Thời phong kiến xảy ra nhiều chuyện gửi gắm , nâng đỡ con em nhà quyền thế trong các kỳ thi , nhưng cũng có vụ “nâng đỡ nhầm” khiến người trong cuộc dở khóc dở cười.
Đó là sự việc liên quan người nhà bà chính phi của chúa Minh Đô Vương Trịnh Doanh , là Trịnh Thị Ngọc Vinh. Chuyện được tác giả Phạm Đình Hổ viết trong tập bút ký Vũ trung tùy bút , ghi lại những câu chuyện nổi tiếng trong xã hội diễn ra cuối thời Lê đến đầu thời Nguyễn.
Bà chính phi người làng Thịnh Mỹ, huyện Lôi Dương (nay là huyện Thọ Xuân), Thanh Hóa, có người em tên Mậu Dĩnh vốn là kẻ tầm thường . Muốn cho em mình được dự vào hàng văn thân nên đến kỳ thi Hội năm đó, bà đã mật bảo kẻ lại phòng chuyên làm nhiệm vụ trong trường thi tìm quyển của Mậu Dĩnh đánh dấu để giám khảo biết.
Tranh vẽ thi cử ngày xưa.
Cẩn thận hơn, bà phi lại dặn quan giám khảo nội trường (là những quan trực tiếp chấm bài, trường thi còn có các quan ngoại trường là ngự sử để giám sát) phải để ý tâng bốc cho em mình, nếu thấy bài thi kém lắm không lấy đỗ được thì đợi khi có chỉ của nhà chúa mở rộng đường cầu hiền, phải đem quyển ấy dâng trình để… khỏi bỏ sót nhân tài.
Năm đó, Mậu Dĩnh cũng lọt qua được ba trường thi đầu, đến kỳ đệ tứ xong rồi, bao nhiêu quyển thi trúng cách đều đem tiến trình cả, nhưng quyển của Mậu Dĩnh vẫn không có trong số ấy.
Bà phi bèn xin với chúa Trịnh Doanh rằng: “Việc thi cử mà cứ lấy mực thước làm hạn, sợ không được rộng. Xin chúa cho lấy những quyển văn chương uẩn súc đem tiến trình, để thiếp rút lấy một quyển cho rộng đường cầu lấy nhân tài”.
Chúa cũng nể ý bà phi nên truyền cho các quan giám khảo đem những quyển được đánh giá là có văn hay nhưng chưa đạt mức đỗ lên trình cho bà phi rút. Bà phi nhắm vào quyển đã được kẻ lại phòng đánh dấu mà rút lấy, rồi lui vào bảo kẻ cung giám báo tin cho Mậu Dĩnh cứ việc… sửa soạn tiệc ăn mừng.
Đến khi dán quyển lại để yết bảng, tên người được đỗ “vớt” hóa ra lại là Võ Huy Dĩnh. Bà phi lấy làm lạ mới hỏi kẻ lại phòng. Kẻ lại phòng thưa rằng: “Khi nhận lời quý phi dặn, tâm thần hoang mang, nhớ không được rành, khi soạn quyển chỉ nhớ dặn tên Dĩnh, nên đem quyển ấy đánh dấu, không ngờ lại hóa ra nhầm lẫn”.
Bà phi than thở, lấy làm lạ. Tác giả Phạm Đình Hổ cho rằng đây là chuyện “học tài thi phận”, có khi thi đỗ cũng là nhờ may mắn.
Tuy nhiên hiện nay, tra tên ở các bia tiến sĩ thời Lê không thấy có tên Võ Huy Dĩnh, chỉ có tên Vũ Huy Đĩnh (1730-1789), quê ở đất học là làng Mộ Trạch, huyện Đường An (nay là làng Mộ Trạch, xã Tân Hồng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương).
Ông Vũ Huy Đĩnh đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa thi Giáp Tuất (1754) dưới triều vua Lê Hiển Tông, cũng là thời chúa Trịnh Doanh trị vì (1740-1767).
Về chữ Hán, chữ Dĩnh và chữ Đĩnh viết khác nhau nên cũng khó có chuyện chép nhầm tên hai ông. Có lẽ tác giả Phạm Đình Hổ cố tình viết tên khác đi như vậy chỉ để ghi lại một giai thoại hiếm có về chuyện tiêu cực trong lịch sử trường thi mà thôi.
