Kịch tính đến hãi hùng cảnh diệc lớn săn lùng chuột
Mặc dù cố vùng vẫy, không bỏ cuộc, tìm đủ mọi cách để thoát thân, cuối cùng chuột béo vẫn bị diệc xám kẹp chết rồi nuốt chửng. Khuôn mặt trước khi chết của chuột béo ánh lên vẻ sợ hãi, không cam chịu đầy ám ảnh.
Mới đây, nhiếp ảnh gia động vật hoang dã Andrew Jarwick trong lúc ghé thăm khu bảo tồn quốc gia Maasai ở Kenya ghi được những hình ảnh vô cùng ấn tượng khi diệc xám săn diết và nuốt chửng chuột.
Nhiếp ảnh gia Andrew Jarwick chia sẻ, con diệc xám đã đứng bất động, rình rập trước cửa hang chuột khá lâu trước khi săn được con mồi.
Mắt nhìn chằm chặp vào cửa hàng, ngay khi thấy chuột béo lò dò ra khỏi cửa hang kiếm ăn, không bỏ lỡ cơ hội, diệc xám lập tức tấn công, kẹp chặt lấy chuột béo bằng chiếc mỏ cứng như thép của mình.
Video đang HOT
Bị tấn công một cách cực nhanh, mạnh mẽ và bất ngờ, chuột béo gần như không có bất cứ cơ hội thoát thân nào. Nó bị diệc xám kẹp cứng.
Mặc dù cố vùng vẫy, không bỏ cuộc, tìm đủ mọi cách để thoát thân, cuối cùng chuột béo vẫn bị diệc xám kẹp chết rồi nuốt chửng.
Khuôn mặt trước khi chết của chuột béo ánh lên vẻ sợ hãi, không cam chịu đầy ám ảnh.
Theo tìm hiểu, diệc xám có tên khoa học là Ardea cinerea, một loài chim thuộc họ Diệc. Chúng là loài chim lớn, cao 90-100 cm, sải cánh 175-195 cm và cân nặng 1-2 kg. Gọi là diệc xám vì loài diệc này có màu xám tro, gáy có lông dài, trước cổ có vân đen và trắng.
Diệc xám thường gặp ở khắp vùng đồng bằng, đôi khi cả ruộng lúa vùng trung du Việt Nam vào giữa tháng 7 hoặc sớm hơn, nhất là những nơi nhiều đầm lầy và cửa sông.
Kiều Dụ
Theo CNT
Côn trùng giảm sút đến mức đáng báo động
Các nhà khoa học đã mô tả những phát hiện đáng báo động này là do nông nghiệp thâm canh. Họ đang kêu gọi một "sự thay đổi mô hình" trong chính sách sử dụng đất để bảo vệ môi trường sống cho những loài bướm, bọ và côn trùng bay
Các nghiên cứu gần đây đã báo cáo về sự suy giảm lớn trong quần thể côn trùng trên khắp thế giới. Phân tích mới nhất, được công bố trên tạp chí Nature, xác nhận rằng một số loài côn trùng đang bị đẩy xuống con đường tuyệt chủng.
Các nghiên cứu gần đây đã ghi nhận sự suy giảm về sự đa dạng của loài bướm.
Tiến sĩ Sebastian Seibold thuộc Đại học Kỹ thuật Munich ở Freising, Đức cho biết điều này ngày càng rõ ràng hơn. "Nghiên cứu của chúng tôi xác nhận rằng sự suy giảm côn trùng là có thật - nó thậm chí còn giảm mạnh hơn trước đó khi xem xét những khu rừng lớn đang trải qua sự suy giảm trong quần thể côn trùng", ông nói với BBC News.
"Tôi nghĩ thật đáng báo động khi thấy rằng sự suy giảm như vậy xảy ra ở các khu vực được quản lý chặt chẽ và được bảo vệ - vì vậy các địa điểm mà chúng tôi cho rằng đang bảo vệ đa dạng sinh học ấy không thực sự hoạt động nữa".
Nhóm nghiên cứu đã ghi lại dữ liệu của hơn một triệu cá thể côn trùng và nhện (2.700 loài khác nhau) tại hàng trăm khu vực đồng cỏ và rừng ở ba vùng của Đức trong giai đoạn 2008-2017. Họ phát hiện ra rằng sự suy giảm đáng kể về sự phong phú và số lượng loài ở cả các đồng cỏ và rừng liên quan đến nông nghiệp thâm canh.
Nhiều nghiên cứu khác trong những năm gần đây đã chỉ ra rằng các cá thể côn trùng, chẳng hạn như ong, đã phải chịu sự suy giảm rất lớn, đặc biệt là ở các nước có nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, một số loài côn trùng, chẳng hạn như ruồi nhà và gián, dường như đang ở trên đà tăng lên.
Mất côn trùng có hậu quả sâu rộng đối với toàn bộ hệ sinh thái vì chúng cung cấp nguồn thức ăn cho nhiều loài chim, động vật lưỡng cư, dơi và bò sát, trong khi thực vật dựa vào côn trùng để thụ phấn.
Kim Quyền
Theo dantri.com.vn/The BBCNews
Tưởng dễ mà khó: Tại sao phân chim lại có màu trắng? Chắc hẳn nhiều người trong chúng ta đã từng phải điên đầu vì xe cộ, sân, tường nhà bị "điểm trắng" bởi chất thải của loài chim. Tuy nhiên, bạn có bao giờ tự đặt ra câu hỏi "Tại sao phân chim lại có màu trắng?" Theo Encylopedia Britanica, loài chim chỉ có một con đường để bài tiết chất thải ra ngoài,...