Kiểm tra trực tuyến: Giáo viên có đặt niềm tin ở học sinh?
Dạy học trực tuyến ngày một được nâng cao chất lượng thì việc kiểm tra trực tuyến, đánh giá kết quả học tập ở học sinh cũng được nhà trường, thầy cô và xã hội quan tâm.
Học sinh chuẩn bị làm bài kiểm tra trực tuyến – B.THANH
Cách để giáo dục tính kỷ luật, trung thực ở học sinh
Điểm nhấn có lẽ là tính trung thực ở học sinh khi tham gia kiểm tra trực tuyến, vậy làm thế nào để giáo dục tính kỷ luật, trung thực ở học trò?
Về việc giáo dục tính trung thực và tính kỷ luật trong học tập của học sinh, không có một phương tiện máy móc, thiết bị nào có thể kiểm soát được “tính trung thực” của học sinh bằng chính ý thức tự giác của trò và niềm tin của người thầy dành cho học trò của mình. Sản phẩm của giáo dục là con người hoàn thiện về mặt nhân cách và tri thức. Việc phát triển năng lực của học trò được thầy cô chuẩn hóa qua kiến thức và tổ chức hoạt động nâng cao kỹ năng còn việc hình thành nhân cách của trò phải xuất phát từ trái tim người thầy và phụ huynh học sinh với phương châm những gì từ trái tim sẽ đến với trái tim.
Nhiều người còn lo ngại việc học sinh làm bài kiểm tra ở nhà, làm sao để khách quan, không gian lận. Điều này chính các bậc phụ huynh là người gần gũi nhất với con mình, phụ huynh cũng chính là người thầy đầu tiên của con mình. Chính phụ huynh phải nhìn thấy tương lai của con, nếu không trung thực trong kiểm tra đánh giá thì vô hình trung sẽ lợi bất cập hại cho chính các con.
Có nhiều hình thức để giáo dục tính trung thực của học sinh thông qua chính bài học – B.THANH
Video đang HOT
Người thầy trước tiên phải đặt niềm tin ở học trò
Để giáo dục tính trung thực của học sinh, trong quá trình dạy học, tôi thường khen học sinh nhiều hơn chê trách; nhắc nhở, động viên nhiều hơn trách phạt và kỷ luật. Nguyên tắc với mọi học sinh là “Khen công khai – góp ý kín đáo – tôn trọng và yêu thương trên tinh thần những gì từ trái tim sẽ đến được trái tim”.
Trong quá trình dạy môn hóa học lớp 12 ở năm học trước, khi phát hiện hai học sinh chép bài kiểm tra 15 phút của nhau, tôi không trách phạt hay la mắng tại thời điểm đó. Ở tiết học sau, bài “Glucozơ – Fructozơ”, tôi cho các em tổ chức một hoạt động nhỏ: “Hóa học và đạo đức”.
Tôi đặt ra câu hỏi: “Tại sao bọt bia thường nhỏ và mịn, bền khi rót vào cốc nước đá còn bọt Coca Cola thì to, nhưng không bền và mong manh, dễ vỡ?”. Câu trả lời của mỗi em là “do bọt bia sinh ra trong quá trình lên men rượu, bọt khí CO 2 có cấu trúc ổn định vì nó là tự nhiên. Trái lại bọt Coca Cola là bọt CO 2 nhân tạo, nén vào bình nước ngọt ở áp suất cao nên không bền, mong manh, dễ vỡ”.
Tiếp theo, tôi cho các em tự viết bài cảm nhận 4 phút về hình ảnh liên tưởng trên. Rất bất ngờ, học sinh chép bài kiểm tra 15 phút của bạn ở tiết trước đã viết “lời xin lỗi” vào bài cảm nhận và hứa rằng “em sẽ cố gắng học tập để thực chất với kiến thức của mình như bọt bia” chứ không “vay mượn kiến thức của bạn” vì nó dễ vỡ và mong manh như “bọt Coca Cola”.
