Kinh nghiệm 100 giờ đồng hành cùng con học ngoại ngữ của 1 bà mẹ Hà Nội: Từ chưa biết gì lên trình độ A2, chi phí 0 đồng và có chứng nhận của đại học Mỹ
Kevin bắt đầu học ngôn ngữ này từ con số 0, thời điểm từ giữa tháng 10/2021. Đến bây giờ đã học khoảng 100h (4 tháng). Tổng chi phí bỏ ra là 0 đồng.
Hiện nay, phụ huynh có xu hướng cho con học thêm để có thể biết song ngữ hoặc đa ngôn ngữ. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ em biết nhiều ngôn ngữ sẽ có trí tưởng tượng tốt hơn và linh hoạt hơn trong suy nghĩ. Nó mở cánh cửa ra các nền văn hóa khác và giúp trẻ hiểu, đánh giá cao mọi người từ các quốc gia. Đơn giản hơn, học ngoại ngữ đem lại niềm vui cho mọi đứa trẻ.
Bé Kevin Nguyễn – con chị Chim Sâu (Hoàng Thu Trang) năm nay học lớp 5. Bé bắt đầu học môn tiếng Anh khi đã 9,5 tuổi, sau 18 tháng tuân thủ theo lộ trình của mẹ đặt ra, thành quả nhận được là “ngoài mức mong đợi”.
Chị Hoàng Thu Trang cũng đưa ra một lộ trình khác để con học ngôn ngữ thứ hai là tiếng Tây Ban Nha. Chị Trang cho biết, tiếng Tây Ban Nha là ngôn ngữ có số lượng người nói nhiều thứ 2 trên thế giới sau tiếng Trung. Bên cạnh đó, Kevin mơ ước sau này làm nhà ngoại giao nên bé rất tích cực học ngoại ngữ.
Kevin bắt đầu học ngôn ngữ này từ con số 0, thời điểm từ giữa tháng 10/2021. Đến bây giờ đã học khoảng 100h (4 tháng). Tổng chi phí bỏ ra là 0 đồng. Hiện nay, bé có thể nói về các chủ đề: Giới thiệu bản thân, gia đình, mua sắm, du lịch, thể thao, nghề nghiệp, ước mơ… Nghe hiểu các đoạn hội thoại đơn giản. Đọc hiểu các sách truyện đơn giản viết cho trẻ em không quá nhiều chữ. Viết các đoạn văn về các chủ đề trên trong phạm vi 150-200 từ.
Về ngữ pháp: Bé sử dụng được các thì hiện tại, hiện tại tiếp diễn, hiện tại hoàn thành, quá khứ, tương lai, câu bị động… Hiện chị Trang ước tính con ở trình độ đầu A2. Kevin cũng đạt chứng nhận của University of California, Davis (Mỹ).
LỘ TRÌNH CỦA KEVIN NHƯ SAU:
Giai đoạn 1: Khởi động từ số 0, đọc khoảng 400-500 bài trên apps Razkid.
Chị Trang đã đăng kí sẵn Razkid từ trước, khoảng 350.000 đồng/năm. Sau này không dùng tiếng Anh nữa thì mới mở option tiếng Tây Ban Nha. Hầu hết các bạn nhỏ học tiếng Anh thường sẽ có sẵn razkid trong máy nên tận dụng để học thêm tiếng Tây Ban Nha, còn nhà nào không có thì bỏ thêm 350.000 đồng cho 1 năm sử dụng hoàn toàn quá rẻ. (Mở option tiếng Tây Ban Nha thế nào các bạn trực tiếp liên hệ người bán).
Cứ làm tuần tự các bước như với tiếng Anh: Nghe – đọc lại – ghi âm – làm quiz. Kevin đọc tầm 400 để có 1 chút vốn từ thì chuyển sang giai đoạn 2.
Lưu ý: Tuỳ khả năng của từng bé mà các bạn dùng nhiều hay ít thời gian cho giai đoạn này. Có bạn cần đến tầm 700-800 bài mới sẵn sàng bước tiếp, có bạn ít hơn. Nhưng chắc chắn nếu dưới 400 bài thì không theo nổi các khoá ở giai đoạn 2 được.
Giai đoạn 2: Đăng kí 5 khoá học tiếng Tây Ban Nha trên Coursera
Học tiếng Tây Ban Nha bằng tiếng Anh. Level dự kiến nếu hoàn thành hết 5 khóa: Khoảng đầu A2.
