Kiến trúc trụ sở Tòa Tối cao Mỹ
Trong 146 năm đầu, tòa tối cao Mỹ không có nơi làm việc cố định mà thường xuyên phải “ngồi nhờ”.
Tòa thành lập năm 1789, các thẩm phán thường phải di chuyển chỗ làm việc, đôi khi phải họp mặt tại nhà riêng hoặc quán rượu. Từ năm 1860, tòa tối cao được sắp xếp tại Phòng Thượng viện Cũ, thuộc Tòa nhà Quốc hội Mỹ ở thủ đô Washington D.C.
Không gian trong Phòng Thượng viện Cũ chật chội và nóng bức nên các thẩm phán hạn chế tới thủ đô và thường làm việc tại nhà. Khi thẩm phán William Taft lên giữ chức chánh án tòa tối cao, ông thấy điều kiện làm việc còn kém, đồng thời muốn khẳng định vị thế độc lập của nhánh tòa án với các nhánh chính quyền khác nên tích cực vận động. Cuối cùng, Quốc hội phê duyệt ngân sách để xây dựng trụ sở cố định cho tòa tối cao.
Trụ sở tòa tối cao được đổ móng vào năm 1932, hoàn thành vào năm 1935 với kinh phí hơn 9,7 triệu USD (tương đương 144 triệu USD ngày nay). Tòa nhà được thiết kế để “tương xứng với sự trang nghiêm và tầm quan trọng của tòa tối cao – một nhánh độc lập, bình đẳng của chính phủ Mỹ.
Kiến trúc sư chọn phong cách tân cổ điển để đảm bảo sự hòa hợp với các tòa nhà xung quanh và có dáng dấp như ngôi đền cổ, kiểu dáng gắn liền với yếu tố truyền thống, sức mạnh, thành tựu văn hóa, và nền cộng hòa La Mã. Tòa nhà cao năm tầng. Vật liệu xây dựng chủ yếu là đá hoa cương khai thác từ cả trong nước và nước ngoài.
Lối vào chính nằm ở mặt phía tây, đối diện Tòa nhà Quốc hội. Ở bên trái của cầu thang bước vào tòa nhà là tượng Suy tưởng về Công lý với hình ảnh người phụ nữ đang ngồi suy nghĩ về Nữ thần Công lý trong tay phải. Tượng Nữ thần Công lý đeo băng bịt mắt để thể hiện sự công tâm, tay ôm cán cân đại diện cho sự công bằng và bình đẳng của pháp luật. Bên phải cầu thang là tượng Quyền uy Pháp luật với hình tượng người đàn ông cầm bản khắc pháp luật cùng thanh kiếm trong bao, biểu tượng cho việc chấp pháp.
Ở cửa chính của trụ sở là hai cánh cửa lớn làm bằng đồng, nặng 13 tấn, cao hơn 5 m. Cửa đồng là đặc điểm có thể thấy ở một số địa điểm quan trọng nhất của La Mã Cổ đại như Nghị viện hoặc Đền Pantheon. Theo truyền thống, cửa vào của tòa tối cao muốn khẳng định quyền uy của tòa nhà và yêu cầu sự kính ngưỡng từ người bước vào. Trên cửa đồng là 8 bức phù điêu, mô tả thời khắc quan trọng trong lịch sử pháp luật như La Mã cổ đại chấp nhận “thông luật”, Đại Hiến chương được ký kết, và Marbury v. Madison, phán quyết cột mốc trao quyền bác bỏ điều luật trái hiến pháp cho tòa tối cao.
Video đang HOT
Sau cánh cửa chính là tầng một với khu vực căng-tin, cửa hàng đồ lưu niệm, hành lang triển lãm… Lên tầng hai, khách tới sẽ bắt gặp Đại Sảnh với hàng cột đá hoa cương kéo dài tới trần nhà. Sát hai bên tường của Đại Sảnh bày xen kẽ tượng bán thân của những cựu chánh án tối cao.
Cuối Đại Sảnh, hai cánh cửa gỗ sồi mở vào Phòng Xét xử, nơi các thẩm phán tối cao ngồi nghe án và ra phán quyết. Với trần cao hơn 13 m tạo không khí trang nghiêm, căn phòng tiếp tục phong cách tân cổ điển như ở bên ngoài với các kiến trúc sử dụng đá hoa cương để truyền đi thông điệp về sự ổn định, thống nhất, và bảo tồn truyền thống.
Trong Phòng Xét xử, đằng sau dãy ghế dành cho các thẩm phán là phần rèm đỏ để thu hút chú ý tới nơi các thẩm phán đang ngồi. Dãy ghế ban đầu được xếp theo đường thẳng nhưng vào năm 1972 đã được chuyển sang dạng hình “đôi cánh” để tăng lợi thế về thị lực và âm thanh.