Theo Trí Thức Trẻ
Dân mạng vừa ngạc nhiên vừa thích thú trước series những cây mít bá đạo ''chưa kịp dậy thì đã sinh con"
Hình ảnh cây mít với thân hình mảnh mai nhỏ xíu nhưng lại mang trên mình quả mít to đùng khiến chủ nhà phải ''nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa'' khiến dân mạng thả like ầm ầm.
Có lẽ người ta đã quá quen thuộc với hình ảnh của những cây mít truyền thống cao lớn và có vẻ "cổ thụ" thế nên khi nhìn thấy những cây bé tí, còi cọc nhưng lại sinh sản ra cả quả mít đồ sộ không ai lại không ngạc nhiên, xen lẫn tí nghi ngờ.
Mới đây, trên một diễn đàn đông thành viên, hình ảnh cây mít ra quả khi tuổi đời siêu nhỏ thu hút sự chú ý của đông đảo mọi người.
Hình ảnh quả mít mọc trên cây bé tý khiến dân mạng thích thú, hào phóng tặng 25.000 lượt like.
Theo hình ảnh thành viên này đăng tải, quả mít đang trong cảnh "ngàn cân treo sợi tóc". Cây mít này tuổi đời có lẽ hơn kém 1 - 2 tuổi chút xíu nhưng đã ra quả, thậm chí quả còn to vật vã. Sợ gãy cây lại không có quả ăn, gia chủ đã dùng dây và bao tải làm nôi nâng đỡ quả mít như chú lợn con, ngót nghét cũng dăm bảy ký.
Ngay sau khi đăng tải, hình ảnh cây mít ''siêu nhân'' này đã thu hút hơn 25.000 lượt like và hàng trăm lượt bình luận, chia sẻ từ người dùng mạng. Có rất nhiều ý kiến thắc mắc tại sao cây nhỏ như vậy đã đơn hoa kết trái ngay khi bài viết được đăng tải. " Cây này nếu so ra tuổi chắc may ra được hơn 1 chứ mấy, thế mà đã có quả rồi! Đốt cháy quá nhiều giai đoạn còn không biết đã "dậy thì" hay chưa? "; "Mạnh quá! Dữ quá hen! Cây mít chưa dậy thì mà đã sinh con nhớn dữ vậy rồi nè. Nhìn ấn tượng quá''; "Đú ng là nhỏ mà có võ, có thể đây không phải là giống mít ta mà là giống mít Thái đang làm mưa làm gió trên thị trường lâu nay chăng?''...
Một số khác thì đặt ra nghi vấn y như những chuyên gia nông nghiệp : ''Liệu có phải là ghép không? Mình không nghĩ cây mít tí hon thế kia mà sinh sản ra được hẳn quả mít to đoành như vậy. Hoặc là cây này là cây ghép đã có quả từ trước nên mới vậy, mà quả cây ghép ăn không ngon đâu'', bạn Thu Hương đặt ra nghi vấn.
Bạn Thụy Anh thì chia sẻ: ''Nhà mình cũng thế, chúng ra đời bằng phương pháp ghép cành, nhà mình ra hẳn 3 quả to, thân thì mỏng và nhỏ lắm, ông mình phải cắt bớt đi để cây sống đấy''.