Coursera là nhà cung cấp các khóa học online, thường được gọi là MOOCs hoặc Khóa học trực tuyến mở rộng, từ các trường đại học hàng đầu trên thế giới. Các đối tác của Coursera bao gồm Stanford, Duke, Penn, Princeton, Michigan, Peking và HEC Paris. Coursera cũng hợp tác với các công ty như IBM, Google và PwC – những công ty này cũng đã đưa ra các khóa học về Coursera.
Coursera cung cấp 400 nhóm khóa học được gọi là Chuyên ngành, Chứng chỉ Chuyên nghiệp và MasterTracks. Với Coursera, nếu chịu khó khai thác sẽ có rất nhiều khoá học hay ho bổ ích. Bạn có thể xin học FREE bằng cách tự Google làm thế nào đăng kí miễn học phí trên Coursera.
Nếu không, bố mẹ có thể lựa chọn hình thức đóng tiền, tầm 40-80$ một khoá và tùy khoá. Học xong sẽ có chứng nhận (certificate) cấp bởi trường dạy và Coursera. Như 5 khoá tiếng Tây Ban Nha bé Kevin theo học được dạy và cấp certificate bởi University of California, Davis (Mĩ), nếu phải đóng tiền thì mất khoảng 300~350$ cho cả 5 khoá. Nhà chị Trang xin học miễn phí.
Đây là link tổng hợp 5 khoá tiếng Tây Ban Nha.
Link: https://www.coursera.org/specializations/learn-spanish
Video đang HOT
Lưu ý:
- Học theo trình tự từ khoá 1 đến khoá 5.
- Tổng khoảng 100 – 120h học cho 5 khoá (trung bình 5 tháng, nhanh hơn hoặc chậm hơn tuỳ khả năng).
- Lượng kiến thức của mỗi khoá tương đối nhiều. Tổng 5 khoá cung cấp khoảng 1500 từ vựng thông dụng.
- Tuần nào cũng làm ít nhất 2 bài viết (100-200 từ), trên dưới 100 câu quiz về từ vựng và ngữ pháp, bài tập mảng từ vựng (trung bình 50 câu), 1 bài nói (phải ghi âm lại và tải lên hệ thống).
- Quiz và bài viết đều có điểm (máy chấm hoặc học viên cho điểm lẫn nhau). Phải qua (trên 80%) mới được tính. Hoàn thành toàn bộ bài vở đạt yêu cầu mới được cấp chứng nhận cuối khoá.
Để học được thì các bạn cần:
- Tiếng Anh tốt để nghe giảng và hiểu bài. Học online cùng video bài giảng.
- Ít nhất 10 – 12 tuổi trở lên vì các bài giảng của Coursera được thiết kế với lượng kiến thức rất nhiều và dành cho người có khả năng tiếp thu tốt.
- Tự giác và khả năng tự học phải CỰC TỐT. Nếu không thì phải có bố/mẹ theo sát, hay nói chính xác là kè kè bên cạnh.
Kinh nghiệm của chị Trang:
- Kevin mỗi ngày trung bình dùng 1h để học tiếng Tây Ban Nha, ngày nhiều hơn ngày ít hơn nhưng KHÔNG NGHỈ NGÀY NÀO.
- Bố/mẹ phải chuẩn bị sẵn tinh thần để đồng hành. Nếu xác định học tiếng Tây Ban Nha nghiêm túc và muốn đạt được kết quả rõ ràng ra tấm ra miếng thì phải bỏ công sức tương ứng. Dù Kevin rất thích học ngoại ngữ nhưng để con không bỏ cuộc khi gặp những bài khó nhằn mà không biết tìm câu trả lời ở đâu (nhà không ai biết tiếng Tây Ban Nha cả, bài kiểm tra cũng không có “teacher book” để soi đáp án), thì cả mẹ và con phải cực kì kiên trì và nỗ lực.
Để con đi qua từng tuần học, hoàn thành các bài kiểm tra, bài viết… nghe thì đơn giản chứ làm cũng không dễ lắm đâu. Chị Trang phải treo phần thưởng mỗi khi con hoàn thành 1 level, quy định deadline cho các bài tập, bài kiểm tra… Nói chung phải ngồi học cùng con mỗi ngày 1 tiếng trong suốt 4 tháng qua. Có những lúc buồn ngủ mắt díp cả lại mà vẫn phải giả vờ tỉnh táo ngồi cạnh để làm gương cho con.
