trường
Thầy giáo Liễu Anh Cường – Hiệu trưởng Trường TH&THCS số 2 Hồng Ca, huyện Trấn Yên chia sẻ: “Trường tôi có 100% học sinh là người dân tộc H’Mông, các em rất chăm chỉ học tập, nhưng cũng còn nhiều hạn chế mà giáo viên phải bù đắp. Thực hiện chương trình thay sách lớp 1 vừa qua, GV đã rất cố gắng để giúp học sinh tiếp cận với cái hay, cái mới của sách. Thời gian đầu còn nhiều bỡ ngỡ ở cả cô và trò, đến nay mọi thứ đều đã tốt đẹp. Chúng tôi đã sẵn sàng cho việc triển khai thay sách lớp 2 và lớp 6 trong năm học tới đây”.
Video đang HOT
Niềm vui được đến trường của các em học sinh
Còn ở Trường TH&THCS bán trú La Pán Tẩn huyện Mù Cang Chải, các thầy cô cũng đang tất bật với việc vừa dạy vừa dỗ. Học sinh ở đây cũng 100% người dân tộc H’Mông nên việc giúp các em học tập tốt được các thầy cô đặc biệt quan tâm. Thầy hiệu trưởng Nông Đức Viễn cho biết: Là những người trực tiếp đứng lớp nên các giáo viên đều hiểu việc nắm vững kiến thức mới sẽ quyết định chất lượng dạy học. Thế nên, các thầy cô đều mong rằng các nhà xuất bản, đơn vị cung ứng sách tổ chức nhiều đợt tập huấn để các thầy cô sớm được làm quen với sách.
Được biết, nhằm đáp ứng chất lượng GD vùng dân tộc, Yên Bái cũng đặc biệt quan tâm khả năng thông thạo tiếng Việt của HS sau khi hoàn thành chương trình lớp 1. Đến nay, để chuẩn bị các điều kiện để triển khai chương trình đối với lớp 2, lớp 6, theo đúng tinh thần chỉ đạo của Sở GD&ĐT, các nhà trường đã chủ động xây dựng phương án bố trí giáo viên. Đối với các trường thiếu giáo viên, phân công giáo viên dạy liên cấp, liên trường, chéo môn đối với các môn thiếu giáo viên.
Với đặc thù vùng cao có nhiều học sinh người dân tộc nên các nhà trường trên địa bàn tỉnh Yên Bái cũng đặc biệt lưu ý tới các môn học mới, môn học tích hợp (Tin học là môn học bắt buộc, môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử – Địa lý là môn học tích hợp…). Để nâng cao hiệu quả dạy – học các môn này, giải pháp được Yên Bái đưa ra là thực hiện bồi dưỡng bằng nhiều hình thức, đặc biệt quan tâm đến sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường. Đến thời điểm này, với việc triển khai dạy thay sách lớp 1 đã cho thấy tính hiệu quả cao.
Sáng tạo tiết dạy Toán lớp 1 của giáo viên theo chương trình GDPT mới
Tích cực, chủ động và sáng tạo trong quá trình giảng dạy theo chương trình GDPT mới, giáo viên Trường Tiểu học An Lư (Hải Phòng) đã bước đầu thành công trong việc giúp học sinh vận dụng kiến thức hiệu quả và phát triển năng lực cá nhân, đặc biệt là môn Toán lớp 1.
Một tiết học Toán của học sinh lớp 1 Trường Tiểu học An Lư (Hải Phòng). Ảnh: Tạ Quang
Chủ động tìm phương pháp phù hợp giúp phát huy năng lực học sinh
Những ngày qua, trước ý kiến chương trình, SGK mới thiết kế bài học nặng, quá sức học sinh, phóng viên xin dự giờ một số tiết học của học sinh Trường Tiểu học An Lư (huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng).
Đầu giờ học, giáo viên cho học sinh "nhập vai" thành cô giáo, tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi tìm chữ cái, ghép vần. Không khí buổi học rất sôi nổi, học sinh tích cực, hào hứng tham gia.
Tiếp học Toán của học sinh lớp 1 Trường Tiểu học An Lư. Ảnh: Tạ Quang
Trong giờ học Toán lớp 1, trong khi SGK yêu cầu học sinh quan sát trong hình và tìm các chữ số, thì giáo viên thay nội dung này bằng hoạt động trò chơi.
Học sinh được chia thành các nhóm, "cô giáo" điều khiển trò chơi là một bạn nữ trong lớp, do học sinh bầu chọn.
Dưới sự điều hành của "cô giáo nhí", cả lớp thi đua với nhau xem nhóm nào tìm được đáp án nhanh hơn. Các em hồn nhiên, vui vẻ và tiết học diễn ra sôi nổi trong nụ cười vui của học trò.
Trực tiếp đứng lớp giảng dạy tiết Toán cho học sinh lớp 1, cô Lê Thị Thảo - giáo viên Trường Tiểu học An Lư - cho biết, mình đã áp dụng phương pháp dạy học mới, cụ thể là xây dựng các tiết làm bài tập theo hình thức trò chơi.
"Thay vì bắt các con ngồi một chỗ làm bài tập, tôi đã tổ chức trò chơi, giúp các con tự thực hiện bài tập, tự chia sẻ và trình bày kết quả trước lớp.
Điều này tạo ra sự thích thú, tò mò và kích thích khả năng sáng tạo cũng như vận dụng kiến thức thực tế vào bài học của học sinh. Qua đó, các con cũng thể hiện được năng lực, cá tính và năng động hơn từng ngày" - cô Thảo chia sẻ.
Bên cạnh đó, để tiết học thêm sinh động và tạo hứng thú mới cho học sinh, cô Thảo đã ứng dụng phiên bản điện tử của SGK vào giảng dạy. Cô cũng cho rằng, công cụ này giúp ích cho công tác soạn giáo án và hỗ trợ giảng dạy rất tốt.
"Cá nhân tôi rất thích chương trình mới, bởi nó giúp giáo viên chủ động tư duy, sáng tạo và xây dựng giáo án dựa trên đặc điểm học sinh" - cô Thảo nhấn mạnh.
Giáo viên tổ chức tiết học thành nhiều trò chơi để học sinh tham gia.
Cũng như Trường Tiểu học An Lư, tại Trường Tiểu học Ngọc Sơn (quận Kiến An, Hải Phòng), giáo viên chủ động vận dụng các phương pháp mới để dạy học sinh.
Trải qua 2 tháng triển khai chương trình mới, nhiều giáo viên đã tích cực tìm ra phương pháp giảng dạy phù hợp, giúp học sinh có nhiều cơ hội trải nghiệm thực tiễn, góp phần phát huy năng lực cá nhân.
Giáo viên quyết định thành công của đổi mới giáo dục
Để có được thành công này, theo cô Bùi Thị Phi Nga - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Ngọc Sơn - giáo viên đóng vai trò quan trọng, quyết định sự thành công của đổi mới giáo dục.
Chương trình GDPT mới trao quyền chủ động cho giáo viên, nếu thầy cô tích cực đổi mới phương pháp, vận dụng khoa học công nghệ vào mỗi bài giảng, sẽ khiến mỗi tiết học là một giờ vui với học sinh.
Cô Nguyễn Thị Tuyết - Hiệu trưởng Trường Tiểu học An Lư - cũng cho rằng, nhờ đổi mới phương pháp giảng dạy, mà học sinh hứng thú với việc học hơn. Từ đầu năm học, nhà trường cũng không nhận được phàn nàn nào của phụ huynh về việc học sinh gặp áp lực trong học tập.
Trong quá trình dạy và học, lãnh đạo nhà trường đã kết hợp với giáo viên xây dựng và điều chỉnh chương trình giảng dạy phù hợp với đặc điểm học sinh tại địa phương.
Cụ thể, SGK chỉ là kênh tham khảo chính trong quá trình giảng dạy; giáo viên có vai trò chọn lựa những nội dung bài học phù hợp và áp dụng linh hoạt, sáng tạo theo chương trình nhà trường xây dựng; bảo đảm học sinh tiếp thu bài tốt nhất.
Để xây dựng chương trình giảng dạy khoa học và phù hợp với từng đối tượng học sinh, theo Phó Giám đốc Sở GDĐT Hải Phòng Vũ Văn Trà, thông qua các buổi tập huấn, sinh hoạt chuyên đề, các giáo viên trực tiếp dạy lớp 1 của Hải Phòng đã nỗ lực học hỏi kinh nghiệm, tìm tòi phương pháp mới và chủ động đặt vấn đề, thảo luận với nhau nếu gặp khó khăn trong quá trình dạy học.
Ông đánh giá, qua 2 tháng chủ động tư duy, sáng tạo và nỗ lực, giáo viên của Hải Phòng đã dẫn dắt học sinh tiếp cận chương trình mới hiệu quả, học sinh ngày càng năng động và tích cực hơn trong quá trình học tập.
Triển khai Chương trình GDPT mới với lớp 1: Kinh nghiệm người trong cuộc Nhìn lại việc triển khai Chương trình (CT) GDPT mới với lớp 1 sau một học kỳ, từ cán bộ quản lý (CBQL) tới giáo viên (GV) trực tiếp giảng dạy đều rút ra những kinh nghiệm quý báu. Học sinh lớp 1 Trường PTDTBT TH Hoàng Thu Phố 2 (Bắc Hà - Lào Cai) trong giờ luyện đọc. Ảnh: Đức Hạnh Đây...