3 loại thực phẩm bổ sung hỗ trợ trị mất ngủ
Mặc dù mất ngủ có vẻ là vấn đề nan giải nhưng việc thực hiện những điều chỉnh nhỏ trong lối sống cũng góp phần cải thiện chu kỳ giấc ngủ.
Mất ngủ rất dễ nhận biết nhưng lại khó giải thích, có thể do nhiều yếu tố gây nên. Một cách đơn giản và có thể thực hiện ngay để giúp cải thiện tình trạng mất ngủ là dùng một số loại thực phẩm bổ sung có nguồn gốc thảo dược dễ tìm.
Ngày càng có nhiều bằng chứng ủng hộ việc sử dụng một số loại thực phẩm bổ sung có nguồn gốc thực vật hỗ trợ trị mất ngủ hiệu quả. Nếu bạn đang tìm kiếm một số biện pháp khắc phục tự nhiên, một số loại thực phẩm bổ sung có nguồn gốc thực vật dưới đây đã được chứng minh là hỗ trợ giấc ngủ ngon.
1. Rễ cây nữ lang hỗ trợ trị mất ngủ
Rễ cây nữ lang, một chiết xuất từ cây có hoa bản địa ở châu Âu và châu Á được cho là có tác dụng cải thiện tình trạng mất ngủ. Cây nữ lang từ lâu đã được sử dụng để điều trị các vấn đề về giấc ngủ, như mất ngủ và rối loạn giấc ngủ. Nữ lang đã được sử dụng khoảng 2.000 năm và là một trong những loại thuốc hỗ trợ giấc ngủ phổ biến tại châu Âu.
Trong 30 năm, hơn 200 nghiên cứu về hoạt chất và tác dụng dược lý sinh học của chúng đã được công bố. Các chất hoạt động trong cây có tác dụng làm dịu và an thần, giúp thúc đẩy giấc ngủ tự nhiên và làm giảm căng thẳng, lo lắng.
Theo tài liệu của Thư viện Y khoa Hoa Kỳ, 2 bài đánh giá cho biết rằng uống 300-900 mg cây nữ lang ngay trước khi đi ngủ có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ tốt hơn.
Nữ lang nổi tiếng nhất với công dụng chữa mất ngủ, lấy rễ bào chế thành thuốc chữa mất ngủ.
Theo nghiên cứu khoa học hiện đại, 2 hoạt chất chính trong cây nữ lang được đánh giá có tác dụng trị mất ngủ là:
Acid valerenic khi gắn vào thụ thể GABA (đây là acid quan trọng duy trì hoạt động của não bộ và giấc ngủ) giúp người bệnh giảm căng thẳng, lo lắng, an thần, dễ đi vào giấc ngủ, ngủ sâu hơn.
Phytomelatonin (melatonin thực vật): hợp chất này có cấu trúc tương tự như melatonin – một loại hormone có vai trò điều chỉnh nhịp sinh học của giấc ngủ, tạo cảm giác buồn ngủ, dễ đi vào giấc ngủ, cải thiện tình trạng mất ngủ.
Tại Việt Nam, cây nữ lang thường mọc trên các dãy núi cao ở các tỉnh miền núi phía Bắc (khu vực núi cao Sapa ở Lào Cai, vùng núi cao ở Yên Bái, Lai Châu).
2. Hoa oải hương cải thiện chất lượng giấc ngủ
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng tinh dầu chiết xuất từ loại cây có mùi ngọt này có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ. Hương thơm thảo mộc dịu nhẹ của tinh dầu oải hương nổi tiếng với công dụng chữa trị các vấn đề về suy nhược thần kinh, trầm cảm và mất ngủ.
Nghiên cứu cho thấy việc ngửi tinh dầu trong 30 phút có thể gây ngủ và tác dụng này đặc biệt mạnh ở những người bị mất ngủ nhẹ, đặc biệt là phụ nữ và người trẻ.
Video đang HOT
Hơn nữa, một nghiên cứu nhỏ ở người cao tuổi cho biết liệu pháp hương thơm bằng hoa oải hương có thể có hiệu quả như thuốc ngủ thông thường, với ít tác dụng phụ hơn.
Liệu pháp hương thơm bằng hoa oải hương có thể có hiệu quả như thuốc ngủ thông thường.
Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh tác dụng của hoa oải hương đối với việc ức chế âu lo, làm giãn dây thần kinh và làm dịu căng thẳng não bộ. Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã phát hiện ra rằng cơ thể có khả năng sản xuất ra 3 loại chất chống oxy hóa mạnh nhất là glutathione, catalase và SOD chỉ trong vòng 22 giờ sau khi sử dụng tinh dầu oải hương.
