Kiến nghị lùi thời hạn xử phạt xe “không sang tên đổi chủ”
Hiệp hội Vận tải Hà Nội vừa kiến nghị Bộ Công an lùi thời hạn xử phạt xe không sang tên đổi chủ nhằm tránh gây bức xúc cho người dân. Theo Hiệp hội này, phải hài hòa trong việc xử lý và coi việc “phạt, thu, giữ” là chế tài bất đắc dĩ.
Lí do Hiệp hội Vận tải đưa ra kiến nghị này xuất phát từ vấn đề trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước khi để thực trạng xe không sang tên đổi chủ diễn ra từ lâu. Vì vậy, cần phải có thời gian để tuyên truyền rộng rãi, nếu 15/4 tới đây ngành công an tiến hành xử phạt thì sẽ gây nhiều hiệu ứng dư luận không tốt.
Sẽ rất khó xử phạt đối với xe máy
Riêng đối với xe máy, ông Bùi Danh Liên – Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội – cho rằng, sẽ rất khó để xử phạt vì điều kiện lịch sử để lại.
“Trước kia Hà nội từng cấm người dân ở các quận nội thành mua xe máy mới, trong khi đó người dân ở các tỉnh đưa xe về Hà Nội làm ăn nên số lượng xe rất nhiều.” – ông Liên dẫn giải.
Đối với ô tô, phương tiện có giá trị là tài sản lớn, theo ông Liên, Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Công an cần phối hợp chặt chẽ với nhau thực hiên bằng giải pháp quản lý khi chủ xe đưa phương tiện đến trạm Kiểm định để khám lưu hành định kỳ nên yêu cầu các chủ xe mang theo các loại giấy tờ cụ thể: Đối với xe mang chủ sở hữu Doanh nghiệp khi khám xe phải có giấy giới thiệu của Doanh nghiệp là chủ sở hữu; xe sở hữu tư nhân, khi khám xe phải mang theo CMTND hoặc sổ Hộ khẩu chủ sở hữu; xe có kinh doanh phải có giấy giới thiệu và Bản sao ĐKKD của Doanh nghiệp chủ sở hữu.
Video đang HOT
“Thực hiện giải pháp trên chỉ trong vòng một chu kỳ khám xe, hầu hết các xe sẽ được chuyển sang chính chủ (vì các xe không chính chủ rất khó có các giấy tờ của chủ sở hữu).” – ông Liên khẳng định.
Đối với những xe được các doanh nghiệp kinh doanh vận tải có báo cáo đến Cục Đăng kiểm về những chủ xe cố tình không sang tên đổi chủ, Hiệp hội này đề nghị Cục Đăng kiểm tạm giữ sổ Kiểm định cho đến khi hoàn thành thủ tục sang tên đổi chủ và đề nghị cơ quan Công an xử phạt xong mới khám xe.
Theo ông Liên, Bộ Công an cần xây dựng quy trình cho đăng ký xe thông thoáng nhất để người dân dễ thực hiện như: cần có biểu mẫu kê khai cam kết tại chính quyền địa phương nơi người dân cư trú…
Người đứng đầu Hiệp hội Vận tải Hà Nội đề nghị Bộ Công an xem xét lùi thời gian xử phạt sau khi đã tuyên truyền rộng rãi cho người dân, chuẩn bị những điều kiện tốt nhất cho người dân thực hiện, đồng thời tiên lượng những trường hợp bất khả kháng để có hướng dẫn chi tiết hơn, hết sức tránh những điều gây bức xúc cho người dân nhằm ổn định chính trị – xã hội.
“Cổ nhân có câu “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân”, các cơ quan nhà nước nên xem xét trách nhiệm của mình đã để hiện tượng trên kéo dài để thông cảm với người dân, có biện pháp hài hòa, phải coi việc: “phạt, thu, giữ” là chế tài bất đắc dĩ.” – ông Liên nhấn mạnh.
Theo dân trí
Kiến nghị xóa bãi xe dưới gầm cầu Hà Nội
Hiệp hội Vận tải Hà Nội vừa kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải có biện pháp xóa các bãi trông giữ xe dưới gầm cầu vành đai 3, cầu vượt Ngã Tư Vọng, nút giao Chương Dương...