“Mình nhớ có những bài kiểm tra phần ngữ pháp cho viết lại câu và chia động từ rất khó, có bài con mình làm đến 5 ngày mới qua được, tức phát khóc. Cũng may Coursera cho phép làm đi làm lại bài kiếm tra đến khi nào đạt yêu cầu (80%) mới thôi. Chứ không nhà mình chắc cũng bỏ cuộc lâu rồi”, chị Trang chia sẻ.
“Về việc thu xếp thời gian, nhà mình mỗi tối đi ngủ sớm 1 tiếng để sáng dậy sớm 1 tiếng học tiếng Tây Ban Nha. Con mình không đi học thêm (trừ Nhạc viện), không có bài tập về nhà (vì làm hết trên trường rồi). Bạn ấy ăn tối xong chỉ xem phim hoạt hình giải trí 1h và đi ngủ lúc 20:30. Đến giờ, con đã có thể tự xoay sở với các bài giảng trên Coursera và còn chủ động tự tìm các khoá học theo sở thích, như Writing professional emails in English hoặc khoá Excel do Microsoft dạy. Mẹ cũng chuẩn bị được nghỉ hưu rồi”.
- Có mục tiêu rõ ràng
Hiện giờ Kevin đã xong 3 khoá tiếng Tây Ban Nha trên Coursera và đang chuẩn bị học khoá thứ 4. Tới đây, chị Trang yêu cầu con bắt đầu đọc truyện bằng tiếng Tây Ban Nha, bắt buộc mỗi tuần 1-2 mẩu truyện nhỏ. Hết khoá thứ 5 miễn phí trên Coursera thì chị sẽ cho con làm một số quyển đề luyện thi A2. Dự kiến sẽ đạt A2 tầm hè này. Mục tiêu xa hơn là sẽ đạt B1 tiếng Tây Ban Nha vào đầu năm sau.
“Con mình học ở trường từ 9-17h, không homeschool. Bạn ấy mới lớp 5 thôi, chưa vào cấp 2. Việc thu xếp thời gian như thế nào để học thêm cái này cái kia thì cũng phụ thuộc vào mục tiêu cụ thể của từng gia đình nữa! Mỗi đứa trẻ có khả năng khác nhau, có đứa học nhanh có đứa học chậm, có bạn thích hợp tự học, có bạn cần có cô giáo.
Học ngoại ngữ muốn hiệu quả lại còn ít tốn kém thì đương nhiên gia đình cần phải bỏ công sức, rất nhiều là đằng khác. Con mình thích học nhưng mà không phải lúc nào nó cũng thích, nó kêu chán đầy lần, nên để đi theo được đến ngày hôm nay thì mình mất rất nhiều thời gian và nỗ lực, cũng hi sinh nhiều thứ và quan trọng nhất là mẹ không bỏ cuộc (chứ chưa nói đến con)”, chị Trang chia sẻ thêm.
Chặng đường học tiếng Tây Ban Nha theo chị Trang vẫn còn dài. Bên cạnh đó, tiếng Tây Ban Nha quả thật không tìm được nhiều tài liệu như tiếng Anh nên chị vẫn đang mò mẫm thêm.
Nhà nghèo, nữ sinh quyết tự học ngoại ngữ để đổi đời: Giành luôn học bổng du học toàn phần, tiết lộ bí kíp ai cũng có thể áp dụng
Việc học ngoại ngữ chưa bao giờ dễ dàng, nhất là khi bạn tự học chứ không phải qua các lớp đào tạo bài bản.
Đầu tháng 7 năm nay, nữ sinh trường nghề Vũ Thị Sen (21 tuổi, Hải Dương) đã nhận được học bổng ngành Giáo dục Hán ngữ, Đại học Ngoại ngữ Bắc Kinh. Do tình hình dịch Covid-19, cô gái 10X chưa thể sang Trung Quốc mà tạm thời học online.
Được biết, hoàn cảnh của Sen vốn không khá giả. Cô bạn có năng lực học tập tốt nhưng không thi cấp 3 vì mẹ bị bệnh nặng. Khi học ở trường Cao đẳng nghề Giao thông Vận tải đường thủy 1, Hải Dương, Sen phải đi làm thêm để trang trải phí sinh hoạt. Có ngày, Sen phải làm thêm đến tận 12h đêm.
