Kịch bản khi Covid-19 không thể bị xóa sổ

Theo dõi VGT trên

Chưa bao giờ thế giới mong chờ vaccine xuất hiện như trong đại dịch Covid-19, nhưng nhiều người đã nghĩ tới kịch bản tệ nhất: không có vaccine.

Nhiều nước đang chạy đua nghiên cứu vaccine ngừa Covid-19 khi đại dịch này đã khiến hơn 252.000 người c.hết trong số hơn 3,6 triệu người nhiễm trên toàn cầu.

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 3/5 cho biết nhiều công ty Mỹ đang tích cực nghiên cứu vaccine và ông “rất tự tin” rằng Mỹ sẽ có vaccine ngừa nCoV trước cuối năm nay. “Tôi nghĩ chúng ta sẽ có vaccine sớm hơn thay vì muộn hơn”, ông nói trong cuộc phỏng vấn với kênh Fox News.

Kịch bản khi Covid-19 không thể bị xóa sổ - Hình 1

Một mẫu vaccine Covid-19 được nghiên cứu tại công ty Novavax ở bang Maryland, Mỹ. Ảnh: AFP.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia, trong đó có Giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia MỹAnthony Fauci, cho rằng quá trình phát triển vaccine Covid-19 phải mất tới 12-18 tháng. Chris Whitty, cố vấn y tếcho chính phủ Anh, thậm chí nhận định một năm có thể là quá sớm để có vaccine Covid-19.

“Chúng ta sẽ chưa thể có vaccine trong vòng một năm tới 18 tháng nữa. Điều này không có nghĩa việc phát triển vaccine là chuyện không thể, nhưng nếu thành công đó sẽ là một thành tựu rất lớn. Chúng ta cần có những kế hoạch dự phòng khác nhau”, tiến sĩ Peter Hotez, trưởng khoa Y học Nhiệt đới thuộc Đại học Y Baylor ở Houston, Texas, Mỹ, cho hay.

Hầu hết chuyên gia đều tin rằng vaccine Covid-19 rốt cuộc sẽ được phát triển thành công, một phần bởi vì họ cho rằng nCoV không biến đổi nhanh chóng giống các bệnh trước đây như HIV và sốt rét. Tuy nhiên, một số người không thực sự lạc quan về điều này, bởi lịch sử y học thế giới đã ghi nhận những loại virus chưa có vaccine.

“Có vài loại virus mà chúng ta vẫn chưa tạo ra được vaccine phòng ngừa. Chúng ta không thể tin chắc rằng vaccine sẽ chắc chắn xuất hiện, hoặc nếu có thực sự được phát triển, liệu nó có vượt qua tất cả các cuộc thử nghiệm để chứng tỏ tính hiệu quả và an toàn hay không”, David Nabarro, giáo sư về y tế toàn cầu tại Đại học Hoàng gia London và là đặc phái viên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về Covid-19, cho hay.

Năm 1984, Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ Margaret Heckler thông báo tại một cuộc họp báo ở thủ đô Washington rằng các nhà khoa học đã xác định thành công loại virus sau này được biết đến là HIV, đồng thời dự đoán vaccine sẽ sẵn sàng thử nghiệm trong hai năm nữa. Nhưng gần 4 thập kỷ qua đi và 32 triệu người đã c.hết vì đại dịch này, thế giới vẫn đang chờ đợi vaccine HIV ra đời.

Trong nhiều năm sau đó, kết quả dương tính HIV không chỉ là bản án tử, mà còn khiến người nhiễm virus phải sống những tháng ngày cuối đời trong cảnh bị cộng đồng hắt hủi, trong khi các bác sĩ tranh luận trên các tạp chí y khoa về việc những người nhiễm HIV có đáng được cứu hay không.

Công cuộc tìm kiếm vaccine HIV không dừng lại ở đó. Tới năm 1997, cựu tổng thống Bill Clinton thách thức người Mỹ tìm ra loại vaccine này trong vòng 10 năm. Nhưng 14 năm sau, các nhà khoa học cho biết nhân loại vẫn phải chờ thêm khoảng 10 năm nữa.

