Kích thích thanh toán không dùng tiền mặt, MoMo và Vietcombank tung khuyến mãi khủng
Hưởng ứng “ Ngày không tiền mặt 16-6″ do Vụ Thanh toán – Ngân hàng Nhà nước phát động, từ nay đến hết ngày 21-7, Ví MoMo và Vietcombank hợp tác triển khai chương trình khuyến mãi với tổng giá trị giải thưởng lên đến 10 tỉ đồng.
Theo đó khách hàng đủ điều kiện kết nối tài khoản Vietcombank và MoMo sẽ nhận 200.000 đồng chi tiêu trên ví điện tử cùng cơ hội quay số trúng chuyến du lịch châu Âu trọn gói, trúng máy điều hòa và iPhone XS Max cùng hàng trăm giải thưởng giá trị khác.
Để tham gia chương trình, khách hàng Vietcombank chỉ cần đăng ký dịch vụ SMS Banking và chưa từng liên kết tài khoản ngân hàng với Ví MoMo. Người dùng tải và đăng ký Ví MoMo bằng số điện thoại, nhập mã “Vietcombank” trên ví, thực hiện liên kết tài khoản ngân hàng với ví. Sau đó, nạp tiền vào ví chỉ từ 10.000 đồng sẽ nhận “Combo chào hè 200.000 đồng” gồm 2 thẻ quà chi tiêu mọi dịch vụ 50.000 đồng, một thẻ quà thanh toán cửa hàng tiện lợi, siêu thị 50.000 đồng và một thẻ quà mua vé xem phim 50.000 đồng.
Sau khi nhận ưu đãi kể trên, với mỗi giao dịch thanh toán 50.000 đồng bằng Ví MoMo, khách hàng sẽ nhận một mã dự thưởng để tham gia quay số trúng thưởng hàng tuần và cuối chương trình. Mỗi tuần có 30 giải gói thẻ quà 500.000 đồng. Giải thưởng cuối chương trình gồm 20 thẻ quà tặng 1,5 triệu đồng, 8 điều hòa Panasonic Inverter, 4 điện thoại iPhone XS Max 256GB và 2 vé tour du lịch châu Âu trọn gói 9 ngày 8 đêm. Tất cả chương trình quay thưởng sẽ phát trực tiếp (livestream) trên Fanpage Ví MoMo.
Video đang HOT
Hiện tại, người dùng Ví MoMo có thể thanh toán tiện ích hằng ngày như tiền điện nước, Internet, truyền hình cáp, mua vé máy bay, tàu xe, thanh toán taxi, mua bảo hiểm, vé xem phim, đặt dịch vụ giúp việc, mua hoa tươi, thanh toán tại quầy khi đi cà phê, ăn hàng, siêu thị, trung tâm thương mại. Mỗi thanh toán chi tiêu qua ví đều được hệ thống tự động tích điểm đổi quà. Đây là một trong những chính sách ưu đãi, khuyến khích nhằm tạo thói quen cho người dùng sử dụng phương thức thanh toán điện tử.
MoMo vừa thử nghiệm tính năng hoàn tiền dành cho thành viên vàng. Trên Ví MoMo, chỉ cần bấm chọn tính năng “Hoàn tiền” xem tỉ lệ và trải nghiệm thanh toán hoàn tiền ngay của từng nhà cung cấp như TocoToco, Share Tea (hoàn 30%), Shamoji (20%)… Số tiền hoàn lại tích lũy trong tài khoản hoàn tiền và có thể rút về ví sử dụng cho mọi dịch vụ khi đạt đủ 10.000 đồng. Phiên bản đầy đủ dành cho tất cả khách hàng với nhiều chức năng, hoạt động kết nối cộng đồng người dùng MoMo cùng nhiều ưu đãi hoàn tiền và tiết kiệm sẽ ra mắt sớm trong thời gian tới.
Là ngân hàng hoạt động tích cực vì mục tiêu xã hội không tiền mặt ở Việt Nam, Vietcombank là tổ chức tài chính đầu tiên hợp tác với Ví điện tử MoMo – đơn vị tiên phong mảng thanh toán di động trong nước. Từ hợp tác đầu tiên năm 2012 với dịch vụ chuyển tiền, tiếp đến là ngân hàng đầu tiên liên kết trực tiếp với Ví MoMo, hai đơn vị liên tục có những hoạt động khích lệ người dùng sử dụng thanh toán điện tử, tạo thói quen tiêu dùng không tiền mặt. Khách hàng liên kết Ví MoMo với tài khoản Vietcombank lần đầu luôn được nhận gói quà tặng trị giá từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng tùy thời điểm trong năm. Năm 2018, Ví MoMo và Vietcombank cũng tổ chức chương trình khuyến mãi cho khách hàng với hàng trăm giải thưởng có giá trị như iPhone X, đồng hồ và chuyến du lịch.
Theo người lao động
Thanh toán không tiền mặt: Ngại tính pháp lý
Thách thức lớn nhất trong việc phát triển thanh toán không dùng tiền mặt là hành lang pháp lý khiến doanh nghiệp lo ngại gặp rủi ro.
