Khuyến cáo mới nhất về tiêm vắc xin Covid-19
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 1.3 có khuyến cáo mới nhất về việc sử dụng vắc xin Covid-19 do AstraZeneca sản xuất.
Lô vắc xin Covid-19 do AstraZeneca sản xuất, khi về đến sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM) ngày 24.2 – ẢNH: ĐẬU TIẾN ĐẠT
Vắc xin này đã về đến Việt Nam, được Bộ Y tế cho phép nhập khẩu và lên kế hoạch tiêm cho các nhóm ưu tiên.
Theo thông tin từ WHO tại Việt Nam, nhóm chuyên gia tư vấn chiến lược (SAGE) về tiêm chủng của WHO đã đưa ra khuyến cáo tạm thời về việc sử dụng vắc xin ngừa Covid-19 ký hiệu AZD1222 do AstraZeneca sản xuất.
Cận cảnh 117.600 liều vắc xin Covid-19 của Anh vừa hạ cánh sân bay Tân Sơn Nhất
Nhóm nào cần được tiêm phòng trước tiên?
Theo khuyến cáo, tại thời điểm hiện nay, khi nguồn cung ứng vắc xin còn hạn chế, cần ưu tiên tiêm phòng cho cán bộ y tế là những người có nguy cơ cao phơi nhiễm bệnh và người từ 65 tuổi trở lên. Ngoài ra, vắc xin cần được dành cho những người có bệnh lý nền do họ được xác định có nguy cơ mắc Covid-19 nặng hơn, gồm các bệnh: béo phì, bệnh tim mạch, bệnh hô hấp và đái tháo đường.
Mặc dù cần phải tiến hành thêm nghiên cứu trên những người đang chung sống với HIV hoặc mắc bệnh tự miễn, hoặc những người bị suy giảm miễn dịch, những người này nếu nằm trong các nhóm được khuyến cáo tiêