Khuyến học ở dòng họ xác lập kỷ lục “phụ tử đồng khoa” đầu tiên trong lịch sử
“Sáng khoai, trưa khoai, tối khoai, khoai ba bữa/ Cha đỗ, con đỗ, cháu đỗ, đỗ cả nhà”- câu đối dân gian lưu truyền là niềm tự hào của dòng họ Ngô Lý Trai (xã Diễn Kỷ, huyện Diễn Châu, Nghệ An) về truyền thống hiếu học, đỗ đạt. Đây cũng là dòng họ được xác lập kỷ lục Việt Nam “ phụ tử đồng khoa” – hai cha con cùng đỗ đạt và là dòng họ duy nhất có 5 đời liên tiếp đỗ đại khoa.
Từ “phụ tử đồng khoa”…
Nghệ An được mệnh danh là “đất học”, là vùng đất có nhiều dòng họ khoa bảng như dòng họ Hồ (Quỳnh Lưu), họ Đặng (ở Nho Lâm, huyện Diễn Châu), họ Cao (Thịnh Mỹ, huyện Diễn Châu). Nhưng điều hiếm có trong lịch sử khoa cử phong kiến là cảnh “vinh quy bái tổ” của “Phụ tử đồng khoa” ở dòng họ Ngô Công thần Lý trai (xã Diễn Kỷ, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An).
Giáo sư, Nhà giáo nhân dân Đinh Xuân Lâm – Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cũng đánh giá đây là sự kiện “chưa từng có trong lịch sử khoa bảng của dòng họ Ngô Lý Trai – nguồn gốc từ Bắc Ninh, được lập ở Nghệ An vào cuối thế kỷ XI. “… dòng họ Ngô từ đời này tới đời khác đã xây dựng cho mình một truyền thống rực rỡ về tinh thần hiếu học, thi cử, đỗ đạt. Đặc biệt có Ngô Trí Hòa (1565-1625), con của Tiến sĩ Ngô Trí Tri, học tại nhà với cha, rồi thi đậu cùng khoa với cha, cha đậu Tiến sĩ, con đậu Hoàng Giáp. Ngô Trí Hòa là cha của Tiến sĩ Ngô Sĩ Vinh, là ông của các Tiến sĩ Ngô Công Trạc, Ngô Hưng Giáo. Trong lịch sử khoa cử phong kiến, đó thực sự là một sự kiện hi hữu, xưa nay chưa từng có!”.
Khu di tích lịch sử văn hóa quốc gia đền thờ Ngô Trí Hòa, Ngô Sĩ Vinh (xã Diễn Kỷ, Diễn Châu, Nghệ An).
Trong lịch sử gần 1.000 năm khoa cử thời phong kiến Việt Nam (1075-1919), hai cho con nhà nho Ngô Trí Tri, Ngô Trí Hòa đã xác lập một kỷ lục “vô tiền khoáng hậu”, khi cả hai đỗ đạt cao tại khoa thi năm Nhâm Thìn (1592). Ở kỳ thi này, triều đình lấy đỗ 3 người thì Ngô Trí Tri (đã ở tuổi 53), đỗ Đệ Tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân, con trai Ngô Trí Hòa (28 tuổi) đỗ Đệ Nhị giáp tiến sĩ xuất thân (Hoàng Giáp). Lúc vinh quy bái tổ, vua Lê Thế Tông đã ban tặng hai cha con Ngô Trí Tri, Ngô Trí Hòa một bức gấm thêu 10 chữ vàng “Khoa danh thiên hạ hữu/ Phụ tử thế gian vô”, nghĩa là, trong thiên hạ có nhiều người đỗ đạt nhưng cha con cùng đỗ một khoa thế gian xưa nay hiếm.
Nối tiếp truyền thống khoa cử của cha ông, năm Bính Tuất Phúc Thái thứ 4 (1646), con trai thứ của Ngô Trí Hoà là Ngô Sĩ Vinh đỗ Đệ Tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân. Ba cha con, ông cháu cùng đỗ Tiến sĩ đã được nhà vua tặng bảng vàng “Tam đại Tiến sĩ”. Người Phủ Diễn xưa đã có câu truyền “Sáng khoai, trưa khoai, tối khoai, khoai ba bữa/ Cha đỗ, con đỗ, cháu đỗ, đỗ cả nhà” là để nói về sự học, sự vượt khó để vươn lên đỗ đạt thành tài của 3 cha con, ông cháu dòng họ Ngô Lý Trai.