Thế nên nếu tôi vội la mắng, trách phạt thì có lẽ “ý thức tự giác” và bài học cuộc sống rút ra từ việc vận dụng kiến thức hóa học vào giáo dục đạo đức học sinh sẽ không xuất hiện một cách thú vị như vậy. Theo tôi, những gì từ trái tim sẽ đến với trái tim, người thầy trước tiên phải đặt niềm tin ở học trò, phải tạo động lực để các em hoàn thiện nhân cách và trưởng thành về nhận thức. Đó mới là giáo dục.
Kiểm tra trực tuyến: Lạm dụng công nghệ giám sát sẽ làm tổn thương học sinh
Theo quy định, trong mỗi học kỳ, học sinh có từ 2 - 4 bài kiểm tra thường xuyên (15 phút), 1 bài kiểm tra định kỳ lần 1 (bài kiểm tra giữa kỳ) và 1 bài kiểm tra định kỳ lần 2 (bài kiểm tra học kỳ).
Bật camera trong thời gian kiểm tra, thiết kế bài kiểm tra trắc nghiệm "đóng khung" thời gian... là cách thức đang được nhiều trường tại TPHCM áp dụng trong kỳ kiểm tra trực tuyến định kỳ, hạn chế tình trạng học sinh thiếu trung thực khi làm bài kiểm tra ở nhà.
Tuy nhiên, theo nhiều giáo viên, nếu quá lạm dụng công nghệ giám sát có thể sẽ làm tổn thương học sinh.
Giáo dục học sinh tính trung thực
Giáo viên cần chú trọng dạy học sinh tính trung thực, thay vì giám sát học sinh khi kiểm tra trực tuyến (Ảnh minh họa)
Nhìn nhận về kiểm tra trực tuyến, thầy Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du, cho rằng ngay từ đầu ngành giáo dục đã xác định dạy học trực tuyến không gây áp lực cho học sinh, do đó việc kiểm tra trực tuyến cũng cần phải nhẹ nhàng, học đến đâu kiểm tra đến đó, học gì kiểm tra nấy, tránh tạo áp lực cho học sinh.
"Việc nhà trường quá lạm dụng công nghệ để giám sát học sinh khi làm bài kiểm tra là không nên, không cần thiết. Làm như thế chính thầy cô đang không tin vào cách giáo dục của mình với học trò. Hơn nữa, vô tình sẽ làm tổn thương học sinh yếu thế không đủ điều kiện, phương tiện làm bài kiểm tra trực tuyến", thầy Phú phân tích.
Hiệu trưởng này cũng cho rằng, sẽ không khó để ra đề kiểm tra đánh giá trực tuyến đúng tính trung thực của học sinh, nếu như mỗi giờ lên lớp giáo viên truyền đạt bằng chính tình yêu thương và niềm tin.
Cụ thể, với các môn xã hội, giáo viên có thể giao dự án cho từng nhóm, phân chia trách nhiệm để thực hiện. Với môn khoa học tự nhiên, giao nhóm để học sinh xây dựng đề cương hoặc cho học sinh ghi hình quá trình làm sản phẩm thực tế. Ở môn ngoại ngữ có thể cho học sinh hùng biện.
"Cách làm này sẽ đạt tiêu chí: thực học - thực làm; phát huy tính sáng tạo, tự học của học sinh; hình thành nhiều kỹ năng nhưng trên hết là tinh thần trách nhiệm trong học tập của các em...", thầy Phú cho hay.
Theo ThS. Phạm Lê Thanh, giáo viên Trường THPT Lê Thánh Tông (quận 7), không có một phương tiện máy móc, thiết bị nào có thể kiểm soát được tính trung thực của học sinh bằng chính ý thức tự giác của các em và niềm tin của người thầy dành cho học trò.