Trao đổi với VnExpress, ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội cho biết, qua theo dõi, ông thấy hàng loạt gầm cầu tại thủ đô được sử dụng là bãi đỗ xe, như: đường dẫn lên cầu Chương Dương, cầu Vĩnh Tuy, đường trên cao Pháp Vân. Đây đều là khu vực cửa ngõ thủ đô có mật độ giao thông cao.
Đặc biệt, gầm cầu cạn từ ngã ba Pháp Vân - Giải Phóng đến cao tốc Pháp Vân đều được sử dụng làm bãi gửi ôtô, xe máy, kinh doanh sửa chữa bảo dưỡng ôtô, kho trung chuyển hàng hóa. Trong khi đó, hai bên đường vành đai 3 từ Pháp Vân đến cầu Thăng Long vẫn còn nhiều khu đất trống để hoang mà không được tận dụng làm bãi đỗ xe.
Gầm cầu cạn Pháp Vân được sử dụng kinh doanh trông giữ, sửa chữa ôtô. Ảnh: Phương Sơn.
"Pháp Vân là yết hầu giao thông, đường hẹp so với lưu lượng xe nên xe quay đầu ra vào bãi trông giữ thường gây ùn tắc trên đường. Ngoài ra, xe cơ giới hay bị cháy nổ nên không thể đảm bảo an toàn cho cầu đường", ông Bùi Danh Liên giải thích.
Từ tháng 7, Thanh tra Bộ Giao thông Vận tải đã thanh tra công tác quản lý, sử dụng lòng đường tại Hà Nội. Trong đó có nêu thực trạng trông giữ xe trái quy định tại một loạt hầm đường bộ, như: cầu vượt Ngã Tư Vọng, Ngã Tư Sở, đại lộ Thăng Long, Mai Dịch, Chương Dương, Văn Cao...
Tuy nhiên, lãnh đạo Sở Giao thông Hà Nội đã giải trình việc cấp phép trông xe dưới gầm cầu được thực hiện theo quyết định của UBND Hà Nội, sau khi có đề nghị của chính quyền địa phương để giải quyết nhu cầu giao thông tĩnh của nhân dân. Ngoài ra, các bãi đỗ xe này tồn tại từ trước khi Bộ Giao thông Vận tải ban hành thông tư quy định.
Theo Luật giao thông đường bộ, phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ gồm đất của đường bộ, hành lang an toàn đường bộ, phần trên không, phần dưới mặt đất. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; tham gia ứng cứu bảo vệ công trình đường bộ. Người nào phát hiện công trình đường bộ bị hư hỏng hoặc bị xâm hại, hành lang an toàn bị lấn chiếm phải kịp thời báo cho chính quyền địa phương, cơ quan quản lý đường bộ hoặc cơ quan công an nơi gần nhất để xử lý.
Theo Thông tư 39/2011 của Bộ Giao thông Vận tải, gầm cầu vượt đường bộ không được sử dụng làm nơi ở, hoạt động kinh doanh dịch vụ, điểm dừng xe, bến xe, gây mất an toàn công trình cầu, mất an toàn giao thông, ô nhiễm môi trường. Trường hợp sử dụng gầm cầu đường bộ trong đô thị làm bãi đỗ xe tạm thời phải được UBND cấp tỉnh quyết định đối với gầm cầu trên đường đô thị do địa phương quản lý, Bộ Giao thông Vận tải quyết định đối với gầm cầu trên quốc lộ đi qua đô thị trên cơ sở đề xuất của UBND cấp tỉnh.
Theo VNE
"Các thủy thủ Vinashinlines đã quá cám cảnh!" "Không ai có thể khẳng định khi nào vấn đề của các thủy thủ tàu Vinashinlines được giải quyết triệt để, nhưng ở hoàn cảnh này các thủy thủ Vinashinlines đã quá cám cảnh rồi..."- ông Đỗ Xuân Quỳnh - Chủ tịch Hiệp hội chủ tàu Việt Nam chia sẻ. Theo danh sách hội viên chính thức của Hiệp hội chủ tàu Việt...