Mối liên hệ giữa bệnh sa sút trí tuệ và chứng mất ngủ
Người mắc sa sút trí tuệ có thể bị mất ngủ, thường xuyên mơ thấy ác mộng. Để bệnh nhân ngủ ngon hơn, nên khuyến khích họ vận động nhiều hơn vào ban ngày.
Bệnh nhân sa sút trí tuệ có thể bị mất ngủ, mơ thấy ác mộng. Ảnh: H.T.
Không chỉ bệnh nhân sa sút trí tuệ mà cả những người lớn tuổ.i đều không thể ngủ ngon giấc. Không sai khi nói rằng giấc ngủ sẽ dần biến mất khi con người ta có tuổ.i. Đặc biệt có rất nhiều trường hợp người giám hộ của các bệnh nhân sa sút trí tuệ than vãn về những mệt mỏi do chứng mất ngủ mang lại.
Những bệnh nhân sa sút trí tuệ bị mất ngủ thường được bác sĩ kê cho đơn thuố.c ng.ủ, tuy nhiên người chăm sóc cho bệnh nhân cần phải đặc biệt chú ý, bởi đôi khi bệnh nhân có thể xuất hiện những biểu hiện hành vi bất thường sau khi dùng thuố.c.
“Lần trước chứng mất ngủ của mẹ tôi trở nên nghiêm trọng, nên tôi có mua thuố.c ng.ủ về cho bà dùng. Tuy nhiên, sau đó bà bắt đầu có những hành vi bất thường như dậy từ sáng sớm để nấu cơm, chuẩn bị các món ăn kèm, tôi gần như thức trắng cả đêm để ngăn cản mẹ làm mấy việc đó.”
Chứng mất ngủ cũng có rất nhiều loại, ví dụ: ngủ thiếp đi trong thời gian ngắn, thức dậy sớm và đi đi lại lại suốt đêm, vật lộn hàng giờ mới ngủ được, ngủ muộn và khó thức dậy vào buổi sáng. Khi chúng ta già đi, những triệu chứng này xuất hiện do não bị teo và thoái hóa khiến đồng hồ sinh học trong não bị phá vỡ.
Theo nguyên tắc, người bệnh nên hoạt động tích cực vào ban ngày, bỏ qua giấc ngủ trưa và đi ngủ vào một khung giờ nhất định ban đêm sẽ rất hữu ích. Tuy nhiên, dù có nói chuyện này với các bệnh nhân cũng không có nhiều trường hợp làm đúng được như vậy. Nhưng vì buổi trưa không có gì để làm, người bệnh sẽ cố gắng chợp mắt một lúc, khiến họ không ngủ được vào ban đêm, đến trưa ngày hôm sau bệnh nhân lại buồn ngủ, và rồi lại ngủ gật.
Một vòng luẩn quẩn cứ lặp đi lặp lại như vậy. Những lúc như thế cho dù người giám hộ có đán.h thức bao lâu, có ở bên la hét nhiều như thế nào, người bệnh cũng không nghe thấy. Không có phương pháp nào cụ thể, nhưng hãy cố gắng để người bệnh không ngủ trưa, hoặc nếu có ngủ thì cũng để họ ngủ tối đa khoảng một giờ đồng hồ.
Video đang HOT
Tôi cũng khuyên bạn nên để người bệnh tới các trung tâm chăm sóc ban ngày. Khi đưa bệnh nhân đến trung tâm, giao lưu với người khác và tham gia các chương trình, họ chắc chắn sẽ ngủ ít hơn trong ngày. Tôi nghĩ đó là một cách tốt để những người giám hộ nghỉ ngơi vào thời gian trưa và xem lại công việc của mình.
Ngoài ra, người giám hộ cũng phải cẩn thận vì người bệnh có thể thức giấc giữa đêm, đi lang thang và vấp ngã. Đèn nhà vệ sinh cũng nên được thắp sáng liên tục, bởi người bệnh có thể bị ngã trong lúc đi vệ sinh, hoặc lúc đang nửa tỉnh nửa mê đi vào nhà vệ sinh.