Biểu trưng Dòng họ khuyến học khuyến học tiêu biểu toàn quốc lần thứ 2 được lưu giữ tại nhà thờ họ Ngô Lý Trai như lời nhắc nhở con cháu tu dưỡng học tập xứng đáng với truyền thống cha ông.
“Thời điểm đó, cụ Ngô Trí Tri là nhà nho nghèo, chuyên tâm dạy học và đèn sách thi cử. Cụ tham dự nhiều kỳ thi nhưng không đỗ đạt cao, cho đến kỳ thi năm Nhâm Thìn 1592, đỗ Tiến sĩ trong cùng khoa thi với con trai là Ngô Trí Hòa, nhưng thứ bậc thấp hơn. Khi nhà vua vời lên ban thưởng, gọi theo thứ tự đỗ đạt từ cao xuống thấp, cụ Ngô Trí Hòa được gọi lên trước nhưng không dám lên mà tâu Vua ban thưởng cho cha, cũng là thầy của mình trước”, ông Ngô Sĩ Ngọ – Phó Ban Thường trực Hội đồng gia tộc họ Ngô Lý Trai, kể lại câu chuyện đã được chép vào sử sách của dòng họ mình với vẻ tự hào.
Tiếp nối vinh quang của dòng họ và gia đình, năm 33 tuổi, Ngô Công Trạc – cháu 5 đời của Ngô Trí Tri đỗ Đệ Tam giáp Tiến sĩ xuất thân, khoa Giáp Tuất (1694); Ngô Hưng Giáo đỗ Đệ Tam giáp đồng Tiến sĩ, khoa Canh Dần (1710). Tất cả họ đều ra làm quan, có nhiều đóng góp quan trọng cho sự nghiệp xây dựng, phát triển của nước nhà. Dòng họ Ngô ở làng Lý Trai gần như là dòng họ duy nhất được Vua Lê ban tặng “Nhất môn ngũ đại đại khoa” (nghĩa là Một cửa năm đời đỗ đại khoa) và cũng là một trong rất ít dòng họ trên cả nước được nhà Lê xếp vào dòng họ Công thần.
Với bảng thành tích hiếm có, ngày 1/9/2013, dòng họ Ngô ở Diễn Châu vinh dự được Tổ chức Kỷ lục Guiness Việt Nam ghi vào danh sách Guiness với nội dung: “Tôn vinh kỷ lục cha và con cùng đỗ Tiến sĩ lần đầu tiên trong một khoa thi” dành cho cha con ông Ngô Trí Tri, Ngô Trí Hòa.
Video đang HOT
Đến dòng họ khuyến học tiêu biểu toàn quốc
Ngày 21/11 âm lịch hàng năm là ngày giỗ của cụ Ngô Trí Hòa, con cháu họ Ngô khắp cả nước tề tựu về nhà thờ họ – Khu di tích lịch sử, văn hóa quốc gia đền thờ Ngô Trí Hòa, Ngô Sĩ Vinh (xã Diễn Kỷ, Diễn Châu) để nhắc nhớ về công lao của các vị thủy tổ, ôn lại truyền thống hiếu học, học giỏi của dòng họ mình. Đây cũng là ngày dòng họ Ngô tổ chức lễ trao phần thưởng Ngô Trí Hòa cho con cháu đỗ đạt.
Ông Ngô Sĩ Công – Trưởng Hội đồng gia tộc họ Ngô Lý Trai, cho biết: “Phần thưởng Ngô Trí Hòa được lập năm 1992, từ nguồn đóng góp của các gia đình trong dòng họ, mỗi gia đình mỗi năm 5.000 đồng và từ nguồn đóng góp của con cháu trong họ tộc đã đỗ đạt. 5.000 đồng không phải là nhiều nhưng để mỗi gia đình trong dòng họ nhận thức trách nhiệm của mình trong công tác khuyến tài, khuyến học; kèm cặp, rèn dũa con em tiếp nối, phát huy truyền thống hiếu học, đỗ đạt của dòng họ mình. Phần thưởng là giấy chứng nhận và một số dụng cụ học tập như sách vở, bút giấy và một phần nhỏ tài chính để động viên các cháu hoàn thành tốt nghĩa vụ học tập và tiếp tục đạt được những thành tích tốt hơn”.
Lễ trao quà khuyến học và phần thưởng Ngô Trí Hòa cho con em đỗ đạt, thành tài của dòng họ Ngô
Nối tiếp truyền thống hiếu học của các bậc tiền bối, nhiều gia đình họ Ngô ở Nghệ An đã “phổ cập” đại học. Truyền thống hiếu học, học giỏi ngày càng được phát huy rộng rãi và trở thành một phong trào thi đua mạnh mẽ giữa các gia đình. Cũng bởi “nhiều con cháu học giỏi và đỗ đạt” nên Hội khuyến học của dòng họ chỉ trao phần thưởng Ngô Trí Hòa cho con em đỗ đại học chính quy, học sinh giỏi cấp tỉnh trở lên.
Không chỉ trao thưởng cho các con cháu đang ở lứa tuổi học sinh, sinh viên mà phần thưởng Ngô Trí Hòa còn động viên con cháu đã thành đạt, đạt được các học hàm, học vị hay những thành tích xuất sắc trong công tác. Bởi vậy, việc học tập, tu dưỡng, rèn luyện đã trở thành nhiệm vụ và trách nhiệm của mỗi người con trong dòng họ Ngô Lý Trai xứ Nghệ. Nhiều cái tên như Thiếu tướng Ngô Trí Nhân – Cục trưởng Cục Tác chiến điện tử, Bộ Quốc phòng; Trung tướng Ngô Văn Sơn – Cục trưởng Cục Công nghệ Thông tin, Bộ Quốc phòng; Thiếu tướng Ngô Sĩ Quyết – Phó Tư lệnh Quân chủng Hải quân; Thiếu tướng, Phó Giáo sư Ngô Sĩ Hiền – Viện trưởng Viện khoa học Hình sự, Bộ Công an; nhà ngoại giao Ngô Quang Xuân; các Tiến sĩ Ngô Đình Giao, Ngô Nhật Hưng, Ngô Hữu Hải, Ngô Sĩ Hóa…, Hoa hậu thế giới người Việt Ngô Phương Lan đã và đang tiếp nối truyền thống hiếu học, học giỏi và đóng góp vào sự phát triển mọi mặt của đất nước.
Nhiều năm liên tiếp, dòng họ Ngô Lý Trai được công nhận là “Dòng họ khuyến học tiêu biểu” cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh. Đặc biệt, dòng họ Ngô Lý Trai được Hội Khuyến học tỉnh Nghệ An chọn đi dự Đại hội biểu dương các gia đình và dòng họ khuyến học tiêu biểu toàn quốc và được Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tặng Bằng khen, biểu trưng “Dòng họ khuyến học tiêu biểu toàn quốc” lần thứ 2.
Hoàng Lam
Theo Dân trí
Hà Tĩnh: Trường THPT Cẩm Bình ra mắt quỹ học bổng và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì
Trường THPT Cẩm Bình, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì và tổ chức Lễ ra mắt Quỹ học bổng - đầu tư phát triển.
Trường đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì.
Hôm nay (31/12) trong không khí cả nước hân hoan đón chào năm mới, Trường THPT Cẩm Bình - Trường cấp III đầu tiên của huyện Cẩm Xuyên vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì do Đảng, Nhà nước trao tặng.
Đây là phần thưởng cao quý nhằm ghi nhận những đóng góp tích cực của thầy và trò nhà trường đã tiếp nối truyền thống hiếu học của mảnh đất Cẩm Bình, đạt được thành tích xuất sắc trong thời gian qua.
Tham dự buổi lễ có Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến, ông Hoàng Trung Dũng - Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, ông Nguyễn Quốc Anh - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh cùng đông đảo các bậc phụ huynh, học sinh.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Văn Quang - Hiệu trưởng Trường THPT Cẩm Bình đã ôn lại bề dày lịch sử của trường. Trường thành lập từ năm 1971-1972 khi còn là phân hiệu cấp III thuộc trường ba cấp Cẩm Bình, đến năm 1975-1976 phân hiệu tách ra khỏi trường cấp 3 thành Trường THPT Cẩm Bình.
Đại biểu tham dự buổi lễ.
Trong 5 năm qua, từ năm 2012 đến 2018, dưới sự lãnh đạo chỉ đạo của tỉnh, huyện, ngành giáo dục, Trường THPT Cẩm Bình đã đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, tổ chức thực hiện vượt mức các chỉ tiêu thi đua và nhiệm vụ được giao.
Trường được tỉnh công nhận là trường đạt chuẩn quốc gia giao đoạn I (2012-2017) và giao đoạn II (2017-2022). Các năm học từ năm 2013 đến 2018, trường liên tục đạt danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc, được UND tỉnh, Bộ GD&ĐT, Chính phủ tặng bằng khen, cờ thi đua. Đảng bộ 5 năm liền là Đảng bộ trong sạch, vững mạnh.
Ông Hoàng Trung Dũng, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy gắn Huân chương...
Đặc biệt, năm 2017-2018, trường được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì vì có thành tích xuất sắc trong công tác giáo dục và đào tạo. Các năm 2015-2016, 2016-2017, 2017-2018 trường liên tục là đơn vị dẫn đầu trong Đổi mới sáng tạo dạy và học...
Nhân dịp này, trường chính thức ra mắt "Quỹ học bổng - Đầu tư và phát triển Trường THPT Cẩm Bình". Quỹ do GS.TS, Thầy thuốc nhân dân, Anh hùng lao động Nguyễn Viết Tiến - Thứ trưởng Bộ Y tế, cựu học sinh nhà trường làm Chủ tịch. Quỹ Học bổng - Đầu tư và phát triển Trường THPT Cẩm Bình ra đời xuất phát từ thực tiễn trên địa bàn, học sinh chủ yếu là con em nông dân, nông thôn; nhiều em là con nhà nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, mồ côi, rất cần được hỗ trợ, tiếp sức.
Và trao chứng nhận cho Ban giám hiệu nhà trường.
"Quỹ được xây dựng từ nguyện vọng của các thế hệ giáo viên và học sinh nhà trường nhằm khơi dậy truyền thống hiếu học của học sinh Trường THPT Cẩm Bình. Nguồn lực từ Quỹ Học bổng - Đầu tư và phát triển sẽ giúp Trường THPT Cẩm Bình thực hiện công tác khuyến học, khuyến tài xứng tầm với truyền thống hiếu học của nhà trường" - ông Nguyễn Văn Quang cho hay.
Trong buổi ra mắt sáng nay, ban đã vận động kêu gọi ủng hộ xây dựng quỹ lên tới gần 1,7 tỷ động.
Thay mặt lãnh đạo nhà trường, ông Nguyễn Văn Quang bày tỏ xúc động, cảm ơn những tấm lòng của các nhà hảo tâm, cựu học sinh nay là lãnh đạo trung ương, địa phương, các cán bộ, giáo viên, học sinh nhà trường đã ủng hộ, khuyên góp.
Hàng nghìn học sinh tham dự.
"Thời gian vận động chưa nhiều, không gian vận động mới chỉ dừng lại ở khu vực Hà Tĩnh, Hà Nội, song kết quả ban đầu đạt được ấn tượng, hứa hẹn tương lai tươi sáng về một Quỹ học bổng và Đầu tư phát triển có tác dụng giáo dục lớn và mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Xem đây là cột mốc mới, niềm tự hào của các thế hệ thầy cô giáo và học sinh đã và đang công tác, học tập tại trường. Đây cũng là sự tin yêu, trao gửi trách nhiệm của Đảng bộ, nhân dân Cẩm Xuyên và ngành Giáo dục đối với nhà trường những năm tiếp theo" - ông Nguyễn Văn Quang xúc động nói.
Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến, trao tặng học bổng cho học sinh tại trường.
Tại buổi lễ, thay mặt lãnh đạo tỉnh, ông Hoàng Trung Dũng, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy ghi nhận và nhiệt liệt biểu dương những cố gắng thầy và trò nhà trường đã tiếp nối truyền thống hiếu học của mảnh đất Cẩm Bình, đạt được thành tích xuất sắc trong thời gian qua.
Từ một phân hiệu cấp III, với 9 giáo viên, đến nay trường đã có 105 cán bộ, giáo viên với đầy đủ các tổ chức, quy mô trường lớp rộng rãi, cơ sở vật chất hiện đại. Số lượng học sinh luôn duy trì 1.600 em với 45 lớp, tỷ lệ đậu tốt nghiệp trung bình trên 45%, tỷ lệ đậu vào các trường Đại học, Cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp trên 45%, cực học sinh nhà trường sau khi tốt nghiệp đã đáp ứng tốt các yêu cầu của cuộc sống và công tác.
Trương Hoa
Theo giaoducthoidai
Cần giáo dục gì cho học sinh? Ngày trước, chuyện thầy phạt trò bằng những hình thức kỷ luật nghiêm khắc là bình thường. Có những hình thức mà giờ nghĩ tới ta cũng thấy sợ, như dùng thước kẻ đánh vào ngón tay, hay bắt quỳ 'thớt mít'... Vụ học sinh bị tát 231 lần gây xôn xao dư luận những ngày qua - CTV Tuy nhiên, những hình...