Khuyến cáo uống đúng, đủ nước với bệnh nhân COVID-19
Theo các bác sĩ, sốt khá phổ biến trong nhóm các bệnh nhân COVID-19 có triệu chứng. Khi sốt, người bệnh sẽ được khuyên uống nước nhiều hơn để bù lại lượng nước cơ thể bị mất do sốt.
Các bác sĩ khuyến cáo người dân nên uống đủ nước trong ngày để đảm bảo sức khỏe – Ảnh: HOÀNG AN
Bác sĩ Trần Thị Ngọc Châu – Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, cơ sở 3 – cho biết nước có vai trò rất quan trọng, uống không đủ sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Tuy nhiên, thiếu nước hay thừa nước đều là nguyên nhân của rất nhiều bệnh lý thường gặp.
Các nghiên cứu tổng hợp đều cho thấy uống đủ nước mang lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể như: duy trì độ tươi nhuận của da, giúp da không bị khô; giúp tăng oxy hóa chất béo; uống 500ml nước trước mỗi bữa ăn sẽ giúp giảm cân tốt hơn; giúp cải thiện cảm xúc, tăng sự tập trung chú ý…
Một số người tin rằng uống 1 cốc nước mỗi 15-20 phút là cách hữu hiệu để “rửa trôi” COVID-19 xuống dạ dày để axit trong dạ dày tiêu diệt virus. Trên thực tế, virus xâm nhập cơ thể qua đường thở, khi hít phải các giọt bắn chứa virus từ người bệnh. Cách uống nước như trên hoàn toàn không ngăn ngừa được virus xâm nhập.
Đối với bệnh nhân COVID-19, phần lớn không có biểu hiện triệu chứng. Một số bệnh nhân có thể xuất hiện sốt, ho, giảm hoặc mất khứu giác, đau họng, khó thở…
Sốt khá phổ biến trong nhóm các bệnh nhân COVID-19 có triệu chứng. Khi sốt, người bệnh sẽ được khuyên uống nước nhiều hơn để bù lại lượng nước cơ thể bị mất do sốt. Ngoài sốt, các triệu chứng có thể gây mất nước ở người bệnh COVID-19 còn có tiêu chảy, vã mồ hôi, nôn ói, thở nhanh…
Video đang HOT
Nhiều người khác lại nghĩ rằng khi mắc COVID-19 phải uống thật nhiều nước thì sẽ nhanh chóng khỏi bệnh. Nhưng chỉ nên uống đủ nước cho nhu cầu cơ thể, để tránh tình trạng thừa nước.
Các dấu hiệu của cơ thể cho biết cần bổ sung nước:
- Cảm giác khát nước. Đặc biệt cảm giác khát nước khi bạn thức dậy vào sáng sớm là 1 dấu hiệu báo động cơ thể bạn đang rất cần bổ sung nước.
- Khô miệng, môi khô
- Da khô
- Lượng nước tiểu ít hoặc giảm số lần đi tiểu so với bình thường
- Màu sắc nước tiểu: Màu nước tiểu rất nhạy với tình trạng dịch trong cơ thể. Nước tiểu có màu vàng sậm, mùi nồng cho thấy cơ thể đang thiếu nước. Nếu nước tiểu không màu trong 2-3 lần đi tiểu liên tiếp thì cơ thể đang thừa nước.
Hậu quả của việc mất nước, mất nước khoảng 1-2% trọng lượng cơ thể: ảnh hưởng đến trạng thái tâm lý và cảm xúc, giảm khả năng vận động; mất nước khoảng 4% cân nặng; mất nước nặng, khoảng 10% trọng lượng cơ thể có thể gây tử vong…
Thừa nước có thể dẫn đến quá tải dịch, tạo thêm áp lực cho tim và thận, gây hạ natri máu, mất cân bằng nước – điện giải của cơ thể.
Tuy nhiên, nhu cầu nước còn phụ thuộc nhiều yếu tố như tuổi, nhiệt độ môi trường sống, cường độ vận động hằng ngày, tình trạng bệnh lý…
Bác sĩ Châu khuyến cáo hãy đảm bảo cơ thể được bổ sung đủ nước theo nhu cầu, dù có mắc COVID-19 hay không.