Những khó khăn của việc phát triển vaccine ngừa HIV đến từ chính bản chất của loại virus này. “Virus HIV tiếp tục biến đổi trong cơ thể người nhiễm, như thể bạn bị nhiễm hàng nghìn virus HIV khác nhau. Trong khi biến đổi, nó làm tê liệt hệ thống miễn dịch của bạn”, Paul Offit, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm và là người đồng phát triển vaccine ngừa virus rota gây tiêu chảy cấp ở t.rẻ e.m, nói.

Video đang HOT

Tuy nhiên, vì HIV biến đổi phức tạp hơn nCoV, nên nhiều chuyên gia vẫn lạc quan về việc tìm ra vaccine Covid-19.

Kịch bản khi Covid-19 không thể bị xóa sổ - Hình 2

Người phụ nữ thử nghiệm loại vaccine ngừa Covid-19 tại Viện nghiên cứu Sức khỏe Kaiser Permanente ở Washington, Mỹ, hồi tháng 3. Ảnh: AP.

Nhưng có những căn bệnh khác vẫn gây khó khăn cho các nhà khoa học và con người. Một loại vaccine ngừa sốt xuất huyết, căn bệnh khiến khoảng 400.000 người nhiễm mỗi năm theo WHO, vẫn chưa được phát triển sau nhiều thập kỷ. Năm 2017, một nỗ lực trên phạm vi lớn nhằm phát triển loại vaccine này đã thất bại sau khi phát hiện nó làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh.

Tương tự, việc phát triển vaccine ngừa virus rhino và virus adeno gây triệu chứng giống như cảm lạnh cũng gặp nhiều khó khăn. Hiện chỉ có một loại vaccine ngăn ngừa hai chủng của adeno, nhưng nó chưa được lưu hành rộng rãi trên thị trường.

“Bạn đặt nhiều kỳ vọng rồi sau đó thất vọng. Chúng ta đang đối phó các hệ thống sinh học chứ không phải các hệ thống cơ khí. Nó phụ thuộc rất nhiều vào cách phản ứng của cơ thể”, Nabarro chia sẻ.

Đại học Oxford ở Anh đang tiến hành thử nghiệm trên người vaccine ngừa Covid-19 được phát triển từ virus ở loài tinh tinh, trong khi ở Mỹ, loại vaccine do công ty Moderna cũng đang được thử nghiệm. Tuy nhiên, khâu thử nghiệm là nơi nhiều nỗ lực phát triển vaccine thất bại. “Phần khó khăn nhất là bạn phải chứng minh được nó hiệu quả và an toàn”, tiến sĩ Hotez cho hay.

Theo Rob Picheta, biên tập viên CNN, nếu điều tương tự xảy ra với vaccine Covid-19, nCoV có thể tiếp tục lây lan trong nhiều năm nữa. Nhưng cách đối phó với HIV/AIDS sẽ cung cấp định hướng về cách sống chung với căn bệnh mà con người chưa thể ngăn chặn.

“Với HIV, chúng tôi có thể biến nó thành căn bệnh mạn tính bằng thuốc kháng virus. Chúng tôi đã làm điều mà chúng tôi luôn hy vọng nó hiệu quả với ung thư. HIV giờ không còn là án tử như những năm 1980 nữa”, Offit nói, đề cập tới phương pháp PrEP hay sử dụng thuốc kháng virus (ARV) để ngăn nguy cơ phơi nhiễm HIV.

Một số cách điều trị tương tự đang được thử nghiệm với Covid-19, khi nhiều nhà khoa học tìm kiếm phương án B cho trường hợp các thử nghiệm vaccine thất bại. Nhưng tất cả những thử nghiệm này mới ở giai đoạn đầu. Các nhà khoa học cũng thử nghiệm thuốc remdesivir chống virus Ebola, trong khi các phương pháp điều trị bằng huyết tương cũng đang được nghiên cứu.

Hydroxychloroquine (tên khác là HCQ hay Plaquenil), thuốc mà Tổng thống Donald Trump từng xem “món quà của Chúa” có khả năng “thay đổi cuộc chơi”, đã được chứng minh không hiệu quả với những bệnh nhân nặng.