Phía dưới bài viết, nhiều người cũng chia sẻ thêm hình ảnh cây mít "tí tuổi đã có con" hay còn gọi là ''chưa dậy thì đã lo sinh sản'' của nhà mình:
Quả mít đầu mùa trông to phết, không biết ăn có ra gì không? (Ảnh: Hạ Nhã Uyển)
Đây, mít nhà mình đây, chẳng hiểu sao thân chỉ bằng ngón tay cái thôi. (Ảnh: Dương Nga)
Con đàn cháu đống! (Ảnh: Ngô Hoài Anh)
Đồng cảnh ngộ. Trông thân cây bé tẹo mà thương quá. (Ảnh: Nguyễn Đinh Tuấn Anh)
Phải chống đỡ mãi mới mong không đổ cây. (Ảnh: Hà Đenn)
Quả mít to gấp chục lần thân cây rồi. (Ảnh: Lê Tuấn Anh)
Nhà mình còn 6 quả cơ, cắt bớt đi 3 quả không gẫy cây mất. (Ảnh: Trọng Tân)
May quá, tìm được đồng minh rồi. (Ảnh: Tuấn)
Đây là giống mít leo ư? (Ảnh: Tuấn)
Cây mít này tuy bé nhỏ nhưng đếm sơ sơ đã có đến 7 quả. (Ảnh: Duy Cường)
Thân thì bé cỏn con mà đã ''đèo bòng'' luôn 2 trái. (Ảnh: Lin)
Sinh sản ''trộm vía'' quá đi thôi. (Ảnh: Tú Phạm)
Quả này to quá, phải có bệ đỡ bằng rổ hẳn hơi. (Ảnh: Lê Trường)
''Nhà mình cũng thế, bé nứt mắt ra đã sinh sản quả to tướng thế này rồi''. (Ảnh: Phương Phương)
Hai trái mit sinh đôi của nhà cô nàng Phạm Thúy Hồng.
May quá, chùm mít này mọc sát đất nên có đất đỡ giúp, không thì cũng đổ cây mất/ (Ảnh: Nga Thu)
Còn đây là một cây mít tố nữ, sai chi chít toàn trái là trái, trong khi cây thì quá còi, sét đánh trúng nên chia đôi ba ngả như thế này.
Theo Helino
Gông cổ một tháng, đánh 100 roi nếu mang tài liệu vào phòng thi Dưới thời phong kiến, những quy chế thi cử thường hết sức ngặt nghèo. Thí sinh có thể bị gông cổ, đánh trượng, bỏ tù nếu phạm trường quy. Ảnh minh họa Khoa cử là một trong những hình thức cơ bản để tuyển dụng nhân tài, phục vụ đất nước ngày xưa. Ở nước ta nền khoa cử ra đời tương đối...
Tin mới nhất
Nữ sinh Đắk Lắk toả sáng ở Sài Gòn
21:25:59 20/04/2021
Mình là Nguyễn Thị Hồ Phương, sinh năm 1999, đang là sinh viên năm cuối khoa Luật, trường Đại học Tôn Đức Thắng. Mình là cô gái sinh ra và lớn lên tại vùng đất Tây Nguyên đầy nắng và gió, nơi con người sống hòa quyện với thiên nhiên hùn...
Hơn 1000 đầu việc hấp dẫn cho sinh viên HUTECH tại các DN Hàn Quốc
21:24:04 20/04/2021
Sáng 20/4, tại Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, chương trình Doanh nghiệp phỏng vấn tuyển dụng – Tháng 4/2021 chính thức khai mạc.
Đưa sách về với các nhà trường
21:21:27 20/04/2021
Ngày Sách và Văn hóa đọc là dịp để tôn vinh sách và nuôi dưỡng văn hóa đọc trong học sinh và các nhà trường.
Du học Đức mang đến nhiều cơ hội việc làm với mức lương cao
21:18:39 20/04/2021
Nước Đức có nhiều trường đại học danh tiếng đã ghi tên trong bảng xếp hạng QS. Chi phí cho học tập tại Đức cũng ở mức thấp hơn nhiều các quốc gia châu Âu.
Khởi động chương trình thực tập ngành Vật lý Y khoa đầu tiên
21:15:17 20/04/2021
Trường ĐH Nguyễn Tất Thành vừa phối hợp cùng Bệnh viện Chợ Rẫy tổ chức khai giảng chương trình thực tập cho sinh viên ngành Vật lý Y khoa.
Dồn điểm lẻ, sáp nhập trường học: Cốt lõi là sự đồng thuận của người dân
21:13:28 20/04/2021
Sáp nhập cơ sở nhằm tăng cường hiệu quả đầu tư, nâng cao chất lượng là mục tiêu của địa phương, kỳ vọng của ngành GD và người dân.
Khuyến khích tổ chức dạy bơi cho học sinh trong và ngoài nhà trường
21:10:20 20/04/2021
Bộ GD-ĐT muốn tạo sự lan tỏa, hình thành thói quen, kỹ năng đảm bảo an toàn phòng, chống đuối nước và phong trào tập luyện môn bơi nhằm nâng cao sức khỏe, bảo vệ bản thân trước tai nạn đuối nước.
