Kiên trì sẽ thành công
‘Lịch sử sẽ đưa người trẻ đi từ quá khứ tới tương lai. Mình sẽ không thể hội nhập, hợp tác tốt với bạn bè quốc tế khi chính văn hóa, nguồn cội của mình mà mình chưa am hiểu’
Ảnh: Thúy Hằng
Đó là những lời bộc bạch của Tống Thị Mỹ Tiên, nữ sinh lớp 12 Trường THPT Gia Định (Q.Bình Thạnh, TP.HCM).
“Đọc nhiều cuốn sách về Bác Hồ, có hai bài học từ Người mà em luôn nhủ rằng mình phải học mỗi ngày. Đó là sự giản dị và kiên trì. Giản dị trong lời nói, trang phục tới phong cách sống. Còn không có sự kiên trì, chắc chắn không thể thành công trong học tập, hay chinh phục mục tiêu mình đặt ra”, nữ sinh Tống Thị Mỹ Tiên ( ảnh), từng giành giải nhất môn lịch sử kỳ thi học sinh giỏi cấp thành phố năm lớp 9, chia sẻ.
Với Tiên, lịch sử không phải là môn học gạo, thuộc lòng máy móc; muốn học giỏi lịch sử, phải có phương pháp học tập khoa học, hệ thống và xâu chuỗi các sự kiện lại với nhau, liên hệ với thực tiễn để ghi nhớ lâu hơn. Tiên đạt được thành tích cao trong các kỳ thi còn vì cô bé có năng lực trong hùng biện, có thể trực tiếp trả lời câu hỏi của ban tổ chức trên sân khấu.
Tống Thị Mỹ Tiên đạt danh hiệu “Học sinh 3 tốt” cấp thành phố và cấp T.Ư năm 2019.
11 năm đạt học sinh giỏi.
Đạt giải nhất kỳ thi học sinh giỏi cấp thành phố môn lịch sử năm học lớp 9, 11 và 12.
Giành huy chương vàng môn lịch sử kỳ thi Olympic truyền thống 30.4 lần thứ 25 (năm 2019).Giải nhì kỳ thi Cùng non sông cất cánh cấp trường năm 2018.
“Nhiều bạn bè hỏi kinh nghiệm học lịch sử, em chia sẻ những phương pháp khoa học để hiểu lịch sử chứ không phải chỉ ghi nhớ máy móc các con số, ngày tháng. Em cũng kể cho các bạn nghe về niềm cảm hứng để học tốt môn này. Bác Hồ nói: “Dân ta phải biết sử ta. Cho tường gốc tích nước nhà VN”. Em nghĩ rằng lịch sử sẽ đưa người trẻ đi từ quá khứ tới tương lai. Mình sẽ không thể hội nhập, hợp tác tốt với bạn bè quốc tế khi chính văn hóa, nguồn cội của mình mà mình chưa am hiểu”, Tiên bộc bạch.
Tống Thị Mỹ Tiên là một trong những đại biểu tham dự Đại hội thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác (Thành đoàn TP.HCM vừa tổ chức). Bên cạnh những giải thưởng xuất sắc trong học tập và ngoại khóa mà Tiên giành được trong suốt 3 năm học, mọi người càng yêu quý Tiên hơn khi chứng kiến ý chí và nghị lực của em giữa những khó khăn đời thường.
Cô Bùi My Thúy, Phó hiệu trưởng Trường THPT Gia Định, đồng thời là giáo viên giảng dạy đội tuyển lịch sử dự thi học sinh giỏi cấp thành phố và cấp quốc gia của nhà trường, nhớ mãi lần cả cô và các trò vào căng tin tranh thủ ăn trưa. Khi các bạn gọi cơm và nhiều món khác, Tiên chỉ gọi mì tôm và không ngại nói với cô và các bạn rằng “em chỉ đủ tiền để ăn mì”.
Theo lời kể của cô Thúy, trước kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới, Tiên không ôn tập ở trung tâm bên ngoài, em chỉ học thêm toán trong trường và lấy tiền học bổng của mình để trang trải mà không nhờ sự hỗ trợ của thầy cô nào. Cô Thúy cũng chưa quên những lần lớp tan muộn, cô chở Tiên về đầu con hẻm dẫn vào xóm tạm cư, nơi ở của nhiều lao động nghèo ở P.25, Q.Bình Thạnh, đã thấy mẹ Tiên đứng đó đợi con.
“Mẹ Tiên làm thợ may, chuyên nhận quần áo, vỏ gối… về may gia công, bố em chạy xe ôm. Nhà có 3 chị em, Tiên có một chị gái đã nghỉ học, đi làm, em Tiên còn nhỏ. Tôi có hai điều ngưỡng mộ học trò của mình. Thứ nhất, niềm đam mê của em với môn lịch sử; và thứ hai là sự hiếu học, quyết vượt qua khó khăn của bản thân, gia đình”, cô Thúy nói.
Ngoài giờ học, Tiên thường phụ mẹ may đồ cho khách. Tiên xúc động nói: “Mẹ của em lúc nào cũng tất bật vì các con, mẹ ngồi máy may có khi từ sáng tới khuya muộn, cuộc đời mẹ chưa bao giờ được đi đâu chơi, chỉ quanh quẩn với các công việc mưu sinh. Em lúc nào cũng suy nghĩ, mình sẽ phải học thật giỏi, kiếm được thật nhiều tiền, những đồng lương đầu tiên em sẽ dành để đưa mẹ đi du lịch”.
Lỗi chính tả của học sinh vùng Đồng bằng sông Cửu Long và một số cách khắc phục
Thực trạng viết sai chính tả đang là mối quan tâm của nhiều người, của cộng đồng xã hội trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là nhiệm vụ thiêng liêng của mỗi người Việt Nam. Trong nhà trường, nơi đào tạo thế hệ tương lai - những người chủ của tương lai đất nước thì vấn đề này càng phải được quan tâm đúng mức.
Bởi tiếng nói (tiếng Việt) là "thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp.[...]
Muốn tiến bộ, muốn viết hay, thì phải cố gắng học hỏi, ra công rèn luyện" (Hồ Chí minh - Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt - Nhà xuất bản Giáo dục, 1980).
Sinh thời, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng rất quan tâm đến vấn đề giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt:
"Phải làm gì để giữ gìn sự trong sáng của tiếng ta, giữ gìn hai đức tính rất quý của nó là giàu và đẹp; hơn thế nữa, làm sao cho nó càng thêm giàu và đẹp.
Và phải chủ động, tích cực, nhạy cảm, đồng thời phải kiên trì, phấn đấu lâu dài, một cách có tổ chức, kế hoạch, vững chắc.
Video đang HOT
Ở đây phải chú ý ba khâu:
Một là giữ gìn và phát triển vốn chữ của tiếng ta (tôi không muốn dùng chữ "từ vựng").
Hai là nói và viết đúng phép tắc của tiếng ta (tôi muốn thay chữ "ngữ pháp").
Ba là giữ gìn bản sắc, tinh hoa, phong cách của tiếng ta trong mọi thể văn (văn nghệ, chính trị, khoa học, kỹ thuật).
Giáo viên cần phải chỉnh sửa cho học sinh để tránh những lỗi chính tả như thế này. (Ảnh minh họa: Kienthuc.net.vn)
Rõ ràng vấn đề giữ gìn bản sắc, sự trong sáng của tiếng Việt luôn được Đảng và Nhà nước, các vị lãnh đạo luôn trăn trở, quan tâm sâu sắc.
Thực trạng viết sai chính tả đang là mối quan tâm của nhiều người, của cộng đồng xã hội trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
Trong nhà trường, từ trường vùng sâu vùng xa đến những trường nơi thành phố, thị xã - hầu như việc viết sai chính tả của học sinh là chuyện bình thường, chẳng có gì phải bận tâm (!).
Một bài văn của học sinh trung bình cũng như học sinh giỏi, không có lỗi chính tả mới là chuyện lạ. Có thể nói gần như 100% học sinh hiện nay, từ bậc Tiểu học đến Trung học, Đại học, ngay cả bậc Cao học cũng đều viết sai chính tả, tuỳ theo mức độ ít nhiều.
Thậm chí nhiều giáo viên cũng viết sai chính tả và học sinh cứ thế làm theo, viết theo, lâu ngày thành thói quen có hại, không sao sửa chữa được. Chỉ có môn Ngữ văn còn quan tâm phần nào đến sửa lỗi chính tả, còn các môn khác hầu như không mấy "để ý" tới.
Mặt khác, trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo chí, đài Phát thanh - Truyền hình) cũng viết sai chính tả.
Ví dụ: Một đài truyền hình khu vực Nam bộ trong mục đưa tin giá cả, có hiện dòng chữ "Giá đậu que là 5000.đ/ký".
Trong "Từ điển tiếng Việt", ở mục "đậu" thì không có từ "Đậu que" này mà chỉ có "Đậu cô ve": chỉ một loại đậu "quả dẹp, rộng bản, khi non có màu xanh lá mạ"(Từ điển tiếng Việt - Nhà xuất bản Đà Nẵng - Trung tâm từ điển học - 1997, trang 292).
Có thể do cách đọc theo phương ngữ Nam bộ nên "cô ve" thành "que" chăng ( trên báo in thì viết là "đậu ve")? Thực chất đây đúng là đậu cô ve, hiện đang được nông dân trồng rộng rãi dùng làm thực phẩm hàng ngày và được một số vùng gọi là "đậu ve"..
Nhịp sống ngày càng nhanh nên chẳng mấy ai lưu ý đến việc sửa lỗi chính tả, lâu ngày trở thành bình thường "chẳng chết thằng Tây nào"!
Trong một bài văn của học sinh về cảm thụ bài thơ "Tâm tư trong tù"(Tố Hữu) đã viết : "Tuy bị giam cầm trong bốn bức tường nhà giam của thực dân Pháp nhưng Tố Hữu không những nghe âm thanh của sự sống bên ngoài bằng đôi tay mà còn nghe bằng cả tâm hồn nhại cảm...".
Làm sao nghe âm thanh bằng "đôi tay" được? Và thế nào là tâm hồn "nhại cảm"? Sự nhầm lẫn giữa y (dài) và i (ngắn) đã dẫn đến sự sai nghĩa của câu văn.
Trong nhà trường, viết sai chính tả làm mất rất nhiều thời gian sửa lỗi cho các em.
Viết sai chính tả trên các phương tiện thông tin đại chúng nhiều khi dẫn tới những hiểu lầm không đáng có. Trong các kỳ thi (như thi tốt nghiệp trung học phổ thông, thi vào đại học ...) lỗi chính tả luôn được chú trọng trong đáp án, nếu sai nhiều sẽ bị trừ điểm.
Thực trạng viết sai, hiểu sai như vậy là một thực trạng đáng lo ngại. Nó làm cho tiếng Việt vốn trong sáng, sâu sắc trở nên tối nghĩa, sai nghĩa khi sử dụng. Đồng thời việc viết sai chính tả đã làm nghèo sự phong phú, giàu có của vốn từ ngữ tiếng Việt.
Viết sai chính tả là một điều khó chấp nhận trong nhà trường, vì nhà trường là nơi đào tạo các thế hệ học sinh nối tiếp nhau.
Nếu dạy tốt, dạy đúng cách viết chính tả tiếng Việt thì nó có sự tác động to lớn trong việc giữ gìn và bảo vệ bản sắc tốt đẹp của tiếng Việt và ngược lại.
Nguyên nhân có nhiều nhưng tập trung một số nguyên nhân cơ bản sau đây:
- Do cách phát âm theo phương ngữ: Thông thường, tiếng Việt phát âm thế nào thì viết chữ thế ấy. Do phương ngữ vùng Nam bộ phát âm khá "mềm" nên thường xảy ra tình trạng nhầm lẫn khi viết.
- Lẫn lộn giữa các chữ ghi âm đầu như: CH/TR, X/S, D/V/GI, OA/UA, AI/AY/ÂY, AU/AO, ĂM/ÂM, ĂP/ÂP, IU/IÊU, IM/IÊM/ÊM/EM ...
Ví dụ: Từ " Cầu tre" phát âm thành " Cầu che" nên viết là " Cầu che". Hoặc " Vội vàng" khi phát âm thành " Dội dàng"; " Trăng rằm" thành " Trăng rầm" ...