“Những loại thuốc trên là các ‘ứng viên’ tốt nhất”, Keith Neal, giáo sư về dịch tễ học bệnh truyền nhiễm tại Đại học Nottingham, Anh, nói và thêm rằng vấn đề giờ nằm ở việc thử nghiệm chúng.

Giáo sư Neal cũng cho biết những thử nghiệm đầy đủ hơn đã được thực hiện và nếu một trong những loại thuốc này phát huy hiệu quả với Covid-19, các dấu hiệu tích cực sẽ xuất hiện trong vài tuần. Thuốc đầu tiên có vẻ đạt hiệu quả là remdesivir, khi Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ nói rằng có thể dùng nó cho bệnh nhân Covid-19, khi có những dấu hiệu tích cực cho thấy nó giúp tăng tốc độ phục hồi.

Nếu một loại thuốc có thể giúp giảm thời gian bệnh nhân nằm phòng điều trị tích cực dù chỉ vài ngày, nó có thể giúp bệnh viện tăng tốc độ giải phóng giường bệnh và giúp chính phủ thêm tin tưởng để cấp phép sử dụng phổ biến hơn.

Nhưng remdesivir không phổ biến trên thị trường quốc tế và việc tăng quy mô sản xuất có thể gây ra nhiều vấn đề. Điều quan trọng là bất kỳ phương pháp nào cũng đều không ngăn được lây nhiễm trong cộng đồng, đồng nghĩa nCoV có thể dễ dàng kiểm soát hơn và đại dịch sẽ giảm dần, nhưng căn bệnh này sẽ tồn tại dai dẳng cùng con người trong nhiều năm nữa.

Kịch bản khi Covid-19 không thể bị xóa sổ - Hình 3

Remdesivir, thuốc chống Ebola, được sử dụng để điều trị cho bệnh nhân Covid-19. Ảnh: AFP.

Nhiều chuyên gia nhận định nếu không thể phát triển thành công vaccine, cuộc sống của con người sẽ không thể duy trì như bây giờ hay khó có thể trở lại bình thường.

“Phong tỏa không phải giải pháp bền vững về mặt kinh tế và chính trị. Do đó chúng ta cần tìm kiếm những biện pháp khác để kiểm soát dịch”, Neal nói.

Điều này có nghĩa các chuyên gia sẽ phải thúc đẩy các chính phủ đưa ra những quy định mới trong lối sống và cách giao tiếp của người dân để thế giới có thêm thời gian, có thể là vài tháng, vài năm hoặc vài thập kỷ, cho tới khi Covid-19 bị xóa sổ bằng vaccine.

“Điều này là hoàn toàn cần thiết để sẵn sàng sống chung với Covid-19″, Nabarro nhận định. Ông kêu gọi thiết lập các “khế ước xã hội” mới, trong đó công dân mỗi quốc gia sẽ phải có trách nhiệm tự cách ly nếu xuất hiện triệu chứng bệnh hoặc từng tiếp xúc với người có nguy cơ nhiễm, khi bắt đầu trở lại cuộc sống bình thường mới. Đồng thời, mọi người cũng không còn được phép xem thường các triệu chứng cảm lạnh nhẹ hoặc ho và tiếp tục đến nơi làm việc.

Nhiều chuyên gia cũng dự đoán Covid-19 sẽ làm thay đổi vĩnh viễn quan điểm của mọi người về làm việc từ xa, học trực tuyến…. Tuy nhiên, họ nhận định đây sẽ là một thách thức lớn đối với các nước nghèo.

Trước mắt, Nabarro cho rằng các quốc gia cần thực hiện chương trình xét nghiệm và truy vết tiếp xúc quy mô lớn để cho phép mọi người có thể sống chung với Covid-19.

“Điều vô cùng quan trọng là phải có một hệ thống y tế công cộng đảm bảo việc theo dõi tiếp xúc, khám bệnh ở nơi làm việc, theo dõi các triệu chứng, đề xuất sớm về việc có cần phải tái thực hiện cách biệt cộng đồng hay không. Hệ thống này có thể thiết lập được, nhưng rất phức tạp và chúng ta thực sự chưa từng làm điều này trước đây”, Hotez nói.

