Kì thi THPT Quốc gia 2018: Chọn ngành vì niềm vui chứ không phải áp lực
Trao đổi với thí sinh trong ngày hội tư vấn tuyển sinh, bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD&ĐT cho hay: “Từ mùa tuyển sinh năm 2017, các thí sinh đã được đăng ký nguyện vọng không giới hạn. Tuy nhiên, theo tôi các em nên tìm hiểu xem ngành học đó mình có yêu thích thực sự và tìm được niềm đam mê trong đó hay không…”.
Thí sinh nên chọn vì niềm đam mê chứ không phải áp lực
Tin đồn thất thiệt: 5 điểm/môn thi mới tốt nghiệp
Trong những ngày qua, trên mạng xã hội xuất hiện thông tin theo quy chế thi THPT quốc gia năm 2018 vừa được Bộ GD& ĐT công bố, thí sinh phải đảm bảo mỗi môn thi thành phần phải đạt 5 điểm trở lên mới đủ điều kiện để xét công nhận tốt nghiệp THPT. Câu hỏi này cũng được thí sinh đặt ra tại Ngày hội. TS Nguyễn Thị Kim Phụng cho biết bà cũng chờ đợi câu hỏi này của thí sinh để giải toả băn khoăn, tránh hoang mang không cần thiết.
Bà Phụng khẳng định quy chế thi THPT quốc gia và xét tốt nghiệp THPT năm 2018 hầu như không có thay đổi so với năm 2017. Trong đó, về điều kiện xét công nhận tốt nghiệp hoàn toàn không có chuyện yêu cầu mỗi môn thành phần của thí sinh phải đạt mức tối thiểu 5 điểm. Cũng giống như năm 2017, mức điểm xét tốt nghiệp 5.0 được tính là điểm trung bình các môn thi THPT quốc gia (đăng ký để xét tốt nghiệp) cộng với điểm trung bình các môn học lớp 12 chia cho 2 và cộng với điểm ưu tiên.
Về đăng kí nguyện vọng, bà Nguyễn Thị Kim Phụng nhấn mạnh: “Thí sinh chỉ nên chọn khoảng từ 3 – 5 nguyện vọng trong đó có những nguyện vọng thấp hơn năng lực của các em để có thể đề phòng rủi ro. Đừng chọn nguyện vọng quá cao so với sức của mình. Thực tế, mùa tuyển sinh năm 2017 cho thấy, tỉ lệ thí sinh trúng tuyển khi đăng ký từ 3 – 5 nguyện vọng nằm ở con số là 70%. Và thực tế, bà Nguyễn Thị Kim Phụng khẳng định, năm nay thí sinh vẫn chỉ trúng tuyển một nguyện vọng duy nhất và đó là nguyện vọng ưu tiên cao nhất của thí sinh. Ví dụ: Một em thí sinh đăng ký 7 nguyện vọng. Trong đó, thí sinh trúng tuyển nguyện vọng 4, nguyện vọng 6, nguyện vọng 7. Vậy thí sinh sẽ chỉ được nhập học vào nguyện vọng 4, đó là nguyện vọng ưu tiên cao nhất của em thí sinh này”.
Mặc dù, từ năm 2017, Bộ GD&ĐT đã không giới hạn việc đăng ký nguyện vọng xét tuyển vào các trường của thí sinh. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng không phải là thí sinh đăng ký bao nhiêu nguyện vọng, mà các em hiểu được ngành học đó hay không, có thực sự phù hợp với năng lực của mình hay không. Khi các em làm công việc mình yêu thích đó sẽ là niềm vui chứ không phải là áp lực, bà Phụng nhấn mạnh.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, bà Phụng cũng một số điểm thay đổi về quy chế tuyển sinh năm 2018, thí sinh cần lưu ý như: Năm 2018, điểm ưu tiên khu vực sẽ giảm đi 50% so với năm 2017 trở về trước. Điều này phù hợp với lịch sử của quá trình ưu tiên từ trước đến nay. Sau một số năm, độ chênh lệch vùng miền không còn quá cao để mức điểm này hạ xuống phù hợp với sự phát triển của các vùng khó khăn. Bộ GD&ĐT sẽ không quy định điểm sàn hay ngưỡng đảm bảo chất lượng, trừ với ngành đào tạo giáo viên. Quyền này sẽ được trao về cho các trường để tự chủ tiến hành cho phù hợp với chính sách tuyển sinh của từng trường. Điểm xét tuyển năm 2018 sẽ được làm tròn đến hai chữ số thập phân. Các thí sinh sẽ phải chắt chiu từng phần trăm điểm một để cạnh tranh trong quá trình thi và tuyển sinh.