Vũ Thị Sen tự học tiếng Trung và giành học bổng du học Trung Quốc.
Giữa năm 2019, Sen quyết định học thêm Tiếng Trung để có thêm cơ hội việc làm và giành học bổng du học. Không theo học trường lớp đào tạo bài bản nào nhưng cô gái trẻ đã chinh phục thành công ngoại ngữ khó nhằn này nhờ xây dựng phương pháp học tập hiệu quả.
Tiếng Trung khó nên phải thật kiên trì và quyết tâm
Hiện tại trình độ tiếng Trung của Sen là HSK5 274/300 điểm. Để đạt được kết quả trên, 10X đã không ngừng học hỏi. Bận rộn đi làm nhưng mỗi ngày, Sen đều tranh thủ thời gian tự học tiếng Trung, tự nhắc nhở bản thân phải thật kiên trì thì mới đạt được thành quả.
"Khi đã xác định tự học một ngoại ngữ nào đó, chúng ta phải lương trường quá trình không hề dễ dàng. Cần phải có sự cố gắng, tinh thần tự giác cao. Cá nhân mình cảm thấy tiếng Trung dễ hơn tiếng Anh ở phần nghe và phát âm. Điểm khó của tiếng Trung nằm ở cách viết, còn về phát âm thì chăm chỉ có thể tự học được", Sen cho biết.
Ngoài việc tự học trong các Giáo trình Hán ngữ, Boya, Giáo trình chuẩn HSK, cô bạn còn thường "cày tiếng" trên các app như: Hello Chinese , Super Chinese. Sen nhận thấy app Hello Chinese học rất dễ vào, nhưng đáng tiếc là chỉ học được đến HSK4 là hết bài. 10X cũng bật mí thêm một loạt "thầy giáo công nghệ" khác của mình như:
- Ximalaya: App dùng để luyện nghe tiếng Trung.
- Hanzi Dict - Ứng dụng kết hợp nhiều tính năng như từ điển, dịch văn bản, tra cách viết chữ Hán, tra ngữ pháp, thi HSK,...
- HSK Online: Học từ mới các cấp độ HSK, test trình độ tiếng Trung, làm thử đề HSK,...
- HSK5: App làm đề HSK, có khoảng 10 đề mẫu. Tương tự bạn nào muốn làm đề HSK1, HSK2, HSK... thì tìm tên app tương tự.
- Tandem và Hello Talk: App giúp cộng đồng học ngoại ngữ trao đổi, kết bạn với nhau.
- Hinative: Giống như 1 diễn đàn cho các bạn nào đang học ngoại ngữ. Các bạn có thắc mắc gì, không hiểu về từ hay ngữ pháp có thể lên trao đổi.
Ngoài các app, Sen còn tích cực tham gia các hội nhóm trên Facebook để xin kinh nghiệm học tập của các anh chị đi trước, hỏi về tài liệu học,... Khi luyện nói, Sen sẽ sử dụng app để trao đổi với người bản ngữ. Ban đầu, cô bạn chủ yếu nhắn tin vì sợ nói sai sẽ bị chê cười. Mất đến 7, 8 tháng để Sen cải thiện dần khẩu ngữ và phản xạ.
Đến khi vượt qua được nỗi sợ, cô bạn chủ động giao tiếp bằng Tiếng Trung với người bản địa và được họ sửa cho lỗi sai. Từ câu chuyện của mình, 10X đưa ra ra lời khuyên, các bạn trẻ cần mạnh dạn nói, không nên giấu diếm, sợ sai. Vì như vậy khả năng nói khó mà cải thiện.
Chinh phục học bổng du học Trung Quốc sao cho hiệu quả?
Năm ngoái Sen từng thất bại "bầm dập" trong lần đầu chinh phục học bổng du học Trung Quốc. Vì thiếu kinh nghiệm, Sen chỉ nhận được học bổng 50% của Đại học Sư phạm Bắc Kinh. Nữ sinh đành từ chối và dành thời gian trau chuốt hồ sơ của mình. Sau đó, cô bạn đã đạt được thành công.