Hệ thống đó có thể cho phép người dân nối lại một số tương tác xã hội. Nếu tỷ lệ lây nhiễm là rất thấp, các sự kiện đông người hoặc địa điểm kinh doanh lớn có thể mở lại nhưng liên tục được các cơ quan chính phủ và y tế cộng đồng giám sát, đ.ánh giá, theo Hotez.

Giáo sư Nabarro nhận định các biện phong tỏa, hạn chế có thể được dỡ bỏ hoặc thiếp lập lại bất cứ lúc nào cho tới khi có vaccine ngừa nCoV. Tiến sĩ Hotez dự đoán Mỹ có thể phải tái áp đặt các lệnh hạn chế vào mùa đông, thời điểm Covid-19 bùng phát mạnh nhất.

Kịch bản khi Covid-19 không thể bị xóa sổ - Hình 4

Người dân Mỹ vui chơi ở công viên Prospect, Brooklyn, Mỹ, hôm 2/5. Ảnh: NYTimes.

Giới chuyên gia cũng cho rằng các cuộc tranh luận về miễn dịch cộng đồng sẽ tiếp tục nổ ra. Tuy nhiên, Offit khẳng định miễn dịch cộng đồng bằng cách để lây nhiễm tự nhiên không phải là lựa chọn tốt nhất, bởi tiêm vaccine mới là cách tạo miễn dịch cộng đồng tốt nhất.

Chuyên gia này chỉ ra rằng dịch sởi chính là một “ví dụ hoàn hảo” cho điều đó. Trước khi vaccine trở nên phổ biến, mỗi năm có 2-3 triệu người nhiễm sởi và ông cho rằng điều này sẽ đúng với Covid-19. Hay nói cách khác, số người c.hết và nhiễm nCoV sẽ rất lớn dù phần lớn dân số thế giới không dễ nhiễm bệnh.

Dù có niềm tin rất lớn rằng sẽ có vaccine Covid-19, chuyên gia bệnh truyền nhiễm này nhận định thế giới sẽ phải đợi thêm một thời gian khá lâu. “Tôi không nghĩ nó có thể được phát triển nhanh bất kỳ loại vaccine nào khác. Tôi sẽ vô cùng kinh ngạc nếu chúng ta có vaccine Covid-19 trong vòng 18 tháng”, ông chia sẻ.

Trump duyệt chi 8,3 tỷ USD chống Covid-19

Tổng thống Trump ký duyệt gói chi tiêu khẩn cấp trị giá 8,3 tỷ USD nhằm tăng cường phản ứng đối Covid-19.

"Chúng tôi đã ký dự luật 8,3 tỷ USD. Tôi đã yêu cầu 2,5 tỷ USD và nhận được 8,3 tỷ USD. Chúng ta đã làm tốt, nhưng đó là vấn đề không lường trước được", Tổng thống Mỹ Donald Trump nói tại phòng tiếp tân ngoại giao ở Nhà Trắng khi ký luật. Hạ viện và thượng viện Mỹ trước đó đã thông qua dự luật.

Quỹ này sẽ dành hơn 3 tỷ USD cho nghiên cứu và phát triển vaccine, bộ dụng cụ xét nghiệm và điều trị y tế. 2.2 tỷ USD dùng để hỗ trợ các hoạt động y tế công cộng nhằm phòng ngừa, chuẩn bị và ứng phó dịch; 1.25 tỷ USD sẽ hỗ trợ các nỗ lực quốc tế đối phó dịch bệnh.

Trump duyệt chi 8,3 tỷ USD chống Covid-19 - Hình 1

Tổng thống Mỹ Donald Trump ký dự luật 8.3 tỷ USD chống Covid-19 tại phòng tiếp tân ngoại giao ở Nhà Trắng, Washington, hôm 6/3. Ảnh: AFP.

Nhà Trắng hôm 25/2 đã gửi yêu cầu cho quốc hội nhằm thông qua ngân sách 2,5 tỷ USD để ứng phó với dịch Covid-19, trong đó dành hơn 1 tỷ USD để phát triển vaccine. Bộ Y tế và Dịch vụ Dân sinh Mỹ (HSS) trước đó phải sử dụng ngân sách khẩn cấp phản ứng nhanh với bệnh truyền nhiễm và đang tìm cách chuyển hơn 130 triệu USD từ các tài khoản khác của HSS nhằm ứng phó nCoV, đồng thời kêu gọi thêm ngân sách.

