Khuyến khích không chấm điểm học sinh lớp 1: Xóa áp lực khi đến trường
Bắt đầu từ năm học 2013 – 2014, Bộ GD-ĐT khuyến khích giáo viên lớp 1 chỉ nhận xét, không chấm điểm học sinh.
Từ năm học này, giáo viên sẽ không chấm điểm học sinh lớp 1 mà thay bằng nhận xét – Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Ngoài ra, Bộ nhấn mạnh tuyệt đối không có biểu hiện so sánh giữa các học sinh, chê trách học sinh trong bất kỳ hoàn cảnh nào và với bất kỳ động cơ nào.
Sẽ không còn tình trạng học chữ từ mẫu giáo
Trước điểm mới này, chị Lê Thị Thu, phụ huynh học sinh tại Q.10, TP.HCM, tỏ ra vui mừng vì: “Khi không có điểm số thì sẽ không có sự so sánh, sẽ không có những bé mặc cảm, tự ti và cũng sẽ không đẩy những học sinh có điểm cao trở nên chủ quan, lơ là, thiếu chăm chỉ”.
Cũng như nhiều phụ huynh khác, điều quan trọng nhất khi cho con vào lớp 1 là tạo được tâm lý thích học, thích đến trường, vì vậy, khi biết quy định này, một phụ huynh của Trường tiểu học Lê Ngọc Hân (Q.1, TP.HCM), thẳng thắn: “Có lẽ điều này sẽ giúp giảm đáng kể cảnh trẻ chưa hết tuổi mẫu giáo phải gò lưng đi học thêm để được những điểm 10 đỏ chói ngay khi vào lớp 1″. Phụ huynh này hồ hởi cho rằng không chấm điểm, học sinh sẽ không phải gò mình theo chương trình đào tạo cứng nhắc, có cơ hội rèn luyện, phát triển các mặt tự nhiên, xã hội hơn. Ngoài ra, điều này sẽ giảm được áp lực từ phía cô giáo – lớp có thành tích tốt, cha mẹ và cả học sinh.
Nhận xét thế nào để tạo hứng thú cho học sinh ?
Tuy nhiên, xung quanh điểm mới này, hàng loạt câu hỏi của phụ huynh, giáo viên và lãnh đạo các trường tiểu học đặt ra, như: Giáo viên sẽ thực hiện việc đánh giá học lực học sinh ra sao? Bằng cách nào phụ huynh sẽ nắm được học lực của con? Giáo viên sẽ nhận xét trẻ như thế nào để mang tính khuyến khích? Vì hiện nay chưa có một hướng dẫn cụ thể nào về các tiêu chí nhận xét và đánh giá học sinh lớp 1 khi chuyển sang hình thức bỏ cho điểm.
Video đang HOT
Hiệu trưởng một trường tiểu học ở TP.HCM cho rằng: Bộ cũng như Sở cần thiết phải có hướng dẫn cụ thể về tiêu chí đánh giá và lời nhận xét để giáo viên lớp 1 áp dụng thống nhất, không để tình trạng mỗi trường đánh giá một kiểu, mỗi quận đánh giá một cách. Có như vậy, những đánh giá của giáo viên mới không chung chung, có tác dụng động viên, kích thích, và phụ huynh cũng qua đó biết được sức học, khả năng tiếp thu của con mình.
Ông Đặng Quang Thành, phụ huynh học sinh Trường tiểu học Lương Thế Vinh (Q.1, TP.HCM), mong muốn: “Giáo viên chỉ rõ những hạn chế của học sinh để phụ huynh phối hợp kèm cặp. Còn gặp vấn đề nhạy cảm thì có thể trao đổi trực tiếp với cha mẹ”. Còn ông Trần Trọng Khiêm, Phó trưởng phòng Giáo dục Q.Tân Phú, cho rằng: “Đòi hỏi giáo viên có sự quan tâm sâu sát đến từng học sinh thì mới nhận xét chính xác”.
Ông Nguyễn Quang Vinh, Trưởng phòng Giáo dục tiểu học, Sở GD-ĐT TP.HCM, cho biết: “Sở đang lấy ý kiến góp ý, đề xuất của lãnh đạo phòng giáo dục 24 quận, huyện để từ đó ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện việc đánh giá, nhận xét cho thống nhất. Trong đó, việc đánh giá bằng nhận xét dựa trên nguyên tắc động viên, khuyến khích trẻ và tập trung hướng dẫn, giúp đỡ để trẻ đạt chuẩn kiến thức kỹ năng của lớp 1. Mấy năm trở lại đây, TP đã thực hiện việc đánh giá bằng nhận xét cho học sinh trong 2 đến 4 tuần đầu tiên của năm học. Nên vào thời điểm này, các trường tiếp tục triển khai theo hướng dẫn nói trên và văn bản hướng dẫn cụ thể cho năm học này sẽ sớm ban hành trước ngày 5.9″.