Giấy xác nhận học bổng của Đại học Ngoại ngữ Bắc Kinh. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Thông thường, yêu cầu tiếng Trung hệ Đại học của các trường ở Trung Quốc là có chứng chỉ HSK4, còn một số trường top đầu (trường thuộc dự án 985, 211) và ở thành phố lớn thì yêu cầu HSK5. Để tăng khả năng trúng tuyển thì tốt nhất bạn nên có HSK5>250 điểm.
GPA thì tuỳ theo bạn apply trường gì, học bổng nào, chỉ tiêu của trường ra sao, trường đó tỉ lệ cạnh tranh có cao không? Nếu apply trường thuộc dự án 985, 211 học bổng toàn phần thì các bạn nên có GPA trên 8 (nếu còn đang học thì cố trên 9 càng tốt). Nếu apply trường top thấp, học bổng bán phần thì GPA nên trên 7. Một số trường yêu cầu HSK4 là được, có trường thì ghi rõ trên 250 điểm.
Còn về học lực, GPA thì có trường ghi rõ điểm GPA phải trên 8.5, có trường thì ghi rõ học lực xuất sắc (3 năm đều học sinh giỏi trở lên). Chẳng hạn như trường ĐH Ngoại ngữ Bắc Kinh, ĐH Tài chính và Kinh tế Thượng Hải đều ghi rõ 成绩Ê48;秀 (thành tích xuất sắc).
Một trong những yếu tố quan trọng khi xin học bổng du học Trung Quốc là bản kế hoạch học tập. Với giấy tờ này, Sen viết dựa trên 4 yếu tố: THỰC TẾ, CỤ THỂ, TOÀN DIỆN, HỢP LÝ
"Kế hoạch học tập mình viết bao gồm các phần sau: Giới thiệu bản thân, hoàn cảnh gia đình, quá trình học tập, công việc (nếu đã đi làm), tại sao chọn Trung Quốc, tại sao chọn trường, kế hoạch trong 4 năm (hoặc 5 năm nếu học hệ 5 năm) học tại trường như thế nào, dự định tương lai ra sao, tốt nghiệp xong sẽ có kế hoạch gì hoặc dự định làm công việc gì.
Quan trọng nhất, các bạn cần viết làm sao để ban tuyển sinh thấy được: TẠI SAO TRƯỜNG PHẢI CHỌN BẠN?", Sen chia sẻ.
Nói thêm về kinh nghiệm chinh phục học bổng Trung Quốc, Sen cho biết: Nếu như bạn nào đã tốt nghiệp rồi mà GPA không cao, điểm HSK cũng không tốt thì phần phỏng vấn có thể là "lá bài cuối cùng" giúp bạn ghi điểm.
"Các bạn cần chuẩn bị tốt các câu hỏi như trong phần kế hoạch học tập và thêm một số câu như: Sở thích của bạn là gì, ưu nhược điểm,... Chuẩn bị tốt phần này là được 70% rồi, các câu hỏi còn lại thì phải chờ thôi vì thầy cô hay hỏi bất ngờ lắm.
Ngoài ra, trong hồ sơ, các bạn cần chọn các hoạt động ngoại khóa đáp ứng yêu cầu "đủ" và "chất". Tuy không bắt buộc nhưng nó sẽ là điểm cộng cho hồ sơ. Ứng viên nên chọn 5, 6 hoạt động ngoại khóa, đặc biệt là liên quan đến chuyên ngành mình dự định apply thì càng tốt.
Ví dụ như các hoạt động trại hè, trại đông được các trường đại học Trung Quốc tổ chức dưới hình thức online, học bổng Khổng Tử online hệ ngắn hạn,... tham gia khoá học Coursera. Sau khi tham gia các hoạt động kể trên, các bạn sẽ được trường cấp cho giấy chứng nhận, khi thêm vào hồ sơ sẽ giúp ích hơn nhiều".
Giao tiếp lưu loát tiếng Trung có cần đi học chuyên ngành ngôn ngữ Trung? Theo các nhà giáo dục, giỏi ngoại ngữ không chỉ là giao tiếp tốt mà còn phải biết những kiến thức văn hóa - xã hội, đất nước con người và vốn từ chuyên ngành phục vụ công việc. Việc làm đa dạng Chỉ cần vào google gõ từ khóa "Tuyển dụng nhân sự tiếng Trung", chúng ta có thể nhận được khoảng...