Dịch Covid-19 đã xuất hiện ở hơn 95 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến hơn 100.000 người mắc bệnh, trong đó hơn 3.400 ca t.ử v.ong và gần 56.000 người bình phục. Mỹ thông báo hơn 200 ca dương tính với nCoV, trong đó 12 người t.ử v.ong.

Covid-19 đã xuất hiện trên khắp nước Mỹ, nhưng chủ yếu vẫn tập trung ở Bờ Tây. Các bang Washington, Florida và California đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp vì dịch Covid-19.

Ngọc Ánh (Theo Reuters)

Theo vnexpress.net

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tỉnh Rostov ở Nga bị hàng chục UAV của Ukraine tấn công ồ ạt
08:20:36 16/06/2024
Armenia nêu điều kiện ở lại liên minh CSTO do Nga đứng đầu
17:16:40 16/06/2024
Thương vụ vũ khí bí mật khiến Nga 'mất' đồng minh quan trọng?
06:49:44 15/06/2024
Nhật Bản hỗ trợ Ukraine bằng thỏa thuận an ninh kéo dài 10 năm
06:55:20 15/06/2024
Phản ứng của Ukraine trước đề xuất hoà bình từ Tổng thống Nga Putin
21:34:35 15/06/2024
Thủ đô của Ấn Độ tiếp tục chịu cảnh thiếu nước nghiêm trọng
21:56:26 15/06/2024
G7 tái khẳng định cam kết ủng hộ lâu dài cho Ukraine
06:00:07 15/06/2024
Ukraine và phương Tây xung đột về chiến đấu cơ F-16
20:45:01 14/06/2024

Tin đang nóng

Cuộc sống t.uổi xế chiều của con trai cố danh ca Hùng Cường sau nhiều biến cố
14:54:36 16/06/2024
Chồng Hằng Du Mục: Từng ôm thắm thiết Quang Linh vlog, giờ ghen với "em ruột"
15:35:13 16/06/2024
Review nóng tập 1 Anh Trai Say Hi: 3 tiếng rưỡi chưa bao giờ dài đến thế, Anh Tú tưởng nhạt lại gánh còng lưng!
15:54:21 16/06/2024
Sao Việt 16/6: Ông xã Thanh Hằng nhõng nhẽo vợ, MC Mai Ngọc bình yên sau ly hôn
14:27:44 16/06/2024
Vụ cháy 3 người mất tại Bắc Giang: Lửa bùng từ nơi để xe điện, khí độc lan nhanh
17:33:21 16/06/2024
Lưu Diệc Phi thu hút trăm triệu lượt xem khi diện áo tắm, Trịnh Sảng bị gọi tên
15:52:51 16/06/2024
BigDaddy: "thầy ruột" Pháo, HIEUTHUHAI, "yêu lại" bạn gái cũ Soobin Hoàng Sơn
16:33:04 16/06/2024
Thảm đỏ hot nhất hôm nay: Na Trát đọ sắc với mỹ nhân "đẹp chấn động thế gian", Quan Hiểu Đồng thần thái sau vụ mất mặt ở sự kiện
18:02:55 16/06/2024

Tin mới nhất

Các nước nêu quan điểm về sự hiện diện của Nga trong đàm phán hòa bình cho Ukraine

20:16:33 16/06/2024
Tổng thống Zelensky bày tỏ hy vọng hội nghị thượng đỉnh này sẽ đặt nền móng cho một giải pháp công bằng và lâu dài với Moskva. Tuy nhiên, ông không đề cập đến khả năng sẵn sàng đàm phán trực tiếp với Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Idul Adha-dịp lễ của đức tin và sự chia sẻ trong xã hội Hồi giáo Indonesia

19:41:11 16/06/2024
Hằng năm, khoảng 2 tháng sau dịp lễ Idul Fitri, người Hồi giáo ở Indonesia lại cùng nhau đón dịp lễ lớn và quan trọng thứ 2 trong năm - Lễ Idul Adha, hay còn gọi là Lễ Hiến tế.

Nắng nóng tiếp tục thiêu đốt Thủ đô Ấn Độ

16:31:28 16/06/2024
Theo bà Selomi Garnaik - một trong những thành viên tham gia nghiên cứu của tổ chức Greenpeace Ấn Độ, những người làm việc ngoài trời phải đối mặt với những tác động nghiêm trọng đến sức khỏe.

Israel xác nhận 8 binh sĩ bị t.hiệt m.ạng trong vụ nổ ở Rafah

16:29:10 16/06/2024
Trong một diễn biến khác, Văn phòng Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant cùng ngày thông báo quan chức này sẽ thăm Mỹ vào cuối tháng này và thảo luận với người đồng cấp Mỹ Lloyd Austin về các diễn biến an ninh hiện tại.

Mỹ công bố gói viện trợ hơn 1,5 tỷ USD cho Ukraine

16:27:04 16/06/2024
Bà Harris cũng công bố hơn 379 triệu USD từ Bộ Ngoại giao và Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) dành cho hỗ trợ nhân đạo, giúp đỡ người tị nạn và bảo đảm cung cấp lương thực, nước uống, nơi ở, dịch vụ vệ sinh cho hàng triệu người dân...

Singapore đóng cửa các bãi biển do sự cố tràn dầu

16:22:46 16/06/2024
Dầu loang từ bến tàu Pasir Panjang, cách hòn đảo du lịch nổi tiếng Sentossa chưa đầy 10km. Vụ việc xảy ra chiều 14/6 khi một tàu nạo vét treo cờ Hà Lan đ.âm phải một tàu chở dầu treo cờ Singapore đang neo đậu.

Việt Nam tham dự lễ hội ẩm thực và văn hoá lớn nhất Praha

15:04:47 16/06/2024
Trong khi đó, các sản phẩm truyền thống như nón lá, khăn lụa cũng được nhiều khách thăm quan lựa chọn làm món quà kỷ niệm đầy ý nghĩa.

Tổng thống Putin tiết lộ số binh sĩ tham gia xung đột tại Ukraine

14:32:38 16/06/2024
Đến tháng 5, tạp chí Mỹ Financial Times đưa tin làn sóng tuyển quân hàng loạt lần hai ở Nga sẽ diễn ra vào cuối năm nay. Một lần nữa, người phát ngôn Peskov bác bỏ tuyên bố.

Lễ rước quân kỳ mừng sinh nhật Vua Charles III của Anh

14:31:48 16/06/2024
Trooping the Colour năm nay là lễ diễu hành mừng sinh nhật Vua Charles III lần thứ hai kể từ khi ông lên ngôi và lần đầu tiên kể từ khi ông được chẩn đoán mắc ung thư.

Tổng thống Brazil đề xuất với G7 đ.ánh thuế giới siêu giàu

14:19:04 16/06/2024
Tổng thống Brazil, Chủ tịch G20 năm 2024, nhấn mạnh liên minh toàn cầu này sẽ là chìa khóa để chấm dứt đói nghèo, vấn đề mà hiện tại vẫn là nỗi ám ảnh của nhân loại.

Tác động với Nga từ các lệnh trừng phạt mới nhất của Mỹ

14:18:22 16/06/2024
Lệnh trừng phạt mới của Mỹ buộc chấm dứt giao dịch đồng USD và đồng euro trên sàn giao dịch chính của Nga, gây rối loạn thị trường tài chính và có thể thúc đẩy nước này dạng hóa sang thị trường châu Á.

Tân Tổng thống Slovakia tuyên thệ nhậm chức

09:18:29 16/06/2024
Slovakia tiến hành lễ nhậm chức tổng thống với các biện pháp an ninh được siết chặt. Cảnh sát và hàng rào di động đã được triển khai xung quanh khu vực Nhà hát giao hưởng quốc gia Slovakia.

Có thể bạn quan tâm

7 nguyên tắc phong thủy tối thiểu được người giàu áp dụng để: Công việc hanh thông, vận may không mời cũng đến

Trắc nghiệm

20:22:39 16/06/2024
Sự thay đổi nhỏ trong cách bố trí nhà cửa có thể mang lại những ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và sức khỏe của gia đình bạn.

