Kiểm tra điều kiện đảm bảo chất lượng trường ĐH, CĐ và trung cấp sư phạm
Bộ GD&ĐT ban hành kế hoạch triển khai công tác kiểm tra các điều kiện đảm bảo chất lượng của các cơ sở giáo dục đại học; các trường cao đẳng, trung cấp có đào tạo giáo viên; các viện nghiên cứu có đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ năm 2018.
Ảnh minh họa/internet
Theo đó, kiểm tra một số trường ở cả 3 miền: Bắc, Trung, Nam theo danh sách của Tổ công tác lựa chọn. Không phân biệt các loại hình trường, không phân biệt trường đã hoặc chưa được kiểm định chất lượng giáo dục.
Tập trung vào các đối tượng: Các trường có đào tạo giáo viên (trong đó kiểm tra tất cả các trường chưa được cấp giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục); các trường chưa thực hiện báo cáo các điều kiện đảm bảo chất lượng theo yêu cầu;
Một số trường có dấu hiệu kê khai không đúng các điều kiện đảm bảo chất lượng thực tế trên cơ sở so sánh các điều kiện đảm bảo chất lượng mà trường khai báo trên phần mềm quản lý với thông tin về các điều kiện đảm bảo chất lượng được trích xuất từ biên bản thẩm định, xác nhận các điều kiện đảm bảo chất lượng năm 2017 được ký giữa trường với các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục;
Video đang HOT
Một số trường đã được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục (kết hợp với thực hiện Kế hoạch số 677/KH-QLCL ngày 10/4/2018 của Cục Quản lý chất lượng về kiểm tra hoạt động đánh giá ngoài và công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng của các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục năm 2018).
Bộ Công an, Bộ Quốc phòng tổ chức kiểm tra và báo cáo kết quả về Bộ GD&ĐT qua Cục Quản lý chất lượng đối với trường trực thuộc Bộ Công an và Bộ Quốc phòng chưa thực hiện báo cáo các điều kiện đảm bảo chất lượng theo yêu cầu tại Công văn số 542/QLCL-KĐCLGD ngày 23/3/2018 của Cục Quản lý chất lượng và Công văn số 1278/BGDĐT-QLCL ngày 04/4/2018 của Bộ GD&ĐT.
Mục đích đợt kiểm tra nhằm thực hiện kiểm tra các điều kiện đảm bảo chất lượng của các cơ sở giáo dục đại học, các trường cao đẳng, trung cấp có đào tạo giáo viên, các viện nghiên cứu có đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ để xác định năng lực đào tạo thực tế của các trường nhằm công khai, minh bạch các điều kiện đảm bảo chất lượng chủ yếu của trường trước kỳ tuyển sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh và gia đình trong việc lựa chọn trường để đăng ký theo học và cung cấp thông tin cho xã hội biết và giám sát.
Lập Phương
Theo giaoducthoidai.vn
Sẽ có bài thi đánh giá năng lực ngoại ngữ chung cho toàn quốc
Ngày 29/12, Bộ GD-ĐT tổ chức hội thảo tổng kết đánh giá triển khai tiếng Anh tăng cường trong các trường cao đẳng đào tạo giáo viên và các cơ sở giáo dục đại học giai đoạn 2008-2016.
ảnh minh họa
Tại hội thảo, bà Nguyễn Thị Mai Hữu, Trưởng ban quản lý Đề án ngoại ngữ 2020, cho biết Đề án ngoại ngữ giai đoạn năm 2017-2025 (Đề án ngoại ngữ 2080) đặt ra mục tiêu đến năm 2025, hầu hết các trường đào tạo ngoại ngữ và 80% các trường đào tạo các ngành khác triển khai chương trình ngoại ngữ theo chuẩn đầu ra về năng lực ngoại ngữ.
Đại biểu tham dự hội nghị tổng kết đánh giá triển khai tiếng Anh tăng cường trong các trường cao đẳng đào tạo giáo viên và các cơ sở giáo dục đại học giai đoạn 2008-2016
Ngành giáo dục đào tạo sẽ triển khai một số chương trình đào tạo giáo viên về ngoại ngữ. 100% sinh viên tốt nghiệp đạt yêu cầu theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên và khung năng lực giáo viên ngoại ngữ theo các cấp học và trình độ đào tạo...
Vì vậy, trong giai đoạn 2017-2025, các trường sẽ phải rà soát lại yêu cầu chuẩn đầu ra về năng lực ngoại ngữ cho sinh viên. Những trường chưa công bố cần xây dựng chuẩn đầu ra cho sinh viên.
Bà Hữu đã đưa ra lưu ý đối với những cơ sở đưa ra chuẩn năng lực ngoại ngữ B1 bậc 3 đối với học sinh THPT: "Theo tính toán của ban Đề án ngoại ngữ, hiện tại năng lực B1 bậc 3 chỉ có thể đạt được sớm nhất trên diện rộng vào năm 2030.
Từ nay đến năm 2030 năng lực ngoại ngữ của học sinh THPT chỉ đạt được bậc A2. Mặt khác, năng lực ngoại ngữ triển khai đối với các trường sau THPT phải tương ứng. Do đó, nếu đặt mục tiêu B1 bậc 3 cần phải có lộ trình, vì vừa qua có một số trường đặt ra mục tiêu này nên đã gặp khó khăn".
Ngoài ra, các trường đã có môn học ngoại ngữ chuyên ngành cũng cần rà soát lại chương trình đào tạo, đồng thời tiếp tục xây dựng ngoại ngữ chuyên ngành.Bà Hữu cho biết hiện nay có nhiều hệ thống học liệu để xây dựng chương trình đào tạo cũng như chuẩn đầu ra, ngoài Thông tư 01 năm 2014, các giáo viên có thể tham khảo theo Khung tham chiếu Châu Âu CEFR và hệ thống học liệu tài liệụ tài liệu CEFR.
Theo bà Hữu, đây là một bước chuyển mới trước khi có thể dạy các môn chuyên ngành bằng ngoại ngữ, chủ yếu bằng tiếng Anh.
Hiện nay, các trường đang đánh giá năng lực ngoại ngữ của sinh viên theo chương trình đào tạo và chuẩn đầu ra của trường, hoặc mời đơn vị đánh giá độc lập để đánh giá và công nhận chứng chỉ cho sinh viên. Bà Hữu cho rằng cả hai hình thức này đều phù hợp trong giai đoạn hiện nay, nhưng vẫn cần một bài thi đánh giá độc lập để có sự đánh giá tương đương trên toàn quốc.
Vì vậy, Cục Đảm bảo chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT) sẽ có bài thi đánh giá năng lực ngoại ngữ cũng như có lộ trình tổ chức thi để đánh giá năng lực ngoại ngữ trong thời gian tới.
Theo Vietnamnet
Nghệ An công bố đường dây nóng phục vụ Kỳ thi THPT quốc gia 2018 Sở GD&ĐT Nghệ An công bố các số điện thoại đường dây nóng phục vụ cho Kỳ thi THPT quốc gia; tuyển sinh đại học hệ chính quy; tuyển sinh cao đẳng, trung cấp nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy năm 2018. Ảnh minh họa/internet Qua đó nhằm tiếp nhận thông tin phản ánh cũng như giải đáp các thắc...