Kiện mẹ ra tòa vì không cho sử dụng điện thoại
Hôm 28/2, một thiếu niên người Tây Ban Nha đã đưa mẹ ra toà với tội danh ngược đãi. Theo đó, phụ huynh đã không cho anh sử dụng điện thoại nhằm tránh xao nhãng việc học.
Theo trang Lavozdealmeria, chàng trai 15 tuổi sống tại Almeria, Tây Ban Nha đã kiện chính mẹ ruột của mình vào ngày 28/2 vừa qua. Theo đó, vì muốn con tập trung vào học tập, bà đã nghe lời khuyên của các bậc phụ huynh khác và thu lại điện thoại.
Bất mãn với việc không cho sử dụng điện thoại, chàng trai quyết định kiện bà ra toà với tội danh ngược đãi. Thiếu niên này yêu cầu mức hình phạt với bà mẹ là 9 tháng tù giam đi cùng việc phải trả toàn bộ án phí.
Người trẻ ngày càng có xu hướng nghiện smartphone. Ảnh: Sciencenewsforstudents.
Tuy nhiên, thẩm phán đã không nghĩ như thế. Bà cho rằng hành động của người mẹ là hoàn toàn phù hợp với thẩm quyền của người giám sát. Vì thế, toà quyết định không đưa ra hình phạt nào.
“Người mẹ bị coi là thiếu trách nhiệm nếu vẫn để im khi con trai sao nhãng việc học bởi việc sử dụng smartphone”, thẩm phán bổ sung luận điểm để đưa ra kết luận, hành vi của người mẹ là hoàn toàn bình thường.
Video đang HOT
Trong thời buổi công nghệ phát triển, việc ba mẹ trang bị cho con những chiếc smartphone là điều hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh phải kiểm soát để việc sử dụng điện thoại không ảnh hưởng đến việc học của con cái.
Đây không phải lần đầu tiên xảy ra những vụ kiện giữa con cái và phụ huynh liên quan đến công nghệ. Trước đó, bạn trẻ người Áo đã kiện chính cha mẹ mình vì đăng những bức ảnh hồi nhỏ của cô trên Facebook.
Vũ Hoàng Phong
Theo Zing
Internet thế kỷ XXI: Mạng xã hội đang 'điều hướng' người dùng
Sau 28 năm World Wide Web ra đời, nó đã giúp mọi người khắp nơi trên thế giới kết nối với nhau, song cũng ẩn chứa nhiều mặt tối, đặc biệt là với sự xuất hiện của mạng xã hội.
Là một trong những dịch vụ được sử dụng nhiều nhất trên Internet, Web phát triển mỗi ngày với nhiệm vụ truyền tải và tiếp nhận hàng triệu nội dung số. Nó đã trở thành công cụ không thể thiếu trong công việc cũng như giải trí của người dùng mạng.
Nhân dịp sinh nhật lần thứ 28 của nền tảng, Tim Berners-Lee - chuyên gia máy tính, Viện sĩ Viện Hàn lâm Anh, đồng thời là người phát minh ra Web đã đăng tải bài viết, trong đó đề cập tới những mặt tối mà người dùng phải đối mặt khi sử dụng mạng lưới này trong thời đại số.
Tim Berners-Lee bên màn hình máy tính năm 1994. Ảnh: CERN.
Ông cho rằng trước tốc độ phát triển chóng mặt hiện nay, chúng ta cần phải hành động để đồng thời hạn chế rủi ro và phát huy tối đa công dụng của Web với mục đích hàng đầu là phục vụ nhân loại. Theo ông, các kịch bản đen tối có thể xảy ra trong tương lai gần gồm:
1. Tin giả mạo xuất hiện tràn lan trên Internet
Nạn tin giả trở nên ngày một nghiêm trọng hơn và không có dấu hiệu dừng lại. Từ những bài viết đơn giản được người dùng tung ra để quảng cáo, marketing sản phẩm, dịch vụ cho đến các chiến dịch tuyên truyền chính trị tinh vi, tất cả đều khiến giới chuyên gia đau đầu trong việc tìm cách ngăn chặn.
Môi trường ưa thích của "virus tin giả" là các mạng xã hội - nơi có hàng triệu người dùng sẵn sàng chia sẻ các bài viết dù không chắc chắn về tính xác thực cũng như độ tin cậy của những tin tức này. Dấu hiệu đặc trưng để nhận biết là những tin bài gây sốc, gây ngạc nhiên hoặc được thiết kế để thu hút sự chú ý của phần đông người dùng.
Bằng việc đánh trúng tâm lý tò mò của con người, những kẻ xấu đã sử dụng tin giả như một thứ vũ khí giúp chúng chiến thắng trong các cuộc chiến chính trị và kinh tế.
2. Chúng ta đang mất quyền kiểm soát thông tin cá nhân
Mỗi lần đăng nhập trên Web là một lần người dùng đang mạo hiểm với những thông tin cá nhân của mình. Tim chia sẻ: "Chúng nằm ngoài tầm kiểm soát của ta. Ta không biết danh tính cũng như mục đích sử dụng của người nhận dữ liệu mà mình chia sẻ.
Rủi ro còn nhân rộng hơn ở các nước tồn tại chế độ chính trị độc tài, nơi chính phủ và các công ty công nghệ bắt tay kiểm soát cuộc sống của người dân.
3. Quảng cáo chính trị
"Cha đẻ" của Web cho rằng quảng cáo hiện đại có nguy cơ đe dọa nền dân chủ thế giới. Các chính trị gia ở Mỹ nói riêng và trên toàn thế giới nói chung đang lợi dụng những công cụ này để điều hướng cử tri bỏ phiếu cho mình, hoặc để loại đối thủ ra khỏi cuộc chơi.
Mẫu số chung của cả ba kịch bản trên là sự bành trướng của các công ty công nghệ khổng lồ như Facebook và Google. Nếu không được kiểm soát chặt chẽ, chúng có thể gây ảnh hưởng đến xã hội dân sự của chúng ta.
Suy cho cùng, không có một giải pháp tình thế nào cho tất cả những vấn đề trên ngoài việc khuyến khích sự minh bạch từ các cá nhân và tổ chức mạng. Trao đổi về điều này, Tim Berners-Lee đề xuất về việc tuân thủ một bộ nguyên tắc chung duy nhất.
Minh Minh
Theo Zing
Xe ôm 'mô bai', tạp hóa 'Zalo' và những người khốn khổ Ở một góc vỉa hè, ông Tuấn cùng mấy người bạn lái xe ôm đang ngồi không. Họ nhìn những dòng người đi qua mà tiếc nuối, bởi giờ có thêm nhiều đối thủ cạnh tranh như xe ôm mô bai. Từ xe ôm "mô bai"... Hơn 5 năm làm nghề lái xe ôm tại bến xe, ông Tuấn chưa bao giờ cảm...