Năm nay, Bộ GD&ĐT cũng yêu cầu các trường bắt buộc phải công bố tỉ lệ sinh viên có việc làm sau một năm tốt nghiệp của hai năm trước. Thí sinh có thể tham khảo để biết rằng trường nào thì có các ngành có chất lượng. Thí sinh cũng có thể kiểm chứng lại thông tin của các trường này để đảm bảo độ tin cậy cho các thông tin tham khảo của mình.
Sinh viên ĐH Luật ra trường mức lương khá cao
Không chỉ băn khoăn về cơ hội việc làm, thí sinh tại Ngày hội tư vấn tuyển sinh- hướng nghiệp 2018 còn đặc biệt quan tâm đến mức lương sau tốt nghiệp. Theo đại diện trường ĐH Luật Hà Nội, sinh viên tốt nghiệp trường ĐH Luật Hà Nội ra trường có mức thu nhập tương đối cao, từ 7 triệu đồng/tháng là một trong những điểm hấp dẫn thu hút các thí sinh đăng ký tuyển sinh.
Trước rất nhiều câu hỏi của thí sinh liên quan đến vấn đề phương thức tuyển sinh của ĐH Luật Hà Nội trong năm 2018, đại diện nhà trường cho biết, năm nay trường có 2 phương thức xét tuyển: Phương thức 1: Trường dành 15% chỉ tiêu xét tuyển theo ngành dựa trên kết quả học tập bậc THPT của thí sinh các trường THPT chuyên/ năng khiếu quốc gia, các trường THPT chuyên/ năng khiếu cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương có học lực loại gỏi trở lên cả 3 năm, trong đó kết quả học tập lớp 12 của các môn thuộc môn tổ hợp đăng ký xét tuyển không dưới 8,0.Phương thức 2: Trường dành 85% chỉ tiêu xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 theo các tổ hợp được xác định cụ thể cho từng ngành. Đặc biệt, Trường ĐH Luật Hà Nội cũng áp dụng cơ chế tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT. Những thí sinh là thủ khoa của các tổ hợp xét tuyển sẽ được trường dành tặng một phần thưởng để khuyến khích tinh thần học tập.
Đồng thời, theo TS Lê Đình Nghị – Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Luật Hà Nội, năm 2018 nhà trường dự kiến tuyển 2.210 chỉ tiêu. Sinh viên trúng tuyển vào trường sẽ có cơ hội học chương trình đào đào tạo chất lượng cao (ngành Luật); Chương trình liên kết đào tạo quốc tế với các trung tâm pháp luật của Đức, Nhật Bản, Hoa Kỳ… Sinh viên có cơ hội thực hành nghề luật tại Trung tâm tư vấn pháp luật của trường và các cơ quan khác. Sinh viên của trường cũng có cơ hội học cùng lúc hai chương trình, cơ hội có việc làm sau khi ra trường rất cao.
Bên cạnh đó, TS Lê Tiến Châu – Thứ trưởng Bộ Tư pháp, Hiệu trưởng trường ĐH Luật Hà Nội cũng , nghề luật là một nghề cao quý, thật sự rất thú vị và hấp dẫn nhưng cũng đầy thách thức. Các bạn có tình yêu đối với công lý và lẽ phải, đặc biệt là có ước mơ trở thành những người hành nghề pháp luật chuyên nghiệp và tài năng, hãy trở thành sinh viên của trường ĐH Luật Hà Nội.
Còn với ĐH Mỏ Địa chất, TS Lê Xuân Thành – Trưởng Phòng công tác sinh viên cũng cho biết mức thu nhập kỹ sư khai thác mỏ rất đáng để thí sinh cân nhắc và quyết tâm lựa chọn vì đây là ngành thu nhập cao nhưng cũng rất “kén” người. Theo đó, trong sáu tháng đầu tiên được tuyển dụng, kỹ sư khai thác mỏ có thể đạt mức lương khởi điểm 800 USD/ tháng. Sau một năm, nếu đáp ứng tốt với yêu cầu của công việc, mức lương có thể lên 1.200 USD/tháng.