- Các âm cuối thường phát âm sai , nhầm lẫn như: AN/ANG, AT/AC, ĂN/ĂNG, ĂT/ĂC, ÂN/ÂNG, ÂT/ÂC/, EN/ENG, ET/EC, ÊN/ ÊNH, IÊN/ IÊNG, IÊT/ IÊC ...
Ví dụ: Từ " Miên man" thành " Miên mang", " Cái lạt" thành " Cái lạc"; " Đường tắt" thành "đường tắc" ...
- Do nhầm lẫn, không phân biệt rõ hai thanh hỏi, ngã:
Theo thống kê, tiếng Việt có khoảng 1900 từ mang thanh hỏi, 900 từ mang thanh ngã, tổng cộng có khoảng 2800 từ. Do đó, có sự nhầm lẫn qua lại giữa hai thanh này rất nhiều.
- Do không nắm được và không hiểu được nghĩa của từ ngữ sử dụng: Mỗi từ ngữ đều biểu đạt một khái niệm nào đó. Nếu không nắm được nghĩa của từ thì khi viết sẽ sai chính tả.
Ví dụ: Từ "Đội ngũ" nếu viết theo phát âm thì sẽ viết thành "Đội ngủ" hoặc "đường Phạm Ngũ Lão" viết thành "Phạm Ngủ Lảo"...
- Do ít khi đọc sách báo: Hiện nay, đa số học sinh (kể cả sinh viên đại học, người lớn) thường thích xem truyện tranh như Đô-rê-mon, Cô-nan ...hơn là đọc sách, báo, tạp chí.
Việc không có thói quen ( mà có người gọi là "văn hóa đọc"), không có niềm đam mê đọc sách dẫn tới vốn từ ngữ nghèo nàn, ít ỏi nên khi gặp tình huống thì không có từ ngữ để biếu đạt nên thường viết sai. Người đọc sách nhiều, có vốn từ càng nhiều thì ít khi viết sai chính tả.
- Do không chú trọng sửa lỗi chính tả trong nhà trường: Thông thường, chỉ có bộ môn Văn có yêu cầu về viết đúng chính tả và trong đáp án bài kiểm tra luôn có yêu cầu này.
Nhưng còn lại các môn học khác, giáo viên hầu như bỏ qua, thậm chí chỉ yêu cầu học sinh tính toán đúng, không lưu tâm chính tả đúng hay không.
Hơn nữa, bài vở thì nhiều, thời gian hạn hẹp, áp lực công việc khá lớn nên giáo viên chưa quan tâm đúng mức nên việc sửa lỗi chính tả cũng chưa toàn tâm toàn ý, chưa có hiệu quả như mong muốn.
Mặt khác, một bộ phận không nhỏ học sinh còn lười học, không chịu suy nghĩ, tư duy trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. (vì có bài mẫu, sách mẫu, học thêm...).
Từ thực trạng và nguyên nhân trên, tôi xin đề xuất một số biện pháp khắc phục như sau:
- Luyện phát âm đúng: Như trên đã phân tích, lý giải, tiếng Việt phát âm thế nào thì viết như thế ấy.
Tuy nhiên, khi phát âm có thể theo phương ngữ ( vì theo thói quen, phong tục, tập quán) nhưng khi viết vẫn phải ý thức viết đúng chính tả. Trong những trường hợp này, người viết luôn hiểu nghĩa của từ và nắm được các dấu thanh (hỏi, ngã).
Ở đây, đòi hỏi người viết phải nắm chắc nghĩa của từ ngữ qua quá trình học tập, khảo cứu, đọc sách báo nhiều ...
- Sử dụng các mẹo luật chính tả: Mẹo luật chính tả được đúc kết từ thực tiễn phong phú, sinh động; từ kinh nghiệm của bao thế hệ, lưu truyền từ đời này qua đời khác. Vấn đề đặt ra là cách vận dụng linh hoạt vào thực tế để viết đúng chính tả.
Các mẹo luật này dựa trên cơ sở quy luật của từ ngữ tiếng Việt, từ Hán Việt và nêu ra những quy tắc chung trong việc viết đúng chính tả.
- Rèn luyện thói quen, niềm say mê đọc sách: Rèn luyện thói quen tốt đọc sách, lòng say mê đọc sách. Cần xác định sách là người bạn đường của mỗi chúng ta. Sách là nguồn tri thức vô tận của nhân loại lưu truyền lại tới bây giờ và mãi mãi về sau.
Trong quá trình đọc, tìm hiểu, cảm thụ tác phẩm văn học, vốn từ ngữ sẽ không ngừng được tích lũy, nâng cao. Từ đó, khi cần viết, biểu đạt một vấn đề thì chúng ta luôn có vốn từ ngữ để sử dụng.
Có thói quen sử dụng các loại sách công cụ như "Từ điển tiếng Việt", "Từ điển từ và ngữ Hán Việt", "Từ điển từ và ngữ tiếng Việt" (Tiếng Việt có hơn 70% từ Hán Việt).
Khi gặp từ khó, chưa xác định được rõ ràng thì nên tra từ điển để nắm thêm nghĩa của từ và hạn chế việc viết sai chính tả.
Bên cạnh đó, thầy cô giáo trong nhà trường cần sửa lỗi chính tả cho học sinh một cách nghiêm túc với tinh thần trách nhiệm cao. Biểu dương những học sinh luôn viết đúng, viết tốt, không sai chính tả đồng thời nhắc nhở học sinh thường xuyên trau dồi chữ viết của mình.
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long là một vùng đất đầy tiềm năng về kinh tế, về mọi mặt. Công cuộc đổi mới của Đảng đã mang đến cho vùng đất này những thay đổi lớn lao.
Người dân Đồng bằng sông Cửu Long càng ngày càng ý thức cao trong việc đưa con em tới lớp tới trường.
Nhiệm vụ của ngành giáo dục hết sức nặng nề nhưng cũng rất vẻ vang là góp phần to lớn trong quá trình nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài. Một trong những công việc đầy khó khăn, thử thách ấy là giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong nhà trường.
Viết đúng chính tả thể hiện ý thức công dân trong việc giữ gìn sự trong sáng, giàu có của tiếng Việt. Cần rèn luyện ý thức viết đúng chính tả, khiêm tốn học hỏi, tìm tòi để bản thân mỗi người luôn viết đúng quy tắc chính tả.
Đúng như lời căn dặn quý báu của Bác Hồ: "Kinh nghiệm của tôi là thế này: Mỗi khi viết xong một bài báo, thì tự đặt câu hỏi:
Viết cho ai xem?
Viết để làm gì?
Viết thế nào cho phổ thông dễ hiểu, ngắn gọn dễ đọc?
Khi viết xong, thì nhờ anh em xem và sửa giùm".
(Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, Nhà xuất bản Giáo dục, 1980).
Nét chữ là nết người! Viết đúng chính tả thể hiện ý thức của công dân đối với chữ viết dân tộc và đồng thời thể hiện lòng tự tôn dân tộc đối với Tiếng Việt - một thứ chữ có sức sống mãnh liệt tự ngàn xưa.
Tài liệu tham khảo :
- Từ điển tiếng Việt - Nhà xuất bản Đà Nẵng - Trung tâm từ điển học - 1997
- Từ điển từ và ngữ Hán Việt - Nguyễn Lân - Nhà xuất bản Từ điển bách khoa - 2002
- Từ điển vần - Hoàng Phê - Nhà xuất bản Đà Nẵng - Trung tâm từ điển học - 2002
- Lỗi chính tả và cách khắc phục - Lê Trung Hoa - Nhà xuất bản Khoa học Xã hội - 2005
- Ngữ văn 132, Tập Một - Nhà xuất bản Giáo dục, 2008.
Thạc sĩ Lê Đức Đồng
Theo giaoduc.net.vn
Phụ huynh đừng so sánh, quở trách con mình sau khi dự họp phụ huynh cuối học kỳ Phụ huynh cũng đừng quá sợ kết quả học tập của con mình thấp hơn các bạn học trong lớp. Chỉ cần nhìn thấy con mình đã cố gắng, chăm chỉ là đã thành công rồi. Ngay sau khi kết thúc học kỳ I thì đa phần các nhà trường tổ chức họp phụ huynh ở các lớp. Những phụ huynh có con...