Để bài kiểm tra ở nhà của học sinh khách quan không gian lận, theo ThS. Thanh, trước hết chính phụ huynh phải gần gũi, phối hợp với thầy cô nhắc nhở, động viên và giáo dục các em.
Ngoài ra, giáo viên cần hình thành cho học sinh tính trung thực trong quá trình giảng dạy thông qua kỷ luật tích cực. Trong đó, khen nhiều hơn chê trách; nhắc nhở, động viên nhiều hơn trách phạt, kỷ luật.
Kể lại câu chuyện về áp dụng kỷ luật tích cực hình thành cho học sinh tính trung thực, ThS. Thanh cho biết, khi dạy Hóa lớp 12 ở năm học trước, phát hiện 2 học sinh chép bài kiểm tra 15 phút của nhau, thay vì trách phạt hay la mắng tại thời điểm đó thì trong tiết học sau thầy tổ chức hoạt động "Hóa học và đạo đức".
Rất bất ngờ, học sinh chép bài kiểm tra 15 phút của bạn ở tiết trước đã viết lời xin lỗi vào bài cảm nhận và hứa sẽ cố gắng học tập, không vay mượn kiến thức của bạn.
"Tôi luôn cho rằng, nếu vội la mắng, trách phạt thì ý thức tự giác và bài học cuộc sống cho học sinh sẽ không xuất hiện một cách thú vị như vậy. Theo tôi, người thầy trước tiên phải đặt niềm tin vào học trò, phải tạo động lực để các em hoàn thiện nhân cách và trưởng thành về nhận thức, đó là giáo dục", thầy Thanh chia sẻ.
Đa dạng các hình thức đánh giá
ThS. Phạm Lê Thanh gợi ý, thay vì cho học sinh làm bài kiểm tra trắc nghiệm, hay tự luận 45-90 phút để nhớ lại kiến thức, việc kiểm tra định kỳ khi học trực tuyến, giáo viên thể tổ chức cho học sinh làm dự án, sản phẩm, vận dụng kiến thức được học để thực hành, nâng cao năng lực giao tiếp, hợp tác với bạn bè... Giáo viên phỏng vấn trực tuyến kết hợp với bộ tiêu chí đánh giá bài thuyết trình, dự án học tập.
"Bằng hình thức đánh giá này, giáo viên không lo học sinh không trung thực khi làm bài kiểm tra vì đề mở. Qua quá trình báo cáo và hỏi đáp, giáo viên có thể đánh giá được thực chất năng lực của học sinh. Điều quan trọng là giúp học sinh tiến bộ cả về năng lực và phẩm chất, đặc biệt là tính trung thực, chứ không phải đánh giá học sinh được bao nhiêu điểm. Đó chính là tinh thần của đánh giá vì sự phát triển năng lực của học sinh", giáo viên này khẳng định.
Từ góc độ quản lý giáo dục, GS.TS Huỳnh Văn Sơn, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TPHCM, nhận định, phương thức kiểm tra, đánh giá học sinh hiện nay phải có sự tương đồng với dạy học trực tuyến. Vấn đề này cần được xem xét kỹ, bám sát vào văn bản hướng dẫn, điều kiện thực tế, tính năng kiểm tra của phần mềm để thực hiện.
"Việc đánh giá theo kiểu cũ cần được điều chỉnh để giảm tải áp lực, hướng học sinh đến phát triển có chất, hướng đến tính tự học, tự nghiên cứu của học sinh..", GS.TS Huỳnh Văn Sơn nói.
Kiểm tra trực tuyến: Đừng để niềm tin bị xói mòn Những ngày này, các trường đang chuẩn bị tổ chức cho học sinh kiểm tra giữa kỳ và cuối kỳ 1. Nhiều trường và nhiều giáo viên lo lắng về tính trung thực của học sinh khi kiểm tra trực tuyến. Có nhiều hình thức để kiểm tra học sinh khi học trực tuyến - CHÂU NGUYÊN Còn tôi thì cho rằng, cần...