Asa (BabyMonster) được gọi là 'nữ hoàng sân bay' thế hệ mới

Phong cách sao

20:12:02 16/06/2024
Nữ thần tượng sinh năm 2006 xuất hiện trước công chúng với ngoại hình mang đậm phong cách Y2K đầu những năm 2000.

Hoa hậu Di Khả Hân mặc gợi cảm, khoe dáng trên thảm đỏ

Sao việt

20:07:23 16/06/2024
Hoa hậu Di Khả Hân chọn thiết kế bắt mắt với chất liệu xuyên thấu khi xuất hiện trên thảm đỏ Tuần lễ thời trang quốc tế Việt Nam 2024.

Cực phẩm nhan sắc phim "Mặc vũ vân gian" c.hết

Phim châu á

19:54:15 16/06/2024
Trong Mặc vũ vân gian , Đồng Nhi là người đã luôn đồng hành cùng Tiết Phương Phỉ. Chính vì thế khi thấy Đồng Nhi vì bảo vệ mình mà phải hy sinh tính mạng, Tiết Phương Phỉ đã vô cùng đau đớn.

ABCD của Nayeon: Cứ ngỡ sẽ đậm chất Âu Mỹ hóa ra là nhạc trộn hàng lỗi

Nhạc quốc tế

19:43:55 16/06/2024
Nayeon chính thức trở lại đường đua Kpop với album solo thứ hai trong sự nghiệp. Các bài hát của nữ idol có sự đổi mới nhưng không được tán dương.

HLV Park Hang Seo đón tin vui ở Việt Nam

Sao thể thao

19:37:14 16/06/2024
Các trận đấu ở giải quốc nội chính thức trở lại trong ngày 15/6. Ở giải hạng Nhất Quốc gia, CLB Bình Phước gặp Hòa Bình tại trận đấu thuộc khuôn khổ vòng 20.

Ngôi làng bị cấm sinh trong làng, qua đời phải đưa đến nơi khác chôn cất

Netizen

18:36:34 16/06/2024
Ngôi làng Mafi Dove, ở miền Nam Ghana, là nơi sinh sống của khoảng 5.000 người. Điều đặc biệt là hầu như trong số đó không ai được sinh ra tại ngôi làng này và đến khi qua đời, họ được chôn cất ở 1 nơi khác.

3 công thức sinh tố từ nấm sữa kefir siêu dưỡng da trong ngày hè rực nắng, vừa trắng bật tông lại căng tràn sức sống

Ẩm thực

18:34:26 16/06/2024
Không chỉ là thức uống giải nhiệt lý tưởng, 3 công thức sinh tố kefir sau đây sẽ là cứu tinh cho làn da của bạn dưới cái nắng gay gắt, mang lại vẻ đẹp rạng ngời và tươi trẻ từ sâu bên trong.

Diễn biến mới vụ hơn 100 viên chức bị thu lại t.iền hỗ trợ chống dịch Covid-19

Tin nổi bật

18:31:56 16/06/2024
Cụ thể, Trung tâm Y tế huyện Con Cuông được UBND huyện cấp kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ cán bộ tham gia chương trình tiêm chủng Covid-19 năm 2022 vào 2 đợt. Đợt 1 với số t.iền gần 595 triệu đồng và đợt 2 là hơn 1 tỷ đồng.

Hỏa hoạn làm 3 người c.hết ở Bắc Giang, lửa bùng phát từ nơi để xe đạp điện

Pháp luật

18:24:46 16/06/2024
Theo thông tin ban đầu, đám cháy xảy ra vào khoảng 3h40, ngày 16/6, tại số nhà 43, đường Hoàng Hoa Thám, phường Đa Mai, TP Bắc Giang, khiến 3 người t.ử v.ong.

VCT Pacific Stage 2: Crazyguy và các đồng đội thua trận mở màn

Mọt game

17:56:01 16/06/2024
Dù có màn trở lại mạnh mẽ tại ván 1, BLEED Esports của Ngô Crazyguy Công Anh vẫn nhận thất bại chung cuộc 1-2 trước Team Secret (TS), qua đó thua trận đầu tiên tại VCT Pacific Stage 2.