Kiên Giang: Triển khai kế hoạch phụ đạo kiến thức khi học sinh đi học trở lại
Ngay sau khi học sinh trở lại trường, ngành giáo dục Kiên Giang có kế hoạch phụ đạo cho những trường hợp chưa đạt yêu cầu, để tạo sự đồng đều về kiến thức cho các em học sinh.
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Kiên Giang Trần Quang Bảo cho biết, dịch COVID-19 ảnh hưởng lớn đến công tác dạy và học trên địa bàn tỉnh. Sau một học kỳ triển khai dạy học trực tuyến, chất lượng học tập ước đạt 70% yêu cầu; do vậy, ngay sau khi học sinh trở lại trường, ngành giáo dục có kế hoạch phụ đạo cho những trường hợp chưa đạt yêu cầu, để tạo sự đồng đều về kiến thức cho các em học sinh.
Các em Trường Trung học phổ thông Võ Văn Kiệt rửa tay sát khuẩn trước khi vào lớp (Ảnh tư liệu).
Theo ông Trần Quang Bảo, sau một học kỳ triển khai dạy học trực tuyến thích ứng với tình hình phòng, chống dịch COVID-19, chất lượng dạy và học là không đồng đều giữa nhiều địa bàn trong tỉnh. Ngành giáo dục và đào tạo Kiên Giang đã có kế hoạch dạy phụ đạo, dạy bù, tranh thủ thời gian học sinh tới trường trực tiếp, để hệ thống hóa kiến thức cho các em chưa tiếp thu tốt, tạo sự đồng đều với các em đã tiếp thu tốt. Qua đó, giúp giữ vững chất lượng dạy và học của giáo viên, học sinh, đảm bảo cuối năm học hoàn thành chương trình học tập một cách hiệu quả; kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông giữ tỉ lệ như năm học vừa qua đã đạt được.
Từ ngày 7/2/2022, sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, học sinh khối 7 đến khối 12 (hệ giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên) được đến trường học trực tiếp tại các địa phương có dịch ở cấp độ 1 và cấp độ 2 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Sở đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục chuẩn bị nhiều kịch bản phòng, chống dịch COVID-19 có thể xảy ra khi học sinh đến trường.
Trong quá trình học trực tiếp, khi có học sinh mắc COVID-19, cơ sở giáo dục sẽ phối hợp với ngành y tế địa phương để xử lý các tình huống: Trường hợp ca mắc có các triệu chứng bệnh biểu hiện ra bên ngoài sẽ được đưa đến cơ sở y tế điều trị; trường hợp không có triệu chứng sẽ cách ly ở nhà theo quy định. Học sinh mắc COVID-19 khỏi bệnh sẽ được hỗ trợ, phụ đạo để các em có lượng kiến thức đầy đủ, theo kịp các em học bình thường.
Video đang HOT
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Kiên Giang Trần Quang Bảo cho biết, trước khi học sinh đến trường ít nhất hai ngày, các cơ sở giáo dục phải thực hiện tiêu độc, khử trùng theo quy định. Khi học sinh vào học, nhà trường bố trí có đủ nước và xà phòng để các em rửa tay; có thiết bị đo thân nhiệt và có sổ ghi chép theo dõi sức khỏe cập nhật hàng ngày.
Đồng thời, các cơ sở giáo dục không tổ chức chào cờ đầu tuần tập trung ở sân trường, chỉ chào cờ tại mỗi lớp; đeo khẩu trang từ nhà đến trường và ngược lại, kể cả trong lớp học. Nơi nào có học sinh bán trú, nội trú, nếu đảm bảo được công tác phòng, chống dịch trong việc tổ chức cho học sinh ăn bán trú, nội trú thì cho phép thực hiện. Sở Giáo dục và Đào tạo giao Hiệu trưởng chịu trách nhiệm về việc tổ chức ăn bán trú, nội trú cho học sinh.
Phụ huynh Hà Nội đồng tình cho con đến trường sau Tết
Thông tin Sở GD-ĐT Hà Nội sẽ đề xuất cho toàn bộ học sinh khối 7-12 của Hà Nội trở lại trường sau Tết được nhiều phụ huynh phấn khởi đón nhận.
Chị Nguyễn Thu Trang (quận Ba Đình) cho rằng thời điểm sau Tết là phù hợp để các em học sinh đã tiêm phòng đi học lại.
"Tôi nghĩ Hà Nội cho trẻ đi học trở lại được rồi. Các con từ 12 tuổi trở lên đã tiêm phòng đầy đủ và đủ thời gian để có mức kháng thể ở mức cao nên TP cần mạnh dạn cho các con đi học trở lại.
Hơn nữa, Sở GD-ĐT đã có bộ quy chuẩn về phòng - chống dịch Covid 19, cứ áp dụng vào mà thực hiện. Phụ huynh nào đồng thuận thì cho con đi học, phụ huynh chưa yên tâm cứ để con ở nhà học online, nhưng nhà trường hãy mở cửa trở lại".