Viện Y tế quốc gia Hoa Kỳ (NIH) đưa ra khuyến nghị trung bình 1 người trưởng thành nên uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày.
Ibuprofen an toàn cho bệnh nhân COVID-19, không làm tăng nguy cơ tử vong
Một nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng dùng Thuốc chống viêm hoặc thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như Ibuprofen sẽ không làm tăng nguy cơ tử vong cho bệnh nhân COVID-19.
Nghiên cứu được tiến hành đối với hơn 72.000 người ở Anh cho thấy, thuốc chống viêm không steroid (NSAID), chẳng hạn như ibuprofen, an toàn và không dẫn đến tỷ lệ tử vong hoặc bệnh nặng cao hơn ở bệnh nhân mắc COVID-19.
Thuốc chống viêm không Steroid (NSAID) là gì?
Thuốc chống viêm không steroid ( NSAID ) là loại thuốc được sử dụng rộng rãi để giảm đau, giảm viêm và hạ nhiệt độ cao. Chúng thường được sử dụng để làm giảm các triệu chứng đau đầu, đau bụng kinh, bong gân và căng cơ, cảm lạnh và cúm, viêm khớp và các nguyên nhân khác gây đau lâu dài.
Ibuprofen không làm tăng nguy cơ tử vong
Ở giai đoạn đầu của đại dịch, đã có một cuộc tranh luận về việc liệu sử dụng những loại thuốc chống viêm không Steroid có làm tăng mức độ nghiêm trọng của COVID-19 hay không. Các cuộc nghiên cứu khẩn cấp về mối liên hệ giữa hai vấn đề này đã được tiến hành.
Tuy nhiên, nghiên cứu công bố trên tạp chí the Lancet do ISARIC CCP, Vương quốc Anh tiến hành cho thấy, khoảng 1/3 số bệnh nhân (30,4%) đã dùng NSAID trước khi nhập viện vì COVID-19 đã tử vong, tương như 31,3% ở những bệnh nhân không dùng NSAID. Ở những bệnh nhân mắc bệnh thấp khớp, việc sử dụng NSAID cũng không làm tăng tỷ lệ tử vong.
Ngoài ra, những người dùng NSAID không có nhiều khả năng được đưa vào cơ sở chăm sóc đặc biệt, cần thông khí xâm nhập hoặc không xâm lấn, hoặc cần thở oxy. Theo tác giả chính của công trình nghiên cứu Ewen Harrison, thuộc Đại học Edinburgh, hiện đã có bằng chứng rõ ràng rằng NSAID an toàn để sử dụng cho bệnh nhân bị COVID-19, giúp đảm bảo an toàn cho cả bác sĩ và bệnh nhân rằng chúng có thể tiếp tục được sử dụng theo cách như trước khi đại dịch bắt đầu.
Để tiến hành nghiên cứu, các nhà khoa học đã thu thập dữ liệu về loại thuốc mà bệnh nhân đã được kê đơn, hiện đang dùng hoặc đã dùng trong vòng 14 ngày trước khi nhập viện, cũng như thông tin nhân khẩu học và tiền sử bệnh. Trong số 72.179 bệnh nhân đến từ Anh, Scotland và xứ Wales, 5,8% (4.211) đã dùng NSAID trước khi nhập viện từ tháng 1 đến tháng 8/2020.
Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng nhấn mạnh, những nghiên cứu thêm và thử nghiệm lâm sàng là cần thiết để xác định liệu NSAID có an toàn ở các quần thể khác nhau hay không và liệu tác dụng chống viêm của chúng có ảnh hưởng gì đến bệnh nhân bị COVID-19 hay không./.
Ngải cứu có hoạt chất chống virus COVID-19 rất mạnh Thảo dược trị sốt cao có tiềm năng chống COVID-19? Công trình nghiên cứu của các nhà khoa học bang Massgachusetts, Hoa Kỳ về tác động của thảo dược tới virus. Cây ngải cứu ngọt - sweet wormwood Liệu một loại thảo dược trị sốt cao, là phương thuốc hàng ngàn năm, có thể ứng dụng để điều trị bệnh nhân nhiễm Covid...