Kim cương từng bị “ghẻ lạnh” bỗng tăng giá vùn vụt, giới nhà giàu khao khát
Kim cương sô cô la là những viên kim cương mang màu nâu không quá đậm và không quá nhạt. Kim cương nâu bắt đầu phổ biến trong đồ trang sức từ những năm 2000.
Nữ ca sĩ Rihanna đeo chiếc vòng cổ kim cương sô cô la trị giá 130.000 USD (hơn 3 tỷ VND) trong lễ trao giải Grammy 2018. Và đôi bông tai kim cương sô cô la mà nữ ca sĩ J-Lo đeo có kích thước rất nhỏ cũng có giá tới 16.000 USD (gần 400 triệu VND). Trước đây, loại kim cương này không hề có giá đắt đỏ như hiện nay. Lý do gì khiến giá của nó tăng chóng mặt đến như vậy?
Nữ ca sĩ Rihanna đeo chiếc vòng cổ kim cương sô cô la trị giá 130.000 USD (hơn 3 tỷ VND)
Màu sắc của kim cương được quyết định qua quá trình mà chúng hình thành, chẳng hạn như yếu tố tác động đến cấu trúc carbon của kim cương. Ví dụ, nguyên tố boron tạo cho kim cương một màu xanh lam tuyệt đẹp, hoặc nếu hình thành gần với nguồn phóng xạ tự nhiên, kim cương sẽ có màu xanh lục.
Video đang HOT
Kim cương màu luôn là những loại kim cương đắt đỏ, tuy nhiên kim cương nâu từng có giá rất rẻ trong rất nhiều thế kỷ. Chúng thường được cho là loại đá có chất lượng thấp và có nhiều điểm không hoàn hảo. Vì vậy, các thợ kim hoàn không muốn mài giũa chúng, đặc biệt là khi họ có thể sử dụng kim cương màu hồng, xanh hoặc vàng.
Thay vào đó, kim cương nâu được sử dụng làm công cụ để khoan xuyên qua đá và cắt kính. Nhưng vào năm 1986, việc tìm ra mỏ kim cương Argyle đã thay đổi tất cả. Ngày nay, mỏ này tạo ra nhiều kim cương hơn bất kỳ mỏ nào khác trên thế giới, hầu hết là kim cương nâu.
Kim cương nâu từng có giá rất rẻ (Nguồn: BI)
Trong những năm 80 và 90, kim cương nâu trị giá khoảng 1.500 USD (hơn 34 triệu VND) mỗi carat, nhưng hiện nay chúng có giá lên tới 10.000 USD (hơn 230 triệu VND) mỗi carat. Giá của những viên đá lớn có thể cao hơn gấp 25 lần nhưng vẫn không thể ngăn cản nhu cầu săn tìm của giới siêu giàu trên toàn thế giới.
Nhiều nguồn thông tin cho biết nguồn cung kim cương sô cô la sẽ ngày càng khan hiếm trong tương lai gần do mỏ khai thác Argyle Mine sắp hết kim cương. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia và những tỷ phú đam mê kim cương nâu vẫn khẳng định dù trong bối cảnh nào cũng không thể cản trở sự nổi tiếng ngày càng tăng của nó.
Theo dân việt
Loại dung dịch chết người không ngờ đắt ngang kim cương, có tiền khó mua được
Nọc độc của bọ cạp là thứ chất độc chết người, nhưng cũng là thứ có thể giúp bạn kiếm được rất nhiều tiền.
Deathstalker (thần chết sa mạc) là một trong những loài bọ cạp nguy hiểm nhất hành tinh và thứ khiến nó trở nên nguy hiểm cũng là chất lỏng đắt nhất thế giới. Loại chất độc này có giá tới 39 triệu USD(hơn 900 tỷ đồng)/gallon (khoảng 3,5 lít). Thực tế, ngay cả khi sở hữu một núi tiền để mua loại chất độc này, bạn cũng khó có thể mua được 100ml, chứ chưa nói đến 3,5 lít. Nếu bỏ ra 130 USD (hơn 3 triệu đồng), bạn có thể mua được một giọt nhỏ hơn 10 lần hạt đường thông thường.
Lý do khá đơn giản: loại chất độc này rất khó thu hoạch. Độc bọ cạp hầu như chỉ có thể thu hoạch bằng tay, từng con một. Và mỗi con bọ cạp chỉ có thể sản xuất nhiều nhất 2 miligram độc mỗi lần. Như vậy, nếu bạn sở hữu một con bọ cạp, bạn sẽ phải vắt sữa 2,64 triệu lần để đổi đầy một gallon.
Chất độc từ bọ cạp siêu độc nhưng cũng có giá siêu đắt đỏ.
Tuy nhiên, đằng sau thứ nọc độc chết người đó thực sự có hàng tấn các thành phần hữu ích đang giúp các loại thuốc đột phá trên toàn thế giới. Chẳng hạn, chất chlorotoxin có trong chất độc của bọ cạp sở hữu kích thước hoàn hảo để liên kết với một số tế bào ung thư trong não và cột sống, rất hữu ích để xác định kích thước và vị trí cụ thể của khối u. Và các nhà nghiên cứu đã sử dụng bọ cạp để loại trừ bệnh sốt rét. Chất Kaliotoxin được sử dụng để điều trị các bệnh liên quan đến xương khớp trên loài chuột. Các nhà khoa học hy vọng nó cũng có thể hoạt động ở người.
Đây chỉ là một vài lợi ích y tế mà các nhà nghiên cứu đã tìm thấy trong nọc độc của bọ cạp. Và họ càng nghiên cứu nó, họ càng tìm thấy nhiều công dụng hơn. Điều này có nghĩa là nhu cầu cho nọc độc kỳ diệu này vẫn tiếp tục phát triển trong tương lai. Vì vậy, các nhà khoa học hiện đang cố gắng tìm ra cách để thu được dung dịch chất độc bọ cạp nhiều nhất có thể.
Điển hình như một nhóm ở Ma Rốc, những người đã phát minh ra máy điều khiển từ xa đầu tiên có công dụng thu dung dịch chất độc từ bọ cạp. Cỗ máy này có thể thu đươc chất độc từ 4 con bọ cạp một lúc. Nghe có vẻ không nhiều, nhưng nó nhanh hơn bốn lần so với con người. Các nhà khoa học hy vọng những chiếc máy như vậy sẽ có mặt trên thị trường trong vòng một vài năm, làm cho toàn bộ quá trình nhanh và an toàn hơn.
Theo 24H
Loại thịt lợn đắt hơn kim cương, giới nhà giàu tranh trả giá để mua Trong một hội chợ thịt xông khói, một chiếc đùi lợn năng 8 kg được bán với giá 1 triệu USD (23 tỷ VND). Hội chợ thịt xông khói Kentucky (Hoa Kỳ) đã thu hút hơn 1.500 người nông dân và các doanh nghiệp chế biến thịt xông khói trên khắp thế giới, bao gồm cả các chính trị gia và các nhà...