9 đường dọc tạo ra khi rèm đỏ và cột đá đan xen nói lên sức mạnh và sự chính trực của những người có vị trí cao nhất trong tòa tối cao. Dãy ghế của các thẩm phán cao hơn hẳn các ghế khác trong phòng nhấn mạnh quyền uy của người ngồi. Tuy các thẩm phán ngồi ở độ cao bằng nhau để biểu thị sự bình đẳng, ghế ngồi ở giữa sẽ dành cho chánh án, các thẩm phán còn lại ngồi đan xen hai bên trái phải dựa trên thâm niên.
Trên bốn bức tường của Phòng Xét xử là bốn dải phù điêu từ hoa cương. Dải phù điêu phía bắc-nam khắc họa những “nhà lập pháp vĩ đại trong lịch sử” như Menes, Hammurabi, Napoleon,… thậm chí là Khổng Tử. Dải phù điêu phía đông-tây thể hiện những yếu tố đại diện cho pháp luật như Quyền uy của Chính phủ, Trí tuệ, Thuật trị nước, Sự thực, Cán cân Công lý,…
Tầng hai chủ yếu được dành cho Phòng Xét xử, văn phòng thư ký luật, phòng hội thảo, phòng thay đồ,… Tầng ba của tòa nhà tiếp tục được dành cho các văn phòng, bên cạnh đó còn có phòng đọc sách và phòng ăn. Thư viện chiếm chọn toàn bộ tầng bốn với hơn 500.000 đầu sách. Tầng 5 là phòng gym.
Khi mới được xây dựng, trụ sở tòa tối cao không phải đều được mọi người đón nhận. Chánh án Edward White, người tiền nhiệm của chánh án Taft, cho rằng tòa tối cao quan trọng vì được đặt trong Tòa nhà Quốc hội. Nhiều thẩm phán từ chối làm việc trong trụ sở mới vì đã quen thuộc với môi trường ở nhà và đồng thời cũng được Quốc hội đảm bảo kinh phí để làm tại nhà.
Trong lá thư gửi cho con trai vào năm 1935, thẩm phán Harlan Fiske Stone từng gọi phòng xét xử mới là “gần như quá đỗi khoa trương… hoàn toàn không phù hợp với nhóm người tĩnh lặng như thẩm phán tòa tối cao”. Có thẩm phán đùa rằng họ phải cưỡi voi tiến vào cho trịnh trọng hoặc ví tòa tối cao là “9 con bọ đen trong đền thiêng Karnak (Ai Cập)”. Tuy nhiên, chỉ 10 năm sau khi có trụ sở mới, cả 9 thẩm phán tối cao đều đặt văn phòng tại tòa án vì những thẩm phán cũ đều đã được thay thế.
Phố đi bộ mới của Bangkok
Klong Ong Ang là phố đi bộ mới nhất được mở tại Bangkok, khánh thành trong lễ hội đèn trời Loy Krathong.
Phố đi bộ mới Klong Ong Ang nằm dọc theo hai bên kênh Ong Ang, kéo dài từ cầu Damrong Sathit đến cầu Saphan Han. Nó được khai trương từ cuối tháng 10. Tuy nhiên, nó không đơn thuần là một con đường với hàng quán bán đồ lưu niệm, ẩm thực hai bên. Đây còn là nơi biểu diễn nghệ thuật đường phố với nhiều phong cách khác nhau, thể hiện nét đặc trưng của khu vực. Một điểm nổi bật khác của khu phố cổ này là những người hát rong giúp du khách giải trí bằng nhạc sống và các màn trình diễn khác.
Klong Ong Ang là một phần của Klong Rop Krung, một con kênh được đào ngay sau khi Vua Rama I chọn Bangkok làm thủ đô mới của Thái Lan vào năm 1782. Ảnh: Bangkok Post
Tới gần đây, phần lớn khu vực quanh kênh vẫn được bao phủ bởi các chợ bán đồ cũ, đồ lưu niệm... và chỉ được giải tỏa vào năm 2015 trong một dự án quy hoạch đô thị. Sau đó, nơi này thành điểm đến hút khách trong nước và quốc tế. Phố đi bộ mới là một dấu ấn khiến cho khu vực này càng trở nên cuốn hút.
Phố đi bộ hoạt động vào các ngày cuối tuần, từ thứ sáu đến chủ nhật. Thời gian bắt đầu cấm xe là 16h-22h. Đầu phía bắc của phố, phía cầu Damrong Sathit cách ga tàu điện ngầm Sam Yot một đoạn ngắn, rất thuận tiện cho du khách ghé thăm.
"Lộ diện" kẻ giết người tình Cleopatra trên đồng xu 151 tỷ đồng Một đồng xu vàng hiếm được đúc để tưởng niệm vụ ám sát vị tướng La Mã Julius Caesar được tung ra có thể đạt mức giá 6,5 triệu USD trong buổi đấu giá. Với niên đại hơn 2.000 năm, đây là một trong ba đồng xu đúc bằng vàng có cùng thiết kế và được xem như báu vật với các nhà...