Tại sự kiện Banking Vietnam 2019 với chủ đề "Tài chính toàn diện trong xu thế phát triển của nền kinh tế không dùng tiền mặt", Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Kim Anh cho biết năm 2018, thanh toán internet, thanh toán di động đạt tốc độ tăng trưởng ấn tượng về giá trị giao dịch, tương ứng tăng 19,5% và 169,5% so với năm 2017. Hãng kiểm toán PwC cũng đã xếp Việt Nam là thị trường tăng trưởng nhanh nhất về thanh toán di động trong năm 2018.
Đâu thể một mình tạo sân chơi
Tại hội thảo, các đại biểu đưa ra con số tỉ lệ dân số tiếp cận dịch vụ tài chính chỉ khoảng 30%. Điều này cho thấy phát triển dịch vụ NH, trung gian thanh toán mới chỉ tập trung ở thành phố lớn, mà bỏ qua và chưa chú trọng về các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
TS Nguyễn Thị Hiền, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược NH - NHNN, băn khoăn việc người dân phần lớn vẫn sử dụng tiền mặt do tâm lý e dè, ngại tìm hiểu, sợ rủi ro. Điều này đã ngăn cản việc tiếp cận của người tiêu dùng với các hình thức thanh toán điện tử. Mức tiếp cận dịch vụ NH, thanh toán không dùng tiền mặt của người dân còn thấp so với mặt bằng chung của các quốc gia trong khu vực. Do đó, bà Hiền đề xuất các chính sách đặc biệt ưu đãi cho mở tài khoản cơ bản như không thu phí hoặc không yêu cầu duy trì số dư tối thiểu.
Ông Nguyễn Đình Thắng, Chủ tịch HĐQT NH TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank), cho rằng việc thanh toán không dùng tiền mặt đang vướng ở khâu kết nối giữa NH - nhà cung cấp dịch vụ và khách hàng. Ngành NH không thể một mình tạo ra sân chơi mà phải phối hợp với các bên. Ông dẫn chứng việc thanh toán tiền điện, nếu NH muốn triển khai cho người dùng điện thanh toán thì phải "bắt tay" được với ngành điện. "Phải có sự thống nhất giữa các bên, đồng bộ, kết nối dữ liệu thì mới triển khai rộng rãi được" - ông Thắng bày tỏ.
Khách hàng thanh toán qua ví điện tử tại một quán cà phê ở TP HCM.
Cần "cánh tay nối dài"
Theo ông Nguyễn Quang Minh, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Thanh toán quốc gia Việt Nam (NAPAS), một số NH, công ty trung gian thanh toán đã tổ chức các chương trình thay đổi thói quen của người dùng nhưng chưa thật sự đạt hiệu quả.
Từ kinh nghiệm của NAPAS, ông Minh kiến nghị thời gian tới cần có các chương trình tổng thể của Chính phủ, bộ - ngành để truyền thông rộng rãi hơn tới người dân về việc thanh toán không dùng tiền mặt. Đối với nhóm khách hàng là doanh nghiệp (DN), ông Minh mong muốn Chính phủ có chính sách ưu đãi, cơ chế khuyến khích để các DN chấp nhận thanh toán không dùng tiền mặt.
Về hành lang pháp lý, phó tổng Giám đốc NAPAS khẳng định ở một số thời điểm đã bị trễ so với nhu cầu phát triển của thị trường. Sự thay đổi của công nghệ, sự phát triển chóng mặt của các loại hình kinh doanh khiến hành lang pháp lý chưa theo kịp. Đây là thách thức lớn đối với cơ quan quản lý nhà nước, làm sao để tạo điều kiện cho DN phát triển năng động nhưng vẫn kiểm soát được.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Đình Thắng nhấn mạnh thách thức lớn nhất trong việc phát triển thanh toán không dùng tiền mặt là hành lang pháp lý. Theo ông Thắng, bước chân vào nền kinh tế số, 3 yếu tố quan trọng là thể chế, công nghệ và con người. Thể chế phải đi đầu, nếu không thì rủi ro pháp lý là rất lớn cho DN.
"Khung pháp lý phải hoàn thiện, làm sao để biến tiền mặt thành không có tiền mặt. Có ví điện tử nhưng việc cho tiền vào ví điện tử còn khó khăn. Ở thành thị còn khó khăn thì vùng sâu, vùng xa thực hiện thế nào" - ông Thắng đặt vấn đề và đề xuất NHNN cho phép các NH tự chọn, tự xét duyệt "cánh tay nối dài" của mình. Đó là các đại lý hỗ trợ nạp tiền mặt vào trong NH số, vào trong ví và khi cần, họ có thể rút ra. Ông cũng kiến nghị Chính phủ có biện pháp áp đặt cụ thể bao nhiêu phần trăm, bao nhiêu dịch vụ không sử dụng tiền mặt đến từng bộ - ngành, địa phương.
Theo Người lao động
Samsung Galaxy Watch Active R500 giảm giá sốc cuối tuần, mua ngay! Từ 28/6 đến 30/6/2019, Samsung Galaxy Watch Active R500 sẽ được giảm giá sốc. Đây là cơ hội rất tốt để bạn sở hữu cho mình chiếc đồng hồ thông minh của một thương hiệu lớn với mức giá phải chăng. Cụ thể, Galaxy Watch Active sẽ được giảm ngay 1.000.000 đồng, tức bạn chỉ phải bỏ ra 4.490.000 đồng so với giá...