Kì lạ: Vườn xoài vừa có quả to bự nặng cả cân, vừa ra hoa, ong đến làm tổ dày đặc
Với “chiêu độc” bẻ bớt hoa để tạo ra những đợt ra hoa, kết trái khác nhau, vườn xoài rộng 7ha của ông Nguyễn Hương Long, Chủ tịch HĐQT HTX nông nghiệp hữu cơ Chiềng Xuân (Vân Hồ, Sơn La) luôn trĩu trịt quả to, quả nhỏ nhưng vẫn có những cành đang đơm hoa.
Khắp vườn đều gặp những đàn ong mật tìm về làm tổ dày đặc.
Từng có 30ha trồng xoài, nhãn, bưởi ở xã Chiềng Sơn (Mộc Châu, Sơn La), nhưng ông Nguyễn Hương Long vẫn đam mê, ham muốn mở rộng thêm những vườn cây trái trĩu cành. Khi đặt chân vào vùng đất xã vùng biên viễn Chiềng Xuân (Vân Hồ, Sơn La), ông thấy đất đai ở đây tươi tốt, nhưng bà con người Mông lại bỏ hoang hóa để cho cỏ dại mọc đầy.
Tiếc đất đai bỏ phí, ông Long liền rủ người em trai vào khai phá đất đai, bắt đầu trồng những cây xoài đầu tiên.
Ông Nguyễn Hương Long, Chủ tịch HĐQT HTX Nông nghiệp hữu cơ Chiềng Xuân giới thiệu vườn xoải với 3 loại quả, giúp rải vụ, kéo dài thu hoạch tới tháng 8/2020.
3 vạn quả xoài đợt 1đã được gia đình ông Long bao túi, chuẩn bị cho thu hoạch, xuất bán trong thời gian tới.
Thấy ông Long đi tiên phong trồng xoài, nhiều bà con người Mông cũng trồng theo, tạo ra một vùng cây trái xum xuê, trĩu quả. Chỉ tính riêng 7 thành viên của HTX nông nghiệp hữu cơ Chiềng Xuân đã có 30ha vườn xoài.
Vườn xoài có tổng diện tích 7ha, nằm ven bên triền núi.
“Lúc đầu vào trồng xoài, toàn đường đất nên đi lại rất vất vả. “Đầu năm 2017, tôi bắt đầu xuống giống trồng 7ha xoài Đài Loan, giờ mới được 3 năm. Năm ngoái vườn xoài bói quả được 22 tấn, bán xoài vàng giá 22.000 đồng/kg, được gần 500 triệu” – ông Long cho biết.
Năm nay, dự kiến sản lượng xoài của vườn ông Long tăng lên rất nhiều. “Hiện tại, gia đình tôi đã bọc túi được 3 vạn quả đợt một và đợt hai cũng đang chuẩn bị bọc túi. Kiểu gì thì mỗi ha cũng được 10 tấn, đó là bình quân mỗi cây cho thu 15 quả” – ông Long khẳng định.
Video đang HOT
Ông Long sử dụng thuốc trừ sâu sinh học được chế từ gừng, tỏi, ớt để ngừa bệnh cho cây xoài.
Những thùng ủ cá làm phân để bón, tưới cho cây xoài.
Khi cá được ngâm từ 8 tháng đến 1 năm, ông lấy ra hòa với nước để tưới cho vườn xoài.
Hiện ông trồng 500 cây/ha, với mật độ và năng suất như hiện tại, trong tháng tới, gia đình ông thu hoạch khoảng 10 tấn xoài/ha. Với giá bán 11.000 đồng/kg, mỗi ha xoài của ông Long dự kiến cho thu nhập khoảng 110 triệu đồng.
Đây là mô hình được Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh và các đại biểu tham quan đánh giá cao và thống nhất nhận định, sản xuất nông sản của địa phương theo hướng hữu cơ không chỉ đáp ứng tiêu dùng trong nước mà còn đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh đánh giá rất cao kỹ thuật rải vụ đơn giản bằng cách ngắt hoa, khiến xoài ra 3 đợt hoa khác nhau và định hướng trồng xoài hữu cơ của gia đình ông Long.
Nói về cây xoài, ông Long cho rằng, cây xoài dễ trồng hơn tất cả các loại cây trồng khác, lại chịu được hạn nên trồng rất nhàn. Vườn xoài nhà ông hiện đang trồng theo hướng hữu cơ, phân bón được lấy từ cá mạt đánh bắt trong hồ điều hòa rộng 3ha, được ngâm từ 8 tháng đến 1 năm rồi hòa với nước tưới.
Toàn bộ việc phòng trừ sâu bệnh được ông sử dụng chế phẩm vi sinh được ngâm từ tỏi, gừng, ớt với giá mua khoảng 80.000 đồng/chai. Do giữ được rừng đầu nguồn phía đỉnh khu vườn và trồng, chăm sóc vườn xoài theo hướng hữu cơ nên môi trường ở khu vực này khá trong lành. Điều thú vị là trong vườn xoài, chúng tôi thấy có rất nhiều đàn ong rừng kéo về làm tổ dày đặc.
Ông Long thích thú vạch tổ ong mật rừng, giới thiệu với khách đến thăm vườn xoài.
Tổ ong mật rừng bu đặc kín trên cây xoài.
Nhiều người thích thú với những trái xoài to, nặng khoảng1,2kg, cá biệt có trái nặng tới 1,8kg.
Về cách thức cho cây xoài ra trái rải vụ, ông Long cho biết, lúc cây xoài bắt đầu ra hoa thì mình bẻ bớt hoa đi thì cây bị ức chế, ra thêm hoa đợt hai chậm hơn. Quy trình lặp lại tương tự, muốn cây ra quả đợt ba thì ông lại tiếp tục bẻ bớt các chùm hoa trong đợt ra hoa thứ hai.
Nhờ cách làm đơn giản như vậy, vườn xoài nhà ông Long có tới 3 đợt quả trong một mùa vụ thu hoạch. Trong năm tới, ông Long có kế hoạch làm lệch hẳn thời vụ của vườn xoài nhà mình. Theo đó, vào khoảng 15/10 âm lịch, ông sẽ cắt tỉa cành để cho ra một đợt lộc. Kỹ thuật cắt tỉa cành này sẽ khiến thời vụ thu hoạch xoài chậm hơn từ 1-1,5 tháng.
Trong những năm gần đây, diện tích cây ăn trái trên địa bàn tỉnh Sơn La có sự bứt phá, phát triển mạnh. Ông Nguyễn Thành Công, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Sơn La cho biết, đến nay diện tích cây ăn quả trên địa bàn tỉnh đã phát triển gần 80.000ha, trong đó tập trung cho các diện tích cây ăn quả lớn như xoài 15.700ha, nhãn 18.790 ha, rồi các vùng bơ, chanh leo và cây ăn quả khác.
“Thời gian qua, dịch Covid-19 có tác động ảnh hưởng rất lớn. Tuy nhiên, đến thời điểm này việc thông quan tại các cặp cửa khẩu Lạng Sơn, Lào Cai đã rất tốt. Hiện nay, xoài trên địa bàn tỉnh bắt đầu cho thu hoạch với tổng sản lượng năm nay đạt 45.000-50.000 tấn. Chúng tôi sẽ tập trung tốt cho việc xuất khẩu này” – ông Công nhấn mạnh.
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Lê Quốc Doanh làm việc với Sơn La về Đề án phát triển trái cây
Với việc phát triển mạnh diện tích nhiều loại cây ăn trái như xoài, nhãn, chanh leo trong những năm gần đây, tỉnh Sơn La đã trở thành "vựa" trái cây lớn thứ hai cả nước, với tổng diện tích trên 71.000ha, đứng sau tỉnh Tiền Giang có khoảng 79.000ha cây trái. Và câu chuyện tìm đường vào siêu thị, tăng cường chế biến và xuất khẩu đang đặt ra.
Trực tiếp đi thăm mô hình trồng rau trái vụ tại xã Vân Hồ và xoài tại xã Chiềng Xuân (Vân Hồ, Sơn La), Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh đánh giá cao kết quả tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh Sơn La, đặc biệt việc chuyển hướng sản xuất trái vụ, rải vụ của các HTX, bà con nông dân.
Bà ĐInh Thị Xoa, Giám đốc HTX trồng rau an toàn Vân Hò chăm sóc ruộng rau bắp cải trồng trái vụ. Ảnh: K.Lực
Tại vườn xoài rộng 7ha của nhà ông Nguyễn Hương Long, Chủ tịch HĐQT HTX Nông nghiệp hữu cơ Chiềng Xuân, những trái xoài sai trĩu cành trên cây trồng hơn 3 năm. Điểm đặc biệt của vườn xoài là cùng những quả to trên dưới 1kg thì có những quả nhỡ, vừa, thậm chí còn đang ra hoa.
Ông Long cho biết, để rải vụ xoài, khi xoài ra hoa ông đã ngắt bớt, tạo ra những đợt ra hoa, đậu quả muộn. Chính vì thế, vườn xoài nhà ông có thể ra 3 lượt quả trong một vụ. Không chỉ rải vụ xoài, ông còn trồng theo hướng hữu cơ, sử dụng thuốc thảo dược và cá làm phân bón cho cây trồng.
Ông Nguyễn Hương Long, Chủ tịch HĐQT HTX Nông nghiệp hữu cơ Chiềng Xuân giới thiệu vườn xoài với 3 loại quả, giúp rải vụ, kéo dài thu hoạch tới tháng 8/2020. Ảnh: K.Lực
Hiện ông trồng 500 cây/ha, với mật độ và năng suất như hiện tại, trong tháng tới, gia đình ông thu hoạch khoảng 10 tấn xoài/ha. Với giá bán 11.000 đồng/kg, mỗi ha xoài dự kiến cho thu khoảng 110 triệu đồng.
Đây là mô hình được Thứ trưởng Lê Quốc Doanh và các đại biểu tham quan đánh giá cao và thống nhất nhận định, sản xuất nông sản của địa phương theo hướng hữu cơ không chỉ đáp ứng tiêu dùng trong nước mà còn đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.
Tại hội nghị sơ kết về công tác bảo vệ thực vật, trồng trọt và mở cửa thị trường xuất khẩu đối với sản phẩm nông sản Sơn La diễn ra ngày 7/5, lãnh đạo Sở NN&PTNT tỉnh Sơn La cho biết, đến nay diện tích cây ăn quả, cây rau, cây công nghiệp lâu năm trên địa bàn tỉnh Sơn La đạt khoảng 110 nghìn ha.
Trong đó, diện tích cây ăn quả và cây sơn tra là hơn 71.000 ha, cây công nghiệp lâu năm gần 30.000 ha, rau hơn 9.000 ha. Sản xuất quả theo chuỗi cung ứng an toàn, mã số vùng trồng đến nay tỉnh Sơn La duy trì và phát triển được 73 chuỗi cung ứng quả an toàn với tổng diện tích sản xuất 1.556 ha, sản lượng ước đạt 13.000 tấn/năm, chủ yếu là xoài, nhãn, mận, thanh long, na, chanh leo, dâu tây, bơ...
Tham gia chuỗi cung ứng có 78 doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất cây ăn quả được cấp chứng nhận VietGAP. Theo bà Lê Thị Yến, Chủ tịch UBND huyện Sông Mã, được sự hỗ trợ của Bộ NN&PTNT hiện nay diện tích sản xuất theo quy trình VietGap trong những năm qua không ngừng tăng lên.
Qua đó, cũng thay đổi tập quán canh tác và nhận thức của người dân về sản xuất nông sản an toàn. Tăng cường thêm cơ hội đầu ra tiêu thụ nông sản, thời gian tới đối với nhãn huyện tiếp tục phát triển theo quy hoạch và xác định tập trung vào sản xuất theo quy trình Vietgap và GlobalGap, đồng thời mở rộng thêm diện tích xoài và các loại cây trồng.
"Với diện tích cây ăn quả rất lớn hiện nay gần như đã trở thành phong trào của người dân. Bởi so sánh hiệu quả với trồng lúa và trồng ngô thì trồng cây ăn quả cao gấp nhiều lần. Sản phẩm long nhãn hiện đã có thương hiệu tuy nhiên chế biến chưa nhiều, mong muốn Bộ NN&PTNT và các doanh nghiệp hỗ trợ để tăng cường chế biến gia tăng giá trị đối với nhãn" - bà Yến kiến nghị.
Trong thúc đẩy tiêu thụ nông sản và xuất khẩu, phương châm của tỉnh Sơn La là tăng cường kết nối với các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến nông sản gắn với vùng nguyên liệu. Sản phẩm nông sản xuất khẩu chủ yếu hiện nay của tỉnh Sơn La gồm: chanh leo, chuối, chè khô, cà phê nhân, tinh bột sắn sang các thị trường như: Trung Quốc, các nước Liên minh Châu Âu, Nhật Bản, Mỹ, Đức.
Trong đó, đáng chú ý là xoài Yên Châu của Sơn La đã có mặt tại thị trường Mỹ, Anh, Úc. Ông Lò Minh Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La cho rằng, sản xuất, liên kết giữa hộ nông dân với doanh nghiệp là hết sức cần thiết, bởi nếu hộ nông dân sản xuất hàng hóa đơn lẻ, khó cạnh tranh, khó tiếp cận thị trường, chỉ thông qua liên kết với doanh nghiệp, nông dân mới có điều kiện tiếp cận với thị trường, tiêu thụ sản phẩm.
"Trên cơ sở những kết quả đạt được thời gian qua, mong muốn Bộ NN&PTNT tiếp tục hỗ trợ mở rộng thêm đối với những ngành hàng nông sản chủ lực khác của tỉnh Sơn La như: chăn nuôi, thủy sản và một số loại cây ăn quả mà tỉnh đang mở rộng diện tích và trồng theo quy trình an toàn".
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cho rằng, đáp ứng tốt yêu cầu của thị trường không những của nội địa mà còn xuất khẩu nông sản phải sản xuất phải đảm bảo an toàn. Về lâu dài, đối với mỗi loại nông sản ở các tỉnh miền núi phía Bắc phải có Đề án để phát triển riêng, tránh tình trạng dư thừa.
"Đối với cây ăn quả hiện nay Bộ NN&PTNT đang chỉ đạo các đơn vị chuyên môn phối hợp với tỉnh Sơn La và các tỉnh miền núi phía Bắc xây dựng Đề án chung toàn vùng. Vì nếu xây dựng riêng lẻ sẽ có sự tập trung nhiều vào 1 loại nông sản khi đó mất cân đối giữa cung và cầu.
Đối với từng nhóm nông sản Bộ sẽ có Đề án chung đối với toàn vùng. Để thị trường phát triển bền vững thì phải liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp và sự tham gia của địa phương để tạo ra chuỗi sản xuất theo quy trình, tiêu chuẩn chất lượng và hệ thống phân phối của doanh nghiệp, khi đó thị trường mới phát triển bền vững" - Thứ trưởng Doanh khẳng định.
Vùng chè hữu cơ lớn nhất xứ Tuyên Đỉnh núi Kia Tăng cao nhất nhì Tuyên Quang có bạt ngàn chè shan tuyết cổ thụ. Đây cũng là vùng chè hữu cơ rộng và thơm ngon nổi tiếng của tỉnh. Những cây chè shan tuyết ở Hồng Thái cao bằng mấy đầu người. Ảnh: Đào Thanh. Tiềm năng Từ trung tâm UBND xã Hồng Thái, huyện Na Hang đi bộ vượt...