Khuyến khích người tiêu dùng sử dụng thịt lợn
Để ổn định tình hình chăn nuôi, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, Sở Công Thương Đồng Nai đang làm việc với các đơn vị tham gia bình ổn giá, phân phối thịt lợn để giảm chi phí nhằm khuyến khích người tiêu dùng dùng sử dụng thịt lợn.
Đồng thời, Sở cũng chỉ đạo Ban quản lý các chợ phối hợp cơ quan thú y thực hiện nghiêm việc kiểm tra, kiểm soát thường xuyên đối thịt lợn nhập vào chợ. Sở Công Thương Đồng Nai cũng đã có văn bản gửi cơ quan chức năng vận động các tổ chức trực thuộc, các trường học, các doanh nghiệp trong khu công nghiệp có tổ chức bếp ăn tập thể tăng cường tiêu thụ thịt lợn sạch, có nguồn gốc rõ ràng.
Theo Sở Công Thương Đồng Nai, từ khi dịch tả lợn châu Phi xuất hiện, lượng lợn tiêu thụ và giá lợn tại Đồng Nai liên tục giảm, trong khoảng 1 tuần qua, trung bình mỗi ngày Đồng Nai tiêu thụ trên 6.000 con lợn, giảm 1.000 con/ngày so với tuần trước đó. Giá lợn hơi hiện chỉ còn 42.000 đồng/kg, giảm 11.000 đồng/kg so với trước khi có dịch. Giá thịt lợn tại các chợ, siêu thị cũng giảm từ 15.000 – 20.000 đồng/kg.
Nguyên nhân của tình trạng trên là do người chăn nuôi lo sợ dịch bệnh nên bán tháo đàn; người tiêu dùng có tâm lý lo sợ, làm giảm sức mua; các bếp ăn tập thể, nhà hàng hạn chế sử dụng thịt lợn.
Theo ông Trần Văn Quang, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Đồng Nai, khoảng 1 tháng qua, hầu hết người nuôi lợn nhỏ lẻ ở Đồng Nai đã bán tháo đàn, ngưng chăn nuôi. Lượng lợn trên địa bàn tỉnh đa phần là của các công ty chăn nuôi có vốn nước ngoài, các trang trại quy mô lớn. Để ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi, các trang trại trên địa bàn tỉnh đều thường xuyên khử trùng, rắc vôi, xây dựng hệ thống hàng rào ngăn lây nhiễm, xây các nhà tắm khử trùng trước khi vào trại.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, cơ quan chức năng Đồng Nai đã lập thêm nhiều trạm kiểm dịch tạm thời đặt tại Quốc lộ 1A, Quốc lộ 20, Quốc lộ 51, Quốc lộ 56 và các tuyến đường huyết mạch ở thành phố Biên Hòa, huyện Vĩnh Cửu. Các chốt này hoạt động 24/24 giờ, kiểm soát toàn bộ lượng lợn lưu thông trên địa bàn tỉnh.
Ông Trần Văn Quang khẳng định, ngành chức năng và người chăn nuôi ở Đồng Nai đang nỗ lực, thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp phòng, chống dịch tả lợn châu Phi; hiện trên địa bàn tỉnh chưa xuất hiện dịch này. Do đó, người nuôi lợn và người tiêu dùng phải bình tĩnh, thận trọng, bởi bệnh dịch tả lợn châu Phi không lây lan sang người.
Hiện nay, dịch tả lợn châu Phi đã lây lan ra 23 tỉnh, thành phố trên cả nước nhưng chưa xuất hiện ở Đồng Nai.
Theo TTXVN
Mỹ bắt giữ 453 tấn thịt lợn lậu Trung Quốc trong mỳ tôm, nước giặt
Lực lượng hải quan Mỹ vừa thu giữ 453 tấn thịt lợn Trung Quốc nhập lậu giấu trong những hộp mỳ tôm, thùng nước giặt quần áo, trong bối cảnh dịch tả lợn châu Phi đang lan rộng.
Số hàng nhập lậu đã bị tịch thu tại cảng New York và New Jersey trong tuần qua, sau khi đã có 112 ca nhiễm tả lợn châu Phi ở Trung Quốc kể từ tháng 8/2018. Trung Quốc hiện là quốc gia có quy mô đàn lợn lớn nhất thế giới và đã ghi nhận dịch tả châu Phi tại 28 tỉnh thành.
Hải quan Mỹ đã thu giữ hơn 50 container thịt lợn được buôn lậu trái phép vào địa phận New Jersey và cho hay số hàng này có thể gây "thiệt hại nghiêm trọng".
453 tấn thịt lợn nhập lậu từ Trung Quốc được giấu dưới dạng hàng hóa như mỳ tôm, nước giặt quần áo. Ảnh: Sở Hải quan New York.
"Việc thu giữ số hàng này là một nỗ lực nhằm ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi lan rộng", ông Anthony Bucci, đại diện Hải quan và Biên phòng Mỹ cho hay.Số thịt lợn trên, theo cơ quan chức năng, đã được các đối tượng buôn lậu ngụy trang dưới dạng các hộp mỳ ăn liền và thùng nước giặt quần áo.
Khi được hỏi về việc liệu số thịt lợn bị thu giữ có mầm bệnh tả châu Phi hay không, vị này cho hay "sự việc đang tiếp tục được điều tra". Cũng theo ông Bucci, cơ quan điều tra liên bang đang làm việc với Bộ Nông nghiệp Mỹ về vụ việc này.
Cơ quan chức năng ước tính lô các loại hàng lậu trên có thể gây thiệt hại khoảng 10 tỷ USD lên ngành chăn nuôi Mỹ nếu gây dịch tả lợn châu Phi bùng phát.
Hiện các ổ dịch tả lợn tại Trung Quốc chủ yếu là các trang trại cùng một trường hợp tại lò mổ. Dịch khiến lợn nuôi chết sau hai ngày nhiễm bệnh, tuy nhiên không lây trực tiếp sang người. Khoảng một triệu con lợn đã bị tiêu hủy nhằm kiểm soát dịch.
Giá thịt lợn tại Trung Quốc đã lên mức cao nhất trong vòng 14 tháng kể từ khi dịch tả lợn bùng phát khiến nguồn cung suy giảm.
Cơ quan chức năng Mỹ cũng quyết định tăng cường các biện pháp phòng ngừa sau khi Việt Nam ghi nhận ca bệnh đầu tiên vào tháng trước.
Bộ Nông nghiệp Mỹ cho hay sẽ tăng cường lượng chó nghiệp vụ để đánh hơi thịt lợn nhập lậu tại các sân bay và hải cảng để ngăn dịch tràn vào Mỹ.
Ngày 19/2, tỉnh Hưng Yên và Thái Bình công bố phát hiện ổ dịch tả lợn châu Phi, gần 300 con lợn bị tiêu hủy. Đến ngày 28/2, dịch lan rộng ra các địa bàn khác trong tỉnh và lan nhanh đến các địa phương tại Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Nội và Hà Nam.
Theo vietnammoi.vn
Rau, cá 'lên ngôi' mỗi ngày một giá trước tin thịt lợn nhiễm sán, dịch tả Vài ngày gần đây, trước tình hình dịch tả và thông tin nhiều học sinh ăn phải thịt nhiễm sán, người dân bắt đầu khắt khe hơn trong việc lựa chọn thực phẩm, rau ,cá là một trong những lựa chọn hàng đầu khiến giá mặt hàng này tăng vọt. Theo ghi nhận của chúng tôi, tại các chợ dân sinh, sức mua...