Khuyến khích nhà trường dành 1 tiết/1 tuần cho học sinh đọc sách
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có văn bản gửi các sở giáo dục và đào tạo, học viện, trường đại học, trường cao đẳng sư phạm đề nghị tổ chức Ngày Sách Việt Nam lần thứ tám.
Ảnh minh họa: Nguồn internet
Mục đích của hoạt động này nhằm nâng cao nhận thức về văn hóa đọc, khơi dậy lòng ham mê đọc sách, hình thành thói quen đọc, ý thức tự học thường xuyên, suốt đời của người dân, đặc biệt là học sinh, sinh viên; phát huy vai trò, trách nhiệm của các cơ sở giáo dục và đào tạo đối với việc xây dựng và phát triển văn hóa đọc, góp phần xây dựng xã hội học tập.
Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các đơn vị, nhà trường đẩy mạnh công tác tuyên truyền về Ngày Sách Việt Nam lần thứ tám đến cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, học sinh, sinh viên, trong đó chú ý phát huy vai trò của hệ thống thư viện trường học, phối hợp với các thư viện công cộng trên địa bàn để tổ chức các hoạt động luân chuyển sách, báo, tài liệu; tổ chức các hoạt động trưng bày, giới thiệu sách cho cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên; đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong thư viện, tích cực xây dựng các góc đọc, thư viện trong các trung tâm học tập cộng đồng, quan tâm phát triển văn hóa đọc trong nhà trường và cộng đồng…
Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các sở giáo dục và đào tạo chỉ đạo, khuyến khích các nhà trường sắp xếp thời gian 1 tiết/1 tuần cho học sinh được tự đọc sách tại thư viện, dưới sự hướng dẫn của giáo viên chủ nhiệm và nhân viên thư viện; chú trọng hướng dẫn cho học sinh, sinh viên kỹ năng khai thác tài liệu trên các thư viện điện tử và tìm kiếm, chọn lọc, sử dụng thông tin trên mạng internet.
Video đang HOT
Bộ Giáo dục và Đào tạo khuyến khích cha mẹ học sinh đồng hành, ủng hộ các phong trào xây dựng tủ sách lớp học; tham gia các hoạt động giao lưu văn hóa, hoạt động đọc sách cùng con tại trường và đọc sách cùng con tại nhà; hướng dẫn con biết cách sử dụng máy tính, các thiết bị điện tử để truy cập internet và tìm đọc những cuốn sách hay phù hợp với lứa tuổi.
Các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng sư phạm phát huy vai trò trong việc cung cấp các nguồn tài nguyên học liệu mở (sách, báo, học liệu, bài giảng điện tử…) để phục vụ nhu cầu học tập suốt đời của cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên và người dân trong cộng đồng.
Thái Nguyên: Lan tỏa văn hóa đọc trong học đường
Ngày 7/4, Sở VHTT&DL phối hợp cùng Sở GD&ĐT tỉnh Thái Nguyên đã phát động Cuộc thi "Đại sứ Văn hóa đọc tỉnh Thái Nguyên" năm 2021.
Tặng sách cho các em học sinh trường THCS Chu Văn An.
Tham dự buổi phát động có bà Đoàn Quỳnh Dung - Phó Vụ trưởng Vụ Thư viện Bộ VHTTDL; Ông Nguyễn Hữu Giới - Chủ tịch Hội thư viện Việt Nam. Lãnh đạo Sở VHTTDL, Sở GD&ĐT, đại diện các trường THCS, Tiểu học trên địa bàn TP Thái Nguyên.
Cuộc thi đại sứ văn hóa đọc năm 2021 được tổ chức nhằm lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng, sau hơn một tháng phát động đã có 55 tỉnh, thành phố và các cơ sở giáo dục tham gia.
Tại tỉnh Thái Nguyên, văn hóa đọc ngày càng nhận được sự quan tâm của các cấp, các ngành thu hút được sự hưởng ứng tham gia của các tầng lớp nhân dân. Năm 2020, tỉnh Thái Nguyên tổ chức cuộc thi đại sứ văn hóa đọc lần thứ nhất với gần 4000 bài dự thi, trong đó có 2 thí sinh đạt giải khuyến khích toàn quốc.
Từ những kết quả đã đạt được cuộc thi đại sứ văn hóa đọc năm 2021 sẽ góp phần phát huy văn hóa đọc sách, chia sẻ những phương pháp hay, truyền cảm hứng và lan tỏa văn hóa đọc đến cộng động.
Ông Trần Cơ Trường - Phó Giám đốc Sở VHTTDL Thái Nguyên, Trưởng Ban tổ chức cuộc thi khẳng định: Cuộc thi được tổ chức nhằm khơi dậy đam mê đọc sách đến đông đảo người dân trong xã hội đặc biệt là các em học sinh lứa tuổi thiếu niên và nhi đồng.
Đồng thời, sẽ tạo hiệu ứng lan tỏa rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh, trong các cấp học và khẳng định được vị thế của văn hóa đọc trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt là trong bối cảnh kỷ nguyên kỹ thuật số.
Thông qua cuộc thi, BTC mong muốn các em học sinh sẽ tiếp tục phát huy niềm đam mê đọc sách, tiếp tục chia sẻ phương pháp hay, kế hoạch đọc sách hiệu quả.
Diễn giả Nguyễn Quốc Vương trao đổi với các em học sinh.
Bà Đoàn Quỳnh Dung, Phó Vụ trưởng Vụ Thư viện Bộ VHTTDL cho biết: Cuộc thi đại sứ văn hóa đọc có ý nghĩa vô cùng thiết thực góp phần lan tỏa sâu rộng tình yêu sách, sự sáng tạo, xây dựng sân chơi trí tuệ cho thế hệ trẻ qua đó sẽ phát triển văn hóa đọc trong nhà trường.
Với sự nỗ lực của các cấp, các ngành cùng các thầy cô giáo tin tưởng rằng cuộc thi sẽ thành công tốt đẹp. Đồng thời, mong muốn các em học sinh học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẽ tích cực tham gia cuộc thi này, qua đó chung tay để vun đắp, chia sẻ những cuốn sách hay, những phương pháp đọc, kỹ năng đọc để truyền cảm hứng trong cộng đồng nơi chúng ta học tập và sinh sống.
Em Đoàn Mai Chi, học sinh lớp 9A3, Trường THCS Chu Văn An chia sẻ: Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần của nhân loại, là người bạn đồng hành của con người trên con đường học vấn. Hiểu được giá trị, vai trò của sách, em đã cố gắng sắp xếp thời gian, lịch học để có thể dành nhiều thời gian đọc sách, tìm hiểu thêm nhiều lĩnh vực như sách tham khảo, sách giới thiệu du lịch...
Càng đọc sách càng thấy trí tuệ của mình được bồi đắp thêm từng ngày, khả năng ghi nhớ và sử dụng vốn từ cũng tăng lên đáng kể. Chúng em luôn mong muốn lan tỏa đam mê đọc sách cho các bạn cùng trang lứa.
Tại chương trình, diễn giả Nguyễn Quốc Vương đã có buổi nói chuyện chuyên đề "Sách và văn hóa đọc trong cuộc sống" với các bạn học sinh Trường THCS Chu Văn An.
Lan toả giá trị văn hoá đọc Cuộc thi "Đại sứ Văn hóa đọc" được tổ chức dành cho lứa tuổi học sinh, sinh viên, khuyến khích các em nuôi dưỡng tình yêu với sách và hình thành thói quen đọc sách mỗi ngày. Những thành công sau lần tổ chức đầu tiên năm 2020 là tiền đề cho việc mở rộng, nâng cao hơn nữa chất lượng cuộc thi...