Nữ du học sinh gốc Thái Nguyên “văn võ song toàn” từng đạt HCV Quốc tế
21:08:01 20/04/2021
Nguyễn Mỹ Hằng hiện đang là sinh viên năm 2 chuyên ngành Finance tại University of Wollongong – ngôi trường nằm trong top 200 Thế giới, top 10 Úc – với điểm trung bình môn luôn đạt trên 9,5 và GPA đại học ở mức HD (High Distinction> 85...
Các trường đại học đồng loạt tăng học phí, chất lượng đào tạo có tăng?
21:05:49 20/04/2021
Theo lãnh đạo các trường đại học, việc tăng học phí nhằm tạo nguồn lực để trường nâng cao chất lượng đào tạo thông qua đầu tư cho đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, dịch vụ sinh viên...
Trường Đông Đô đã trao tặng hàng trăm học bổng trị giá hàng tỷ đồng
20:59:15 20/04/2021
Tiến sĩ Võ Thế Quân cho biết, trong 30 năm qua, nhà trường đã đào tạo được hơn 30 nghìn học sinh trưởng thành và làm việc ở khắp mọi miền tổ quốc.
Các trường đại học mở đầu vào, siết đầu ra: Sinh viên phải khổ luyện để thành tài
20:56:47 20/04/2021
Với cơ chế tự chủ, hầu hết các trường đều áp dụng nhiều phương án tuyển sinh nên việc thí sinh trúng tuyển vào đại học không còn quá khó khăn.
Chuẩn bị thi tốt nghiệp THPT: Quan tâm phụ đạo, đánh giá năng lực học sinh
20:54:04 20/04/2021
Kỳ thi tốt nghiệp THPT có ý nghĩa quan trọng với học sinh lớp 12 bởi kết quả này được sử dụng xét công nhận tốt nghiệp và tuyển sinh đại học.
Thêm trường phổ thông Việt Nam gia nhập mạng lưới giáo dục toàn cầu của Cambridge
20:49:21 20/04/2021
Trường THCS Ban Mai (Hà Nội) được công nhận là Trường quốc tế Cambridge với mã số VN287 và chính thức gia nhập mạng lưới giáo dục toàn cầu của Cambridge.
Tại sao ĐH Sư phạm TP.HCM tổ chức thi đánh giá chuyên biệt?
20:46:13 20/04/2021
ĐH Sư phạm TP.HCM quyết định tổ chức kỳ thi tuyển sinh riêng để tuyển được thí sinh có năng lực phù hợp. Nhà trường tham vọng xây dựng kỳ thi nhiều trường có thể dùng chung.
Thi lớp 10 trường chuyên tại Hà Nội: Không nên tạo thêm áp lực cho học sinh
20:44:07 20/04/2021
Học sinh (HS) ôn thi vào lớp 10 chuyên tại Hà Nội đang trong giai đoạn nước rút để chuẩn bị cho kỳ thi chính thức được tổ chức vào giữa tháng 6.
Đại học Xây dựng Miền Trung mở thêm ngành Quản trị kinh doanh, Quản lý đô thị và công trình
20:41:23 20/04/2021
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có quyết định cho phép Trường Đại học Xây dựng Miền Trung đào tạo ngành Quản lý Đô thị và Công trình, ngành Quản trị kinh doanh, trình độ đại học.
Lo học phí đại học tăng
20:36:57 20/04/2021
Khi các trường đại học thực hiện tự chủ thì tăng học phí là việc tất yếu, nhưng nếu tăng mãi sẽ không có nhiều người học
Nghệ An: Ban hành cấu trúc đề thi vào lớp 10 các trường THPT cùng trường chuyên Phan Bội Châu
20:31:05 20/04/2021
Việc ban hành cấu trúc đề thi sẽ tạo điều kiện cho học sinh, giáo viên và các nhà trường có kế hoạch ôn thi thuận lợi, sát với từng đối tượng học sinh.
“Thuận khuyết tật” tranh tài Olympic Tin học Châu Á
20:29:14 20/04/2021
Thuận bị khuyết tật bẩm sinh. Em không thể tự đi lại và khi nói phần nhiều là những tiếng ú ớ. Nhưng bảng thành tích học tập của em không khuyết tật...
