Kinh hoàng cảnh đào tạo nhân viên kiểu đa cấp: Bắt nuốt lửa để tăng sự tự tin
Một công ty ở Trung Quốc bị ch.ỉ tríc.h dữ dội vì yêu cầu nhân viên nuốt lửa trong hoạt động team building để huấn luyện họ vượt qua nỗi sợ hãi, xây dựng sự tự tin.
Rongrong, một người dùng mạng xã hội ở Trung Quốc đã nói công ty mình trên một nền tảng mạng xã hội lớn, kéo theo nhiều ý kiến phẫn nộ. Theo đó, trong hoạt động team building, công ty yêu cầu cô phải nhét que tăm bông khổng lồ cháy vào miệng.
Hành động nguy hiểm này thường được thấy trong các màn biểu diễn xiếc và ảo thuật chuyên nghiệp. Các diễn viên bảo đảm an toàn cho mình dựa trên nguyên lý cắt đứt nguồn ôxy nhanh chóng để dập tắt ngọn lửa.
“Người biểu diễn phải kiểm soát hơi thở, giữ ẩm miệng và thời gian ngậm miệng chính xác. Chỉ những người chuyên nghiệp được đào tạo mới có thể thực hiện điều này một cách an toàn”, một cư dân mạng phân tích.
Công ty bắt nhân viên nuốt lửa, để đối mặt với nỗi sợ hãi, tăng cường sự tự tin.
Theo Xiaoxiang Morning News , công ty nói trên thuộc về một tổ chức giáo dục có trụ sở tại tỉnh Liêu Ninh,Trung Quốc. Rongrong đã làm việc ở đây gần một năm. Cô tiết lộ rằng mình không muốn tham gia hoạt động nuốt lửa nhưng cảm thấy bị ép buộc phải tuân thủ để không mất việc.
Video đang HOT
Sự kiện team building kéo dài 2 ngày, có sự tham gia của 60 người, chia thành 6 nhóm. “Mục đích là để cho ban lãnh đạo công ty thấy được quyết tâm của chúng tôi, để thấy rằng chúng tôi muốn chiến thắng và chúng tôi muốn kiếm thêm tiền”, Rongrong nói.
Nhiều công ty Trung Quốc khác từng sử dụng trò chơi nuốt lửa trong chương trình team building, cho rằng nó giúp tăng cường sự tự tin, vượt qua nỗi sợ hãi và phát huy tiềm năng. Tuy nhiên, Rongrong chỉ cảm thấy sợ hãi và bất bình.
“Tôi thấy điều đó thật hạ thấp phẩm giá”, cô nói, khẳng định rằng hành động này đã vi phạm luật lao động và cô đang có kế hoạch nộp đơn khiếu nại công ty lên chính quyền. Công ty vẫn chưa phản hồi cáo buộc này.
Nhân viên công ty được yêu cầu que lửa đang cháy vào miệng.
Renzhong, một công ty xây dựng ở miền đông Trung Quốc từng áp dụng kiểu huấn luyện nhân viên này, tuyên bố trên trang web của mình rằng các giảng viên sẽ đào tạo nhân viên kỹ thuật dập lửa và cung cấp thiết bị an toàn phòng cháy chữa cháy tại chỗ.
Theo luật pháp Trung Quốc, những công ty áp dụng các biện pháp phi lý xâm phạm quyền của nhân viên có thể bị cảnh cáo và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Chen Pingfan, luật sư của Công ty luật Hunan Furong, kêu gọi nhân viên sử dụng hành động pháp lý và đưa tin trên phương tiện truyền thông để lên án những hành vi thiếu tôn trọng tại nơi làm việc.
Sự việc mà Rongrong chia sẻ nhanh chóng trở thành tiêu đề trên các trang truyền thông xã hội Trung Quốc; các bài đăng liên quan đến vụ việc đạt tới 7,2 triệu lượt xem.
Một người quan sát trực tuyến gọi hoạt động này là “bài kiểm tra sự vâng lời trá hình” và thúc giục Rongrong bỏ việc. Nhiều người khác gọi đây là hành vi lạm dụng quyền lực: “Vẫn còn nhiều việc phải làm trong việc bảo vệ người lao động theo luật lao động”.
Một người chia sẻ kinh nghiệm của chính mình: “Về công việc trước đây của tôi, chúng tôi phải đứng cao hơn 2 mét, nhắm mắt lại và ngã ngửa ra sau, phải tin tưởng rằng đồng nghiệp sẽ đỡ mình. Một số cô gái không đỡ được và ngã xuống đất. Tôi sợ đến phát khóc”.
