Kiểm tra đánh giá học sinh, đừng “vẽ rắn thêm chân”
“Thay đổi nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên thì mới đổi mới được giáo dục nói chung và kiểm tra đánh giá nói riêng”, TS Đặng Tự Ân.
Thông tư 26 “tam sao thất bản” không thể đổ lỗi cho giáo viên
Trước thông tin nhiều giáo viên phản ánh việc áp lực, quá tải khi đánh giá tổng kết năm học theo Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT, Bộ Giáo dục và Đào tạo mới đây đã hướng dẫn lại để hiểu đúng và thực hiện đúng thông tư này.
Khi nhận được công văn hướng dẫn thực hiện đánh giá bằng nhận xét theo Thông tư 26 từ Sở Giáo dục và Đào tạo gửi về trường, cô Phương T, giáo viên của một trường THCS tại Hà Nội cho biết cô cảm thấy “nhẹ người” cho dù trường cô T dã hoàn thành hết hồ sơ học sinh, trong đó có việc nhận xét cho từng em.
Cô T phụ trách khoảng 3 lớp với hơn 150 học sinh. “Khi nhân số lượng học sinh trung bình mỗi lớp 50 em tôi đã phải viết hơn 500 đánh giá bằng nhận xét cho học sinh. Thực sự áp lực cho giáo viên. Dù thế nào thì việc nhận xét cho chừng đó học sinh cùng lúc sẽ chỉ theo cách để đối phó. Việc đánh giá bằng nhận xét được tập huấn, hướng dẫn từ các cấp trên. Vì vậy không thể đổ lỗi cho mỗi mình giáo viên hiểu chưa đúng về thông tư 26″- Cô T chia sẻ.
Nhận định về việc thông tư 26 khi triển khai xảy ra trình trạng “tam sao thất bản”, chuyên gia giáo dục TS. Đặng Tự Ân cho rằng nguyên nhân là giáo viên, đặc biệt cán bộ quản lí các trường có sự nhầm lẫn và việc tìm hiểu thông tư chưa đến nơi đến chốn.
Theo TS. Đặng Tự Ân, Thông tư 26 thực ra là mở rộng từ việc đánh giá học sinh tiểu học bằng Thông tư 22 từ năm 2016. Thông tư 26 cũng là thông sửa đổi Thông tư 58 cách đây đã 10 năm. Tuy nhiên cùng lúc kết hợp cả hai văn bản của 2 thông tư lại để áp dụng đã gây khó khăn cho giáo viên.
Thêm vào đó, Thông tư còn mới, tròn 1 học kỳ lãnh đạo các trường và bản thân thầy cô chưa chuyển hóa kịp, chưa có tâm thế, cuối năm rồi mới vội vàng tìm hiểu lại và hiểu văn bản sơ sài nên dẫn đến tình trạng áp dụng hình thức, đối phó gây quá tải cho giáo viên.
TS Đặng Tự Ân
Nên hiểu Thông tư 26 thế nào?
Thông tư 26 có nhiều điểm mới trong đó có việc tất cả các môn học đều đánh giá bằng việc ghi nhận xét. Điều này đòi hỏi giáo viên phải ghi chép nhận xét, đánh giá của mình một cách thường xuyên, liên tục trong suốt cả một năm học đối với một học sinh. Thực chất của công việc này theo ông Tự Ân là lưu lại những “chứng cứ” về quá trình hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất học sinh.
Video đang HOT
Tư liệu này dành riêng cho giáo viên chứ không phải ghi vào học bạ. Khi ghi vào học bạ chỉ ghi những thông tin cơ bản nhất thôi chứ không chuyển toàn bộ nội dung này sang.
Trước kia là học tập cứ học tập, đánh giá sau. Quan điểm giờ là đánh giá đi cùng với hoạt động học tập và vì hoạt động học tập. Phải hiểu kiểm tra đánh giá là nhằm điều chỉnh quá trình dạy học, không phải là phân loại học sinh.
“Quan điểm giờ đã thay đổi, giờ việc phân loại học sinh không còn tồn tại mà đánh giá là để hỗ trợ điều chỉnh quá trình học. Học sinh đến trường là quá trình tiếp thu kiến thức và phát triển năng lực, vì vậy giáo viên phải điều chỉnh quá trình phát triển đó”, ông Ân nhấn mạnh.
Đổi mới kiểm tra đánh giá phải bắt đầu từ triết lý giáo dục
Thông tư 26 có nhiều ưu điểm: đã tiếp cận khá cụ thể về tăng cường đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh. Đây là định hướng quan trọng, gần như thể hiện triết lý giáo dục trong thời kỳ đổi mới, nguyên lý cơ bản của NQ 29. Thông tư này cũng đơn giản hóa nhiều hoạt động đánh giá so với Thông tư 58 như bớt số bài kiểm tra định kỳ.
Từ việc này cho thấy phải thay đổi nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên rồi thì mới đổi mới được giáo dục nói chung và kiểm tra đánh giá nói riêng.
Trước hết phải phân chia trách nhiệm rõ ràng, hoạt động đánh giá học sinh là hoạt động của cơ sở giáo dục. Chuyện này là chuyện của các trường và các giáo viên chứ không phải của quản lý cấp trên. Quản lý cấp trên chỉ kiểm tra giám sát. Người đứng đầu hiệu trưởng là đầu tầu, phải hiểu đổi mới như thế nào để hỗ trợ giáo viên.
Giáo viên trực tiếp nhận xét phải được coi trọng và tôn trọng. Tránh việc “vẽ rắn thêm chân”, đưa thêm những hoạt động nhận xét làm tăng áp lực cho giáo viên. Trên thực tế nhiều nơi mắc phải điều này.
Cần có bước đột phá trong xây dựng khung đánh giá mới
Theo TS Đặng Tự Ân, có 3 điểm cần chú ý để thời gian tới việc kiểm tra đánh giá không làm phức tạp lên nhưng cũng không đẩy lùi chất lượng giáo dục:
Thứ nhất, các thông tư 58, 26 và các nội dung liên quan đến kiểm tra đánh giá bao gồm cả dạy học, kiểm tra đánh giá trực tuyến và điều lệ nhà trường nên tổng hợp ban hành thành một văn bản chung. Thời điểm ban hành tốt nhất là năm học 2022-2023 khi ta đã triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới cho lớp 6 và bắt đầu thay SGK cho lớp 10. Cũng là đủ thời gian sau 1,5 năm thực hiện thông tư 26. Một văn bản thống nhất vừa dễ cho công tác quản lý vừa dễ cho giáo viên sử dụng.
Thứ 2, các quy chế về kiểm tra đánh giá học sinh đã đổi mới hội nhập với các nước phát triển nhưng khung đánh giá vẫn của giai đoạn trước từ những năm 1980. “Cần có bước đột phá, xây dựng một khung đánh giá hoàn toàn mới phù hợp với sự đổi mới giáo dục. Theo hướng, Bộ GD&ĐT chỉ định hướng và ra quy định cụ thể về kiểm tra đánh giá cho học sinh cuối cấp, còn các lớp khác trong các cấp học thì nên giao quyền cho cơ sở giáo dục. Hoặc Bộ vẫn quan tâm đến đánh giá định kỳ và cả thường xuyên cho các lớp trong các cấp học nhưng phần đánh giá thường xuyên nên phân quyền nhiều hơn nữa cho các trường”- TS Đặng Tự Ân nêu quan điểm.
Thứ 3, công tác quản lý nhà trường nói chung và kiểm tra đánh giá nói riêng cần theo hướng đổi mới là quản trị nhà trường. Trong đó, hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm chung còn giáo viên được tự do sáng tạo trong quá trình đánh giá nhất là đánh giá thường xuyên bằng nhận xét. Vì đánh giá bằng nhận xét cần giáo viên có cái tâm, cái tầm và tài năng nhất định, đôi khi là nghệ thuật riêng của người giáo viên. Nên động viên cổ vũ để giáo viên họ được sáng tạo và phát huy hiệu quả của sự đổi mới.
Mô hình giáo dục đạo đức, lối sống cho SV của LHU nhận Bằng khen của Bộ GD&ĐT
Với những sáng tạo trong giáo dục lý tưởng cách mạng; đạo đức, lối sống cho sinh viên, Trường ĐH Lạc Hồng (LHU, Đồng Nai) đã được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT tặng Bằng khen.
Sinh viên LHU tham quan, tìm hiểu về lịch sử dân tộc tại bảo tàng tỉnh Đồng Nai.
Giáo dục về lý tưởng cách mạng, tạo dựng lớp người có chí hướng, trách nhiệm là một trong các điểm nhấn về giáo dục tại Trường ĐH Lạc Hồng.
Theo PGS.TS Nguyễn Vũ Quỳnh - Phó Hiệu trưởng LHU, xuất phát từ triết lý giáo dục "Đạo đức - Trí tuệ - Sáng tạo", tạo ra lớp người vừa "hồng" vừa "chuyên", nhiều năm qua, công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức tại trường đã khơi dậy khát vọng cống hiến, niềm tự hào dân tộc trong sinh viên.
Với những đóng góp quan trọng và sáng tạo, LHU vinh dự được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT tặng bằng khen trong Hội nghị tổng kết đề án 1501/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Bộ GD&ĐT tặng bằng khen cho Trường ĐH Lạc Hồng.
Phương thức giáo dục đa dạng, linh hoạt
Điểm nhấn trong công tác giáo dục lý tưởng cách mạng; đạo đức, lối sống cho sinh viên của LHU là nhà trường xây dựng được hệ thống quản lý, giáo dục đạo đức lối sống trên môi trường mạng qua các trang thông tin nội bộ, các kênh tương tác đa chiều, như trang Me (me.lhu.edu.vn), trang fanpage, youtube (Lạc Hồng University),.....
Các kênh thông tin này có sức chuyển tải lớn với mức độ tương tác rất cao. Nhờ đó, các nội dung tuyên truyền đều được sinh viên tiếp nhận mọi lúc, mọi nơi.
Nội dung giáo dục thường được lồng ghép, xây dựng dưới hình thức bài viết ngắn, những câu chuyện xoay quanh cuộc sống thường ngày, hoặc các video, hình ảnh sinh động, phù hợp với tâm lý và xu thế của các bạn trẻ, gửi gắm các thông điệp giáo dục rõ ràng, tích cực và tự nhiên.
Không chỉ vậy, các ý kiến góp ý, kiến nghị của sinh viên trên môi trường mạng được các bộ phận của nhà trường kịp thời tiếp nhận, phản hồi thông tin đến sinh viên.
"Các trường hợp chia sẻ, bình luận có nội dung không phù hợp, đi ngược lại chủ trương đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước hoặc nội quy, quy định của nhà trường đều được nhắc nhở và định hướng kịp thời" - Phó Hiệu trưởng LHU chia sẻ.
Nhiều tập thể, cá nhân của LHU nhận khen thưởng của Công An tỉnh Đồng Nai trong phong trào bảo vệ an ninh tổ quốc.
T iếp tục khơi dậy khát vọng cống hiến, tự hào dân tộc
Theo PGS.TS Nguyễn Vũ Quỳnh, sau 5 năm thực hiện Đề án 1501 của Thủ tướng Chính phủ, đến nay, công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức cho SV LHU càng được thúc đẩy, tạo những chuyển biến quan trọng, rõ nét.
Nội dung giáo dục đa dạng, phong phú, trong đó ưu tiên phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các vấn đề liên quan đến đời sống, học tập, việc làm; Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh, các giá trị đạo đức, truyền thống văn hóa, lối sống tốt đẹp của con người Việt Nam,... nhằm khơi dậy khát vọng cống hiến, niềm tự hào dân tộc trong sinh viên của trường.
Trong đó, dựa vào kế hoạch đào tạo trong từng năm và suốt khóa học, các nội dung giáo dục này được cụ thể hóa trong chương trình đào tạo các môn Lý luận chính trị.
Ngoài ra, công tác giáo dục lý tưởng cách mạng; đạo đức, lối sống cho SV cũng được lồng ghép vào các hoạt động, phong trào, hội thi, bao gồm tuần sinh hoạt công dân đầu khoá, các chuyến đi "về nguồn", các hội thi tìm hiểu về pháp luật, lịch sử, văn hóa, danh nhân... Tổ chức nhiều phong trào thi đua học tập và rèn luyện cho SV, vinh danh những tấm gương người tốt, việc tốt trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là những tấm gương giảng viên và SV LHU.
Theo ThS Vũ Tuấn - Phó Trưởng phòng CTSV LHU, có trên 15% SV LHU đạt kết quả rèn luyện xuất sắc, 30% SV đạt kết quả rèn luyện tốt, số SV vi phạm bị kỷ luật từ mức khiển trách trở lên dưới 1%".
"Trong giai đoạn tới, Trường ĐH Lạc Hồng tiếp tục tăng cường giáo dục sinh viên về lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa và khơi dậy trong sinh viên khát vọng cống hiến, niềm tự hào dân tộc, luôn nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão; có tinh thần trách nhiệm với bản thân, với cộng đồng, xã hội, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế theo tinh thần của Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã đề ra" - ông Tuấn chia sẻ.
Thực hiện Quyết định số 1501-QĐ/TTg ngày 28/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án "Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015-2020", Bộ GD&ĐT, TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và các bộ, ngành TW, địa phương đã triển khai nhiều giải pháp quan trọng để giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ.
Từ năm 2015 đến nay, Bộ GD&ĐT đã chú trọng đổi mới phương pháp giảng dạy các môn Đạo đức, Giáo dục công dân, Giáo dục lý luận chính trị theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học; tăng cường các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong GD đạo đức, lối sống, kỹ năng sống phù hợp với từng cấp học và trình độ đào tạo. Việc GD, rèn luyện kỹ năng sống, giá trị sống cho HSSV được chú trọng lồng ghép trong giảng dạy....
Lan tỏa triết lý giáo dục từ trái tim yêu thương Quan tâm đặc biệt tới những nơi sự học còn khó khăn, Giám đốc Sở GD&ĐT Hải Phòng Lê Quốc Tiến đến từng trường, dành nhiều thời gian để trò chuyện động viên các thầy cô giáo. Giám đốc Sở GD&ĐT Hải Phòng Lê Quốc Tiến (áo trắng, đứng giữa) tặng những cuốn sách quý cho cán bộ, giáo viên. Từ những câu...