Chi tiết các mốc thời gian tuyển sinh đại học năm 2021
20:26:05 20/04/2021
Dự kiến năm 2021, các trường sẽ công bố kết quả trúng tuyển đợt 1 trước 17 giờ ngày 23/8. Sau khi có thông báo trúng tuyển của trường, thí sinh phải xác nhận nhập học đợt 1 trước ngày 1/9.
Muốn vào Trường ĐH Kiểm sát Hà Nội, thí sinh không được nói ngọng, nói lắp...
20:24:20 20/04/2021
Để xét tuyển vào Trường ĐH Kiểm sát Hà Nội, thí sinh phải qua vòng sơ tuyển do trường tổ chức; thí sinh không dị hình, dị dạng, khuyết tật, nói ngọng, nói lắp...
Năm học 2021 - 2022, các địa phương chọn sách giáo khoa gì để dạy lớp 2, lớp 6?
20:20:40 20/04/2021
Nhiều tỉnh, thành phố đã công bố kết quả lựa chọn sách giáo khoa lớp 2, lớp 6 sử dụng trong năm học 2021- 2022.
Tuyển sinh đầu cấp tại Hà Nội: Hạn chế tình trạng học trái tuyến
20:18:48 20/04/2021
Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, tuyển sinh năm học 2021 - 2022 tại các trường học trên địa bàn sẽ hạn chế tình trạng trái tuyến, tăng cường đảm bảo thuận lợi cho phụ huynh, học sinh khi tham gia tuyển sinh.
Dạy nghề để cộng điểm ưu tiên xét tốt nghiệp phổ thông quá phi lý, Bộ có biết?
20:15:29 20/04/2021
Học nghề trong trường trung học cơ sở chỉ mục đích... lấy điểm ưu tiên trong tuyển sinh lớp 10.
Tuyển sinh đầu cấp tại Hà Nội: Không thi chọn học sinh để phân lớp
20:12:09 20/04/2021
Đây là chỉ đạo của Phó Giám đốc phụ trách Sở GDĐT Hà Nội Phạm Văn Đại về công tác tuyển sinh đầu cấp tại Hà Nội.
Sở Giáo dục không nên áp đặt phương thức tuyển sinh lớp 10 trường tư thục
20:10:33 20/04/2021
Theo nguyên Phó Giám đốc Sở Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh, Sở này không nên cấm các trường ngoài công lập tổ chức tuyển sinh, kiểm tra đầu vào lớp 10.
Nhiều hoạt động của tuổi trẻ Hà Tĩnh hướng tới Ngày Sách Việt Nam 21/4
15:53:22 20/04/2021
Hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam lần thứ 8 năm 2021, tuổi trẻ Hà Tĩnh đã đồng loạt tổ chức nhiều hoạt động hưởng ứng như: Ngày hội đọc sách, diễn đàn nâng cao văn hóa đọc, thành lập Câu lạc bộ yêu sách, Câu lạc bộ đọc sách,...
Nếu chỉ coi học trò là chiếc bình kiến thức, cố nhét sao cho đầy là thất bại
15:49:15 20/04/2021
Học trò ngày nay rất sáng tạo, chủ động tìm kiếm tri thức, điều quan trọng với thầy cô là phải khơi mở được ước mơ, tự tìm hiểu kiến thức cho mình
Hải Phòng lan tỏa văn hóa đọc trong nhà trường
15:47:11 20/04/2021
Với thông điệp Mỗi trang sách là một bước chân, dự án Bước chân của sách được xây dựng và thực hiện với các hoạt động đa dạng, nhằm khuyến khích học sinh, sinh viên đọc sách một cách khoa học, bài bản; từng bước nâng cao văn hóa đọc tr...
Dồn điểm lẻ, sáp nhập trường là yêu cầu tất yếu
15:44:10 20/04/2021
Đáp ứng quyền học tập của học sinh (HS), điểm lẻ được trường học nhiều địa phương mở đến từng thôn, bản. Điểm lẻ đã hoàn thành nhiệm vụ khi địa phương vùng khó đều hoàn thành phổ cập GD tiểu học, MN 5 tuổi…