Nhân viên bị đối xử khắc nghiệt trong các hoạt động team building không phải là điều hiếm gặp ở Trung Quốc.
Nhiều trường hợp nhân viên bị đối xử khắc nghiệt trong các hoạt động team building xảy ra ở Trung Quốc. Mới đây, một công ty ở Tây Nam nước này bắt những công nhân thua cuộc trong buổi team building phải lê lết trên đường phố vào đêm khuya. Vào năm 2016, một công ty ở miền đông yêu cầu nhân viên hôn thùng rác và ôm người lạ ở nơi công cộng như một cách để tăng lòng dũng cảm.
Chuyện gì cũng có thể xảy ra: Nữ nhân viên bị sa thải vì nghỉ làm vào ngày cưới của chính mình
Công ty cho biết những bức ảnh đám cưới cô cung cấp không đủ điều kiện để chứng minh cô kết hôn thực sự.
Cộng đồng mạng Trung Quốc đang dậy sóng trước câu chuyện một nữ nhân viên họ Dương bị công ty sa thải không thương tiếc chỉ vì dám nghỉ phép để tổ chức hôn lễ. Được biết, cô Dương đã làm việc tại một công ty ở Bắc Kinh (Trung Quốc) được 1 năm. Từ 2 tháng trước ngày cưới, cô đã nộp đơn xin nghỉ phép 4 ngày cho sự kiện trọng đại của đời mình.
Tuy nhiên, đến tận ngày trước hôn lễ, cô Dương vẫn chưa nhận được bất kỳ phản hồi nào từ phía công ty. 1 ngày trước đám cưới, người quản lý bất ngờ từ chối đơn xin nghỉ phép của cô. Vì đây là ngày quan trọng nhất trong cuộc đời nên cô Dương vẫn nghỉ việc để tổ chức hôn lễ.
Khi trở lại công ty sau kỳ nghỉ, nữ nhân viên bàng hoàng phát hiện mình bị tính 4 ngày nghỉ không phép và bị sa thải. Không chấp nhận cách đối xử bất công này, cô đã quyết định khởi kiện công ty ra tòa. Công ty biện minh rằng cô Dương không tuân thủ quy trình xin nghỉ phép và không nộp bản sao giấy chứng nhận kết hôn. Họ cho rằng những bức ảnh hiện trường đám cưới mà cô Dương cung cấp không đủ điều kiện để chứng minh việc kết hôn.
Nữ nhân viên vô cùng sốc trước quyết định sa thải này.
Câu chuyện nhanh chóng lan truyền trên mạng xã hội, thu hút sự chú ý và phẫn nộ từ cộng đồng mạng. Nhiều người lên án hành động của công ty, cho rằng đây là cách đối xử bất công và vô lý với nhân viên. Một số bình luận bày tỏ sự phẫn nộ: "Thật là một công ty tồi tệ! Sao lại có thể sa thải nhân viên chỉ vì họ kết hôn? Đây chẳng khác nào ép nhân viên nghỉ việc." Nhiều người khác cũng kêu gọi công khai tên công ty để những người tìm việc có thể tránh xa.
Phía tòa án sau khi xem xét vụ việc đã đưa ra phán quyết có lợi cho cô Dương. Tòa án cho rằng cô Dương đã nhiều lần liên hệ với quản lý để xin nghỉ phép từ trước đó, việc công ty đột ngột từ chối vào ngày trước hôn lễ là không hợp lý. Việc sa thải cô Dương sau đó được xem là hành vi vi phạm pháp luật. Công ty bị buộc phải bồi thường cho cô Dương số tiề.n 36.750 Nhân dân tệ (tương đương 125 triệu đồng). Bản án này được giữ nguyên sau khi công ty kháng cáo lên tòa án cấp cao hơn.
Bị khiếu nại, nhà hàng Nhật Bản ngừng dịch vụ 'tát cho tỉnh rượu' Chuỗi nhà hàng Nhật Bản nổi tiếng với dịch vụ "tát cho tỉnh rượu" dừng phục vụ loại hình này sau khi thực khách khiếu nại bị thương. Chuỗi nhà hàng Yotteba có mặt tại hơn chục địa điểm trên khắp Nhật Bản, nổi tiếng với dịch vụ "tát cho tỉnh rượu", được gọi là "binta". "Món" tát do nữ nhân viên nhà...