Chị Trang cho biết gần một năm nghỉ học và học ở nhà, hai con của chị đã phát sinh nhiều "thói xấu" như sinh hoạt không nề nếp, và đặc biệt đáng lo là veiejc các con đã trở nên nghiện máy tính, điện thoại.
"Tôi đã xác định đến lúc này thì sống chung an toàn với dịch thôi chứ ở nhà đến bao giờ nữa".
Phụ huynh TP.HCM đưa con đến trường ngày 4/1, sau gần 7 tháng nghỉ và học online. Ảnh: Thanh Tùng
Chị Lê Thanh Hồng (quận Hoàn Kiếm) thì ngoài những nỗi lo chung của các phụ huynh có con học online thì còn mang một nỗi lo khác, đó là cô con gái lớp 7 đang trở nên khá tròn trịa.
"Con ở nhà ăn uống liên miên, ít vận động, nên lên cân nhiều quá. Là con gái, dù còn chưa lớn hẳn nhưng đã vào tuổi dậy thì, tôi muốn con có ý thức giữ gìn ngoại hình một chút mà bảo con không nghe. Ở nhà con ăn uống linh tinh, ăn vặt nhiều, chúng tôi đi làm không kiểm soát chặt được. Để ít đồ ăn thì con kêu là đói, học mệt cần phải ăn thêm... Nên cũng mong con đi học để còn vận động, tiêu hao bớt năng lượng nạp vào".
Là một người hồi tháng 12 từng phản đối việc mở rộng đối tượng trẻ đến trường, nhưng lần này anh Thành Nam (quận Hai Bà Trưng) cũng bày tỏ là đã sẵn sàng cho cô con gái lớp 8 đi học lại.
"Bây giờ các con đã tiêm đủ hai mũi, việc đến trường sẽ an toàn hơn. Qua đợt thi học kỳ vừa rồi, tôi mới biết được mức độ con học kém như thế nào. Năm ngoái cháu vẫn đủ điểm là học sinh giỏi, nhưng năm nay học online nhận điểm thi học kỳ gia đình mới giật mình, dù trước đó cô giáo đã gọi điện trao đổi về việc cháu học hành sa sút và tôi đã chấn chỉnh
Theo bảng điểm cô gửi, tôi thấy hiện tượng nhiều bạn cùng lớp cháu cũng có kết quả học không bằng năm trước, dù bài thi đã giảm tải kiến thức. Điều này nói lên hạn chế của việc học online.".
Vì vậy, anh Nam cho rằng việc đến trường tới đây các cô giáo sẽ vất vả để lấp lỗ hổng kiến thức mà việc học online gây ra. Nhưng nếu để lâu hơn nữa, kiến thức hổng càng rộng, thì việc của ngành giáo dục sẽ càng khó khăn hơn.
Còn chị Thu Hà (quận Đống Đa) cũng than thở về việc cậu con trai đã trở thành "thần game" sau thời gian dài học online.
"Nó lý sự rằng học online cũng như ăn cơm, mà ăn cơm thì phải có món này món kia mới thấy ngon được nên nó vừa học vừa phải có tí game, có tí youtube, có tí chat chit... Đấy là lúc vui vẻ mẹ con nhắc nhở nhau thì nó lý sự thế. Còn có những lúc thấy nó mải chơi quá mà nhắc nó còn phát khùng lên. Con đang vào tuổi dậy thì, khá ương bướng, nếu mình mạnh tay với nó quá cũng không được".
Vì vậy, chị Hà cho biết gia đình "mong ngày mong đêm" ngày con tới trường, dù hiện tại, chính cậu con lại không quá hào hứng với việc này.
"Con bảo trời lạnh, ở nhà... cho ấm. Nhưng tôi biết chủ yếu con không muốn rời cái máy tính" - chị Hà than phiền.
Tuy nhiên, anh Thành Nam cũng cho rằng việc này nên căn cứ vào tình hình dịch ở Hà Nội thời điểm sau Tết.
"Nếu Hà Nội hạ được số ca mắc mới xuống ở cấp độ vùng vàng, vùng xanh thì cho các con đi học lại được. Còn đương nhiên ở các địa bàn vùng cam, vùng đỏ các con vẫn phải được ở nhà".
Khi đến trường, theo chị Hà, việc bắt các con hạn chế tiếp xúc hay giữ khoảng cách là khá khó khăn. Vì vậy, chị Hà cho biết mình sẽ chuẩn bị cho con thể trạng tốt nhất, cũng như tăng cường vitamin, khoáng chất để tăng sức đề kháng cho con.
Hà Nội 6/12: Học sinh THPT trở lại trường sau "kỳ nghỉ dài", mỗi tầng chỉ có 2 phòng học, tiết chào cờ đặc biệt chưa từng có Học sinh lớp 12 vừa lo lắng, vừa vui mừng trong ngày đầu trở lại trường học trực tiếp. Sáng ngày 6/12, học sinh lớp 12 tại Hà Nội chính thức quay trở lại trường sau nhiều ngày tháng xa lớp học (theo hình thức 50:50). Ghi nhận tại Trường THPT Việt Đức (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) từ sáng sớm, cán bộ...