Ý kiến
Lựa chọn những hình ảnh dí dỏm để nhận xét cho trẻ “Giáo viên phải có nhận xét công bằng và chính xác, chủ động lựa chọn những hình ảnh tượng trưng phù hợp, vui vẻ dí dỏm để nhận xét cho trẻ”. Võ Ngọc Thu (Trưởng phòng Giáo dục Q.5, TP.HCM)
Nhận xét chi tiết có thể trao đổi với phụ huynh
“Thật ra, học sinh đọc chưa rành, cũng chưa hiểu hết những lời nhận xét trong khi các em để sách vở ở trường, cuối tuần mới mang về nhà. Vì vậy, chúng tôi đang tìm hình thức, hình ảnh đánh giá nào cho phù hợp với trẻ, những chỗ chưa đạt thì sửa bằng bút đỏ để trẻ biết. Còn nhận xét chi tiết thì có thể trao đổi với phụ huynh”. Lưu Thị Thanh Xuân (Giáo viên Trường tiểu học Hồng Hà, Q.Bình Thạnh, TP.HCM)
Theo TNO
Gặp lại thí sinh bán chó đi thi
Trần Thị Gương, thí sinh phải bán môt con chó đê có 300.000 đồng làm lộ phí đi thi đại học năm nào, giờ đã là sinh viên năm 3. Mới đây, dù kêt quả học tâp khá tôt, Gương vân phải tạm dừng viêc học vì nhiêu khó khăn.
Nụ cười hiếm hoi của sinh viên Trần Thị Gương.
Gặp lại Trân Thị Gương, sinh viên năm 3 ngành thư viên - thông tin đại học Khoa học xã hôi và nhân văn (đại học quôc gia TP.HCM), ký ức về một thí sinh phải bán chó để làm lộ phí đi thi đại học ùa về.
Trước ngày đi thi đại học năm 2010, cầm sổ đất đi vay ngân hàng không được, rao bán mảnh ruông sau nhà cũng không xong, gia đình Gương đành kêu "lái" đến bán một con chó được 300.000 đồng. Cầm số tiền này, Gương mua 30.000 đồng thức ăn cho cha ăn dần những ngày mình đi thi. Còn lại 270.000 đồng, Gương gom mấy bộ quần áo, một ít sách vở bỏ vào ba lô. Sợ không đủ tiền đi xe khách, Gương được người em họ chở bằng xe máy vượt gần 200km từ Bình Phước xuống TP.HCM. Hôm sau là ngày làm thủ tục dự thi đại học.
Gâp ghênh đường đên trường
Trời đã không phụ lòng người, Gương đậu đại học sau những năm dài miệt mài cố gắng. Để trang trải việc học, Gương nhanh chóng tìm công việc làm thêm. Năm thứ nhất, bạn nhân viêc gói bánh kẹo với tiền công 40.000 đồng/buổi. Sau đó, hằng ngày Gương đạp xe đi làm thêm những công việc khác như phát tờ rơi, nhập dữ liệu...
Những tưởng cuộc sống sinh viên cứ thế trôi qua nhưng "quá nhiều thứ phải lo khiến mình đôi khi gục ngã". Gương kể dần dần những đồng tiền từ làm thêm, vay vốn sinh viên teo tóp lại vì tiền thuốc cho những cơn đau đầu, chóng mặt. "Sức khỏe yếu, lo nghĩ chuyện gia đình, trang trải việc học khiến mình đuối sức. Khối u ở lưng thỉnh thoảng lại lên cơn đau nhức, đi khám mỗi lần tốn cả triệu đồng tiền thuốc" - Gương nói với vẻ mặt âu lo, mỏi mệt.
Trước ở ký túc xá ĐH Quốc gia TP.HCM thường xuyên bị hạ canxi, sợ phiền bạn cùng phòng nên Gương chuyển đến một chỗ trọ gần chợ Thủ Đức. "Cũng đỡ tốn kém hơn vì ở ngoài tự nấu ăn được, trọ thì mỗi tháng 400.000 đồng. Ăn tự nấu nên mỗi ngày khoảng 15.000 đồng" - Gương cho biết. Cũng thời điểm này sức khỏe yếu dần, tiền thuốc thang nhiều, cha ở nhà không ai chăm sóc, Gương đành ngậm ngùi bảo lưu việc học để về nhà.
"Lúc ấy quá rối trí, tôi chẳng biết thế nào nữa nên đã bảo lưu việc học được bốn tháng - Gương nói - Về nhà được mấy hôm, nhớ trường nhớ lớp quá đành trở lại thành phố". Hiện Gương đang ở TP.HCM, đi làm thêm để trang trải cuộc sống và học thêm tin học, các lớp kỹ năng phục vụ cho công việc sau này. Gương kể trước đây bạn thích làm việc liên quan đến kinh doanh, tiếp xúc với nhiều người nhưng do "ngoại hình" (bị khối u ở lưng) nên thấy ngành thư viện phù hợp với mình.
Gia đình khuyên... bỏ học
Gương kể bạn bảo lưu kết quả học tập một phần cũng do "không biết phải tính sao" khi người anh trai quyết liệt khuyên... bỏ học vì cho rằng không có tương lai. "Cha thì không nói gì nhưng mỗi lần về nhà, anh lại nói ra nói vào: khó khăn thế thì học làm gì, học xong rồi về có xin được việc hay không? Học cho nhiều vào sau này ra trường không xin được việc cũng vậy. Ở đây nhiều người học đại học xong, bỏ ra 70-80 triệu đồng vẫn không xin được việc, thất nghiệp đầy ra. Nhà lại không có một đồng... Về nhà, tôi bảo học xong đại học sẽ học thêm bằng hai 2-3 năm nữa, anh lại bảo học nhiều quá làm gì?".
Bạn Đỗ Thị Ngọc Huyền - cùng lớp, chơi thân với Gương - cho biết rất ngưỡng mộ Gương về ý chí vươn lên trong cuộc sống. "Tôi biết Gương tự đi làm thêm các việc như phát tờ rơi, bán hàng, nhập dữ liệu... để tự trang trải việc học. Trước khi bảo lưu việc học, Gương có tâm sự với tôi là buồn lắm nhưng phải chịu thôi".
Chiều 1/6, khi chúng tôi liên lạc, Gương cho biết hiện vẫn học tin học bằng B tại trường đại học khoa học tự nhiên (đại học quốc gia TP.HCM). Do thời gian học từ 13h-17h nên Gương rât khó tìm được việc làm thêm. "Thời gian bảo lưu kết quả học tập tôi suy nghĩ rât nhiêu, xem mình cần làm gì, nên làm gì để tiếp tục con đường học. Có nhiều khó khăn nhưng tôi sẽ bước tiếp con đường của mình là học xong đại học và học thêm văn bằng hai về ngoại ngữ" - Gương quả quyết.
Ý chí mạnh mẽ
Bạn Võ Thế Cường - lớp trưởng của lớp Gương - cho biết kết quả học tập của Gương những năm ở đại học khá tốt. Cụ thể, điểm trung bình học kỳ từ năm thứ nhất đến năm thứ ba của Gương lần lượt là 6,9; 6,89; 7,92; 7,7 và 7,0. Trong đó, một số môn như tin học ứng dụng, nhập môn cơ sở dữ liệu có điểm trung bình 9,0. "Là lớp trưởng, tôi thấy Gương đi học đều, hoàn thành tốt các môn học. Gương chỉ gặp khó khăn ở một số môn giáo dục thể chất nhưng vẫn tham gia đầy đủ và không bỏ tiết. Tôi thấy một ý chí mạnh mẽ trong Gương. Có khi làm bài tập nhóm, Gương miệt mài làm đến 12h khuya mới nghỉ. Bận rộn việc làm thêm nhưng Gương cũng tham gia các hoạt động ở khoa, ở trường như công trình thanh niên, ngày chủ nhật xanh, tham quan dã ngoại và là thành viên của CLB học thuật Pro_Lis của khoa".
Theo Tuổi Trẻ
Tiểu học: Rèn cảm xúc, đừng rèn điểm số Học sinh tiểu học cần được bồi dưỡng cảm xúc, rèn luyện đạo đức, nhân cách hơn là học để luôn có điểm đẹp. Trong đợt giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa qua tại TP.HCM về chất lượng chương trình, sách giáo khoa, Ban giám hiệu Trường Tiểu học Lương Định Của (quận 3) đã nêu nhiều nội dung...