Tại Đại học Wesleyans (Hoa Kỳ), một nghiên cứu khảo sát chu kỳ ngủ của những các tình nguyện viên sử dụng tinh dầu hoa oải hương cho thấy, mùi hương này giúp tăng chất lượng giấc ngủ lên đến 20%.
Một nghiên cứu khác đã cho 221 bệnh nhân mắc chứng rối loạn lo âu hỗn hợp dùng 80 mg tinh dầu hoa oải hương hoặc giả dược mỗi ngày. Đến cuối nghiên cứu kéo dài 10 tuần, cả 2 nhóm đều nhận thấy sự cải thiện về chất lượng và thời gian ngủ. Tuy nhiên, nhóm dùng hoa oải hương có tác dụng lớn hơn 14-24% mà không có bất kỳ tác dụng phụ khó chịu nào được báo cáo.
3. Hoa lạc tiên giúp ngủ ngon
Chiết xuất từ cây lạc tiên có nguồn gốc từ Bắc Mỹ cũng đã được chứng minh là có tác dụng giúp ngủ ngon. Theo y học cổ truyền Việt Nam, cây lạc tiên vị hơi đắng, ngọt, tính mát có tác dụng an thần, trị bệnh mất ngủ và khó ngủ. Lạc tiên thường được dùng dưới dạng rau ăn, hãm trà hoặc sắc thành thuốc để uống hàng ngày.
Một nghiên cứu trên người đã so sánh tác dụng của trà lạc tiên với trà giả dược làm từ lá mùi tây. Mỗi túi trà được ngâm trong 10 phút và các nhà nghiên cứu sẽ tiến hành đo lường khách quan chất lượng giấc ngủ. Vào cuối nghiên cứu kéo dài 3 tuần, các phép đo khách quan cho thấy những người tham gia không có sự cải thiện về giấc ngủ.
Tuy nhiên, khi được yêu cầu đánh giá chất lượng giấc ngủ của mình một cách chủ quan, họ đánh giá chất lượng giấc ngủ cao hơn khoảng 5% sau tuần uống trà lạc tiên so với tuần uống trà mùi tây.
Chiết xuất hoa lạc tiên được báo cáo là có tác dụng cải thiện giấc ngủ.
Các nghiên cứu ban đầu cho thấy lạc tiên có thể giúp trị chứng mất ngủ và làm giảm lo lắng. Lạc tiên có các hợp chất làm tăng mức độ acid gamma-aminobutyric (GABA) trong não giúp làm giảm hoạt động não bộ, mang đến sự thư giãn và ngủ ngon hơn.
Trong một thử nghiệm được công bố trên Phytotherapy Research, những người tham gia đã uống một lượng lạc tiên dưới dạng thảo dược hàng ngày. Sau 7 ngày, họ báo cáo có sự cải thiện về chất lượng giấc ngủ. Các nhà nghiên cứu cho rằng lạc tiên có thể giúp người lớn kiểm soát tình trạng mất ngủ nhẹ.
Uống nước rau húng quế có tác dụng gì với sức khoẻ?
Húng quế là một trong những loại rau mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, trong đó có tác dụng an thần, chữa mất ngủ.
Không chỉ là loại rau gia vị mà húng quế còn là một trong những cây dược liệu có giá trị hiệu quả với một số bệnh tật của con người.
Húng quế có nhiều tác dụng với sức khoẻ nhưng một trong những tác dụng nổi bật nhất là chữa an thần, mất ngủ hiệu quả.
Uống nước rau húng quế có tác dụng gì?
Báo Sức khoẻ & Đời sống dẫn lời BSCKII. Trần Ngọc Quế, Chủ tịch Hội Đông y Quảng Bình cho biết, các nghiên cứu cho thấy, húng quế chứa nhiều đạm, có khoảng 6% lượng protein, trong đó có chứa nhiều axit amin quan trọng như: Tryptophan, methionine, leucine.
Trong húng quế có khoảng 0,4 - 0,8% tinh dầu màu vàng nhạt, thơm nhẹ, dễ chịu. Từ năm 1976 đến nay, nước ta có nhiều vùng đã trồng trên quy mô lớn để cất tinh dầu dùng trong công nghiệp, chất thơm, mỹ phẩm để dùng sử dụng ở trong và xuất khẩu ra ngoài nước.
Dưới đây là các bài thuốc hỗ trợ chữa mất ngủ, an thần từ nước húng quế
Theo BSCKII. Trần Ngọc Quế, một số bài thuốc dưới đây có húng quế có tác dụng an thần, chữa mất ngủ:
Bài 1: Húng quế khô 30g hãm với 200 ml nước sôi, uống ngày 2 lần. Nếu dùng tươi 100g.