Và trước câu hỏi: “Trường ĐH Giao thông vận tải công bố tỉ lệ sinh viên có việc làm sau tốt nghiệp khoảng 90%, vậy mức lương cụ thể sau ra trường của các ngành đào tạo thường ở mức nào?”. PGS. TS Nguyễn Thanh Chương cho biết mức lương khởi điểm cho sinh viên của trường sau tốt nghiệp thường ở mức 6-7 triệu đồng, có những ngành như công nghệ thông tin, điện tử viễn thông hay sinh viên tốt nghiệp ngành công trình đi làm tại các doanh nghiệp liên doanh, nước ngoài, mức lương ban đầu có thể đã ở mức 15 triệu đồng/tháng.
Hiện Bộ GD&ĐT cũng đang lên kế hoạch dự kiến để các thí sinh đăng ký dự thi THPT quốc gia từ 1 -20/4/2018. Thời gian điều chỉnh nguyện vọng dự kiến là từ 18 -26/7/2018 sau khi cập nhật đầy đủ dữ liệu về điểm thi, tương quan điểm thi thì các thí sinh sẽ được điều chỉnh nguyện vọng.
Theo Baophapluat.vn
Thực hư chuyện 5 điểm một môn thi mới đỗ tốt nghiệp?
Trên mạng xã hội mấy ngày qua xuất hiện thông tin theo quy chế thi THPT quốc gia năm 2018 vừa được Bộ GD& ĐT công bố, thí sinh phải đảm bảo mỗi môn thi thành phần đạt 5 điểm trở lên mới đủ điều kiện để xét công nhận tốt nghiệp THPT. Có hay không có việc này?
ảnh minh họa
Theo bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học Bộ GD& ĐT, quy chế thi THPT quốc gia và xét tốt nghiệp THPT năm 2018 hầu như không có thay đổi so với năm 2017.
"Trong đó, về điều kiện xét công nhận tốt nghiệp hoàn toàn không có chuyện yêu cầu mỗi môn thành phần của thí sinh phải đạt mức tối thiểu 5 điểm"- bà Phụng khẳng định.
Bà Phụng cho rằng, không có quy định 5 điểm/môn thành phần mới đỗ tốt nghiệp. Quy định này vẫn được giữ nguyên. Tức là, điểm để được xét tốt nghiệp (điểm đỗ tốt nghiệp) vẫn là 5,0 điểm - đó là điểm trung bình của các môn thi THPT quốc gia cộng với điểm trung bình năm học lớp 12, sau đó chia cho 2, rồi cộng với điểm ưu tiên.
"Công thức năm nay cũng giống như các năm trước, không có gì khác. Điểm này chỉ sửa về mặt kỹ thuật, nên các em không phải lo lắng về nội dung này"- bà Phụng nói.
Trong phương án thi THPT Quốc gia năm 2018 đã được Bộ GD&ĐT công bố, đề thi năm nay của của thí sinh sẽ không còn chỉ nằm trong chương trình lớp 12 mà có cả lớp 11.
Kỳ thi THPT quốc gia 2018 sẽ gồm 5 môn thi: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Khoa học tự nhiên (tổ hợp các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học) và Khoa học xã hội (tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân).
Trong đó, 3 bài thi là bắt buộc gồm Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 1 bài thi tự chọn: bài thi Khoa học tự nhiên hoặc bài thi Khoa học xã hội. Với bài thi Ngoại ngữ, thí sinh có thể chọn một trong các thứ tiếng là Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức, Nhật.
Đối với hệ giáo dục thường xuyên sẽ phải trải qua 2 bài thi bắt buộc gồm: Toán, Ngữ văn và một bài thi tự chọn là Khoa học tự nhiên (tổ hợp các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học) hoặc bài thi Khoa học xã hội (tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lý).
Được biết, Bộ GD&ĐT đang xây dựng ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa, nâng cao độ phân hóa của đề thi theo chương trình giáo dục phổ thông hiện hành và từng bước định hướng nội dung theo lộ trình triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới.
Theo TPO
Tuyển sinh 2018: Thí sinh chỉ nên đăng ký từ 3-5 nguyện vọng Bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho rằng, nếu thí sinh đã đủ thông tin để lựa chọn ngành, chỉ nên đăng ký xét tuyển từ 3-5 nguyện vọng. Trong đó, có những nguyện vọng thấp hơn một chút so với năng lực tự đánh giá của các em để đề...