Kinh hoàng đỉa trâu sống ngoe nguẩy trong cổ họng bệnh nhân nhiều ngày
Khi các bác sĩ tiến hành nội soi gắp trong cổ họng bệnh nhân, con đỉa vẫn ngoe nguẩy. Con đỉa được gắp ra dài tới 10cm, to gần bằng ngón tay là thủ phạm khiến cả tháng nay bệnh nhân ho nhiều, khó thở, ho ra máu.
BSCKI. Lê Thanh Huyền, Đơn vị Khám bệnh – Trung tâm khám chữa bệnh chất lượng cao (Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ) cho biết, Phòng Khám Tai – Mũi – Họng phối hợp với Phòng Nội soi vừa gắp con đỉa dài gần 10cm, to bằng ngón tay trong khí quản bệnh nhân Hà Văn H.(Yên Lập, Phú Thọ).
Người nhà bệnh nhân cho biết, khoảng 1 tháng nay, anh H bị ho nhiều về đêm, khó thở, có lúc ho khạc ra máu.
Dù bệnh nhân đã đi khám nhiều nơi, được chẩn đoán viêm phế quản, uống thuốc nhưng bệnh đâu vẫn đó.
Khi đến BV Đa khoa tỉnh Phú Thọ khám, các bác sĩ phát hiện dị vật “ngoe nguẩy” trong thanh quản anh. Dị vật sống di chuyển trong đường thở (dưới thanh môn) của bệnh nhân. Khi dùng ánh sáng soi, dị vật bám chặt lấy vùng dưới thanh môn và chui sâu xuống khí quản.
Video đang HOT
Các bác sĩ đã gây tê, cố gắp dị vật nhưng chỉ cần chạm dụng cụ vào, con vật này lại co người lại, rơi sâu xuống khiến bệnh nhân sặc sụa, khó thở.
Các bác sĩ đã “mai phục” nhiều giờ bằng phương pháp nội soi hi vọng gắp được dị vật. Cuối cùng các bác sĩ đã quyết định gắp dị vật sống ra bằng phương pháp nội soi gây mê và đã gắp con đỉa trâu ra ngoài.
Con đỉa dài gần 10cm, to bằng ngón tay được gắp ra khỏi khí quản bệnh nhân, vẫn bò sau khi được gắp ra.
Bệnh nhân H. cho biết, nhiều khả năng con đỉa xâm nhập trong một tháng trước, khi anh đi làm gần vách đá, phải ở lán trại, nguồn nước sinh hoạt chủ yếu là nước suối, anh thường xuyên uống nước suối và rửa mặt ở đó.
Các Bác sĩ đưa ra lời khuyến cáo người dân miền núi không nên sử dụng nguồn nước không đảm bảo ở các khe suối để uống, sinh hoạt để tránh hiện tượng đỉa, vắt chui vào người.
Hồng Hải
Theo Dân trí
Dây thanh quản nhân tạo giúp người câm nói được
Được nuôi cấy từ tế bào thanh quản, âm thanh mà dây thanh quản nhân tạo phát ra được đánh giá giống tự nhiên.
Theo Independent, các nhà khoa học tại đại học Wisconsin-Madison, Mỹ, đã thực hiện quá trình nuôi cấy các mô dây thanh quản từ tế bào thanh quản của con người. Các tế bào được xử lý tiệt trùng và lắp vào một bộ khung làm từ vật liệu 3D. Sau hai tuần, chúng dần dần tạo thành dây thanh quản với độ nhớt và độ đàn hồi tương tự như bộ phận gốc của người.
Để kiểm tra khả năng rung và phát ra âm thanh của bộ phận, các nhà khoa học đã lắp thử bằng cách nối liền với khí quản của một con chó đã chết. Một luồng khí mô phỏng giống âm thanh khi con chó vẫn còn sống được thổi qua. Kết quả, mô thanh quản này rung lên và phát ra âm thanh một cách tự nhiên.
Tiếp đó, họ cấy ghép lên một con chuột thí nghiệm đã được điều chỉnh ADN sao cho có hệ miễn dịch tương tự như con người để kiểm tra khả năng tương thích với cơ thể sống. Sau ba tháng, con chuột không có biểu hiện khác lạ về các chỉ số sinh học, cơ thể của nó cũng đã chấp nhận bộ phận nhân tạo này.
Ảnh minh họa: NI
Chuyên gia nghiên cứu về bệnh lý học âm thanh Nathan Welham, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết dây thanh quản được tạo thành từ những mô đặc biệt đủ linh hoạt để rung, đủ mạnh để va chạm với nhau hàng trăm lần mỗi giây. Đó là một hệ thống tinh tế và khó khăn để tái tạo.
Trong một nghiên cứu được công bố trên Science Translational Medicine, các nhà nghiên cứu báo cáo rằng âm thanh được tạo ra bởi dây thanh quản nhân tạo rất giống tự nhiên, mặc dù không có điều chỉnh bổ sung từ cổ họng, miệng và lưỡi.
"Chúng tôi có thể tùy chỉnh kích thước và làm mô thanh quản này phù hợp với khiếm khuyết, kích thước đặc trưng của giọng nói nam, nữ hay trẻ em", ông Welham nói.
Các dây thanh quản nhân tạo chỉ mất vài tháng có thể hoạt động như bộ phận thật. Trong khi đó, dây thanh quản của con người phải mất 13 năm mới phát triển hoàn chỉnh. Nguồn cung cấp mô tế bào dây thanh quản thật cũng khá hạn chế vì phải phụ thuộc nhiều vào việc hiến tặng từ những người đã qua đời. Các nhà nghiên cứu cho rằng nếu có thể phát triển thành công dây thành quản nhân tạo từ tế bào gốc mới thực sự là một bước tiến đáng kể.
"Việc thay thế dây thanh quản đã bị tổn thương của con người trên lý thuyết là hoàn toàn có thể thực hiện được. Tuy nhiên, chúng tôi cần phải nghiên cứu thêm trước khi tiến hành thử nghiệm trên cơ thể người", tiến sỹ Nathan Welham nhận định.
Cẩm Anh
Theo VNE
Robot siêu nhỏ lấy dị vật lỡ nuốt vào bụng Robot bọc trong lớp vỏ bằng thịt lợn mang theo nam châm tiến vào cơ thể hút dị vật đưa ra đường tiêu hóa, rồi dùng thuốc chữa vết thương. Theo MIT News, cậu bé Emmett Rauch một tuổi nôn ra máu vì lỡ nuốt một viên pin tròn của đồng hồ. Bác sĩ phải phẫu thuật khẩn cấp để lấy viên pin...