Bài 2: Húng quế 30g, sài đất 30g, hãm với 200 ml nước sôi, uống ngày 2 lần.
Bài 3: Húng quế 20g, trinh nữ 25g, hãm với 200 ml nước sôi, uống ngày 2 lần.
Bài 4: Húng quế 20g, trinh nữ 25g, đỏ ngọn 25g, sắc kỹ với 500 ml nước, uống 2 lần trong ngày.
Bài 5: Húng quế 30g, trinh nữ 25g, lạc tiên 30g, sắc kỹ với 500 ml nước, uống 2 lần trong ngày.
Bài 6: Húng quế 30g, trinh nữ 25g, lạc tiên 30g, vông nem 15g, sắc kỹ với 500 ml nước, uống 2 lần trong ngày.
Bài 7: Húng quế 30g, trinh nữ 25g, lạc tiên 30g, vông nem, đỏ ngọn 30g, sắc kỹ với 500 ml nước, uống 2 lần trong ngày.
Bài 8: Húng quế 30 g, lá mật gấu 10g trinh nữ 25g, lạc tiên 30g, sắc kỹ 500 ml nước uống 2 lần trong ngày.
Bài 9: Húng quế 30g, sâm bố chính 10g, trinh nữ 25g, lạc tiên 30g, vông nem 15g, sắc kỹ với 500 ml nước, uống 2 lần trong ngày.
Uống nước rau húng quế có tác dụng gì là băn khoăn của nhiều người
Các tác dụng khác của húng quế
Ngoài tác dụng giúp an thần, chữa mất ngủ, lá húng quế còn có những tác dụng tuyệt vời dưới đây:
Giàu chất chống oxy hóa
Rau húng quế rất giàu chất chống oxy hóa có khả năng chống lại các gốc tự do, bảo vệ cấu trúc DNA và tế bào. Bên cạnh đó, chất chống oxy hóa flavonoid có trong rau húng quế giúp bảo vệ các tế bào bạch cầu, tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch.
Ngăn ngừa ung thư
Trong rau húng quế chứa chất phytochemical, có thể ngăn ngừa ung thư da, gan, phổi do hóa chất gây ra.
Đồng thời, rau húng quế còn làm thay đổi các biểu hiện gen một cách tích, làm chết các tế bào ung thư và ngăn chặn các khối u lan rộng. Vì vậy, thêm rau húng quế vào bữa ăn hằng ngày rất có lợi cho quá trình điều trị ung thư.
Chống lại bệnh trầm cảm
Rau húng quế được dùng như một loại thuốc chống trầm cảm. Điều này là do rau húng quế có những tác động tích cực đến chức năng vỏ não, giúp kích thích chất dẫn truyền thần kinh, điều chỉnh các hormone làm cho con người vui vẻ và tràn đầy năng lượng.
Vì vậy, ăn rau húng quế có thể cải thiện đáng kể tình trạng trầm cảm và lo lắng.
Tăng cường sức khỏe tim mạch
Rau húng quế vừa giàu chất chống oxy hóa vừa giàu chất chống viêm rất tốt trong việc điều hòa huyết áp. Đồng thời rau húng quế còn ngăn ngừa quá trình hình thành cục máu đông trong động mạch, dẫn đến đột quỵ.
Ngoài ra rau húng quế còn có thể giảm viêm, giảm cholesterol xấu, tăng cường lưu thông máu, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.
Cải thiện hệ tiêu hóa
Rau húng quế còn có khả năng cân bằng axit và khôi phục mức độ pH thích hợp cho cơ thể. Điều này về lâu dài sẽ rất có lợi cho sự phát triển của các vi khuẩn tốt, làm giảm vi khuẩn có hại có thể gây bệnh cho hệ tiêu hóa.
Bên cạnh đó, rau húng quế còn được sử dụng để làm giảm đầy hơi, giảm các cơn co thắt dạ dày, trào ngược axit. Ngoài ra, rau húng quế cũng có thể tiêu diệt giun sán và các ký sinh trùng trong dạ dày.
10 loại thảo dược giúp trị chứng mất ngủ Rễ cây nữ lang, hoa cúc, tía tô... là những loại thảo dược phổ biến có tác dụng trong việc cải thiện tâm trạng, giảm lo âu và giúp dễ ngủ. 1. Rễ cây nữ lang: Nữ lang (danh pháp khoa học: Valeriana officinalis) là cây có hoa thuộc họ kim ngân, từ lâu đã được sử dụng như loại thảo dược với...