Kiện chính phủ Áo vì ổ dịch ở khu trượt tuyết
Gia đình một người chết vì Covid-19 kiện chính phủ Áo vì đợt bùng phát Covid-19 tại một khu trượt tuyết năm ngoái, khiến hàng nghìn người nhiễm.
Góa phụ Sieglinde Schopf và con trai Ulrich nộp đơn kiện sau khi chồng, cha là Hannes Schopf, 72 tuổi, qua đời do nhiễm nCoV tại khu trượt tuyết ở Ischgl hồi tháng 3/2020.
Luật sư Alexander Klauser đại diện cho gia đình Schopf nộp đơn kiện lên Tòa án Vienna hôm nay, yêu cầu chính phủ Áo bồi thường 120.000 USD vì cái chết của ông, với cáo buộc cách xử lý sai sót của chính quyền đã khiến Ischgl và khu vực xung quanh trở thành tâm chấn Covid-19. Đây là vụ đầu tiên trong 15 đơn kiện mà nguyên đơn là người Áo và người Đức.
Một địa điểm trượt tuyết tại thị trấn Ischgl, Áo. Ảnh: Dhnet.
Video đang HOT
Klauser chỉ ra rằng một báo cáo được nhóm chuyên gia độc lập công bố hồi tháng 10 năm ngoái cho thấy chính quyền địa phương đã “phản ứng quá muộn” và “tính toán sai lầm nghiêm trọng” khi được Iceland cảnh báo từ 5/3 rằng một số công dân được phát hiện dương tính khi từ khu trượt tuyết về nước.
Chính quyền địa phương “có ít nhất 48 giờ để phản ứng” sau khi nhận cảnh báo, Klauser nói, nhưng họ đã bỏ lỡ cơ hội để ngăn nhiều du khách tới khu trượt tuyết vào dịp cuối tuần. Chính quyền khu vực cũng nghi ngờ thông tin du khách Iceland nhiễm nCoV từ Ischgl.
Klauser cáo buộc giới chức địa phương đã hành động “quá ít, quá muộn” khi một nhân viên nhà hàng ở khu trượt tuyết dương tính virus. Khi khu trượt tuyết bị áp lệnh cách ly, quá trình sơ tán diễn ra đầy hỗn loạn, luật sư này nói, cho rằng đây cũng là lỗi của Thủ tướng Sebastian Kurz.
Bà Sieglinde cho hay chồng mình, một nhà báo đã nghỉ hưu và là một người mê trượt tuyết, đã nhiễm nCoV trong quá trình sơ tán hỗn loạn, khi phải ngồi trên xe buýt đông đúc với nhiều du khách đang ho và hắt hơi.
Ngoài 15 vụ kiện, 30 người khác cũng yêu cầu chính phủ Áo bồi thường. “Điều mà tất cả những người bị ảnh hưởng muốn là nước Áo phải chịu trách nhiệm, nhưng chúng tôi chưa nhận thấy dấu hiệu họ sẽ chịu trách nhiệm tới giờ phút này”, Klauser nói.
Trong số 6.000 người nhiễm nCoV ở Ischgl và khu vực xung quanh, 5% bị di chứng Covid-19 như đau đầu, rối loạn giấc ngủ và khó thở. 32 người tử vong trong đợt bùng phát.
Cơ quan công tố liên bang Áo không bình luận về vụ kiện đang diễn ra. Chính phủ Áo bày tỏ cảm thông với các nạn nhân và gia đình, nhưng phủ nhận cáo buộc họ đã hành động quá chậm hoặc có thể làm nhiều hơn thế vào thời điểm đó.
5 người, bao gồm 4 quan chức địa phương, đang bị điều tra. Hồ sơ đã được gửi tới Bộ Tư pháp Áo, nhưng chưa rõ họ có bị khởi tố hình sự hay không. Covid-19 đã giáng đòn mạnh vào ngành trượt tuyết của Áo giai đoạn 2020 – 2021, khi một số nơi ghi nhận lượng du khách giảm tới 90%.
Khu trượt tuyết đổi tên để xóa phân biệt chủng tộc
Một khu trượt tuyết nổi tiếng ở California đổi tên mới nhằm xóa từ có ý nghĩa phân biệt chủng tộc với người bản địa.
Khu trượt tuyết nổi tiếng ở hồ Tahoe, bang California, hôm 13/9 thông báo đổi tên từ Thung lũng Squaw thành Palisades Tahoe. Từ "squaw" bắt nguồn từ tiếng Algonquin, nghĩa là "phụ nữ", nhưng sau này biến thành một thuật ngữ phân biệt chủng tộc và phân biệt giới tính dùng để miệt thị phụ nữ bản địa.
"Hơn một năm trước, chúng tôi ra kết luận đã tới lúc phải đổi tên. Lý do rất rõ ràng, tên cũ mang tính xúc phạm", thông báo có đoạn viết. "Nó không thể hiện được chúng tôi là ai, chúng tôi đại diện cho cái gì. Chúng tôi không thể tiếp tục sử dụng nó".
Khu trượt tuyết Thung lũng Squaw ở hồ Tahoe, bang California. Ảnh: AP
Các dân tộc bản địa ở California từ lâu đã yêu cầu đổi tên khu nghỉ mát, nơi tổ chức Thế vận hội Mùa đông 1960 và kế hoạch đổi tên công bố năm ngoái.
"Chúng tôi đã ở vùng đất ngày hàng nghìn năm. Thung lũng Olympic nằm trong quê hương tổ tiên của người Washoe. Bản thân từ này là lời nhắc nhở không ngừng về những bất công với người bản địa, người Washoe", Darrel Cruz, thuộc Văn phòng Bảo tồn Lịch sử Bộ lạc Washoe nói. "Nó không ngừng nhắc chúng tôi về những thời kỳ bất hạnh. Đó là thuật ngữ mà người khác áp đặt lên chúng tôi, mà chúng tôi thì không đồng ý".
Trong khi cân nhắc đổi tên, khu nghỉ mát đã tham khảo ý kiến của Bộ lạc Washoe. Quyết định đổi tên đưa ra bàn bạc hồi tháng 8/2020, sau khi phong trào biểu tình chống phân biệt chủng tộc ở Mỹ phát triển mạnh mẽ vì vụ cảnh sát ghì chết người da màu George Floyd. Từ đó, các thành phố, trường học và công viên khắp California bắt đầu xem xét lại tên các địa danh gây tranh cãi vì lịch sử phân biệt chủng tộc.
Tổng thống Mỹ ban bố tình trạng khẩn cấp do cháy rừng tại California Ngày 1/9, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ban bố tình trạng khẩn cấp tại California, đồng thời yêu cầu chính quyền liên bang hỗ trợ bang này dập tắt đám cháy rừng Caldor, vốn bùng phát từ giữa tháng 8. Nhà cửa bị thiêu rụi trong đám cháy rừng Caldor ở California, Mỹ, ngày 30/8/2021. Ảnh: AFP/TTXVN Nhà Trắng cho biết theo...