Không chỉ những người mắc chứng sa sút trí tuệ mà cả những người không mắc chứng sa sút trí tuệ cũng có thể thức dậy vào ban đêm và nhất thời nhầm lẫn giữa mơ và thực. Tôi nghĩ tất cả các bạn đang đọc bài viết này có lẽ đã từng trải qua điều đó ít nhất một lần. Bệnh nhân sa sút trí tuệ có tâm trí không tỉnh táo, thiếu khả năng giữ thăng bằng cơ thể nên luôn phải cẩn thận.
Nếu chứng rối loạn giấc ngủ của bệnh nhân không cải thiện, bạn có thể kiểm soát nó bằng thuố.c. Bạn có thể cho bệnh nhân uống thuố.c ng.ủ trong thời gian ngắn nhưng phải cẩn thận vì thuố.c ng.ủ có thể gây ra nhiều tác dụng phụ khác nhau. Sau khi uống thuố.c ng.ủ, bệnh nhân có thể thức dậy vào nửa đêm và cư xử thất thường, một số trường hợp có thể suy giảm chức năng nhận thức, bởi vậy không khuyến cáo sử dụng lâu dài.
Dù chưa rõ ràng nhưng cũng có thông tin cho rằng khi dùng thuố.c ng.ủ trong thời gian dài sẽ khiến khả năng ghi nhớ suy giảm. Có nhiều loại thuố.c giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn. Có loại thuố.c kích thích thèm ngủ giúp người dùng dễ dàng chìm vào giấc ngủ, ngoài ra thuố.c chống lo âu hoặc thuố.c chống loạn thần thỉnh thoảng cũng được sử dụng thay cho thuố.c ng.ủ.
Vì thời gian tác dụng và độ mạnh của mỗi loại thuố.c khác nhau nên cần phải tìm ra loại thuố.c phù hợp cho người bệnh. Các bác sĩ cũng không dễ tìm ra loại thuố.c phù hợp ngay từ đầu, nên họ tăng dần liều lượng thuố.c và điều chỉnh dần dần, nếu loại thuố.c được kê không phù hợp thì họ đổi sang loại thuố.c có thành phần khác.
Ngoài ra, bệnh nhân có thể ngủ ngon sau khi uống thuố.c ng.ủ nhưng họ có thể tiếp tục cảm thấy buồn ngủ vì tác dụng của thuố.c kéo dài đến sáng hôm sau hoặc đến tận trưa. Điều này khiến các bệnh nhân chỉ ngủ trưa ở nhà, khó tham gia các chương trình của trung tâm chăm sóc ban ngày và khiến họ khó ngủ vào ban đêm. Tốt nhất chỉ nên uống thuố.c ng.ủ trong thời gian ngắn nhất có thể.
Khi người bệnh thức giấc nửa đêm, không ngừng đi loanh quanh, người giám hộ hãy cố gắng nói chuyện nhỏ nhẹ, bảo họ nằm thêm chút nữa vì trời vẫn còn tối. Bản thân người giám hộ cũng mệt mỏi, cáu kỉnh khi nửa đêm phải thức dậy như thế vì người bệnh, nên phải kiềm chế cảm xúc của mình một cách tốt nhất, cố nhẫn nhịn và nói chuyện nhẹ nhàng với bệnh nhân.
Bởi lẽ bệnh nhân cũng hoang mang và dễ trở nên nhạy cảm. Có trường hợp thế này, một bệnh nhân nọ thức giấc vào lúc nửa đêm, ăn mặc chỉnh tề đi ra ngoài, lang thang cả mấy tiếng đồng hồ thì được cảnh sát phát hiện, khó khăn lắm mới về được đến nhà.
Bên cạnh đó còn rất nhiều trường hợp bệnh nhân đi lang thang trong trạng thái mơ màng, đến một nơi xa lạ, rồi cố gắng đi lòng vòng chỗ này chỗ kia để tìm đường về nhà trong sợ hãi và không may bị thương. Nếu triệu chứng này cứ lặp đi lặp lại, người nhà cần cân nhắc việc khóa cửa trước vào ban đêm để tránh trường hợp bệnh nhân mở cửa và rời khỏi nhà.
Một loại vitamin có thể đán.h bại chứng chuột rút
Một thử nghiệm lâm sàng cho thấy tần suất, cường độ và thời gian bị chuột rút chân về đêm có thể giảm đáng kể chỉ nhờ bổ sung một loại vitamin.
Viết trên Tạp chí y học JAMA Internal Medicine, nhóm tác giả từ Bệnh viện Nhân dân số 3 Thành Đô (Trung Quốc) cho biết họ đã tiến hành một thử nghiệm trên gần 200 người từ 65 tuổ.i trở lên, là độ tuổ.i hay bị chứng chuột rút chân về đêm hàn.h h.ạ nhất.
Vitamin K2 tồn tại trong khá nhiều loại thực phẩm - Minh họa AI: ANH THƯ
Các tình nguyện viên được phân nhóm ngẫu nhiên, trong đó một nửa sử dụng viên bổ sung vitamin K2 với liều lượng 180 mcg, nhóm còn lại dùng giả dược để đối chứng.
Thử nghiệm được tiến hành trong 2 tuần, trong đó các tình nguyện viên được yêu cầu báo cáo số lần bị chuột rút trong mỗi tuần. Họ cũng được đo thời gian các cơn chuột rút, cũng như mức độ nghiêm trọng theo thang điểm từ 1-10. Cả hai nhóm đều có tần suất, cường độ và thời gian bị chuột rút chân về đêm ngang nhau trước khi nghiên cứu.
Chỉ sau 2 tuần nghiên cứu, nhóm bổ sung vitamin K2 chỉ còn bị chuột rút trung bình 0,96 lần/tuần, trong khi nhóm đối chứng bị trung bình 3,63 lần/tuần.
Mức độ nghiêm trọng trung bình của các cơn chuột rút ở nhóm dùng vitamin K cũng giảm được 2,55 điểm so với ban đầu, trong khi nhóm dùng giả dược không có nhiều khác biệt.
Nhóm dùng vitamin K2 cũng giảm được trung bình 0,9 phút cho mỗi cơn chuột rút.
Vì vậy, các tác giả kết luận vitamin K2 có thể là phương án bổ sung an toàn và hiệu quả để chống lại những cơn chuột rút, nhất là ở người lớn tuổ.i.
Theo các thống kê, có đến 50% đến 60% người trưởng thành khổ sở vì chứng chuột rút chân về đêm, tỉ lệ này càng cao hơn ở người lớn tuổ.i.
Trong đó, 20% gặp phải tình trạng đau khổ và mất ngủ đáng kể, buộc phải tìm đến sự can thiệp y tế.
Bạn có thể nhận được vitamin K2 thông qua thực phẩm bổ sung hoặc đơn giản hơn là qua các món ăn hàng ngày.
Không có tiêu chí cụ thể về lượng vitamin K2 được khuyến nghị hàng ngày, nhưng theo các chuyên gia, khoảng 10-45 mcg vitamin K2 là đủ đối với người có sức khỏe bình thường.
Theo WebMD, thực phẩm giàu vitamin K2 nhất là món natto (đậu nành lên men) của Nhật Bản, với 150 mcg vitamin K2 trong chỉ một thìa.
Loại vitamin này cũng có trong một số nguồn động vật, trong đó cao nhất là lươn, tiếp theo là thịt gà nạc ví dụ như phần ức gà. Hoặc bạn có thể ăn gan bò, gan gà. Trong khi đó, lượng vitamin này trong thịt bò và thịt heo không đáng kể.
Ngoài ra, lòng đỏ trứng cũng giàu vitamin K2. Các món ăn lên men khác bao gồm phô mai, sữa chua, kefir, dưa bắp cải... cũng chứa hàm lượng vitamin K2 cao.
Điều gì xảy ra với cơ thể khi tiêu thụ quá nhiều trà sữa? Trà sữa là loại thức uống được nhiều người yêu thích, đặc biệt là giới trẻ, tuy nhiên nếu dùng quá nhiều sẽ rất có hại. Trà sữa đã và đang trở thành một thức uống khoái khẩu của giới trẻ. Việc uống trà sữa mỗi ngày là thói quen không hề hiếm gặp ở thế hệ "gen Z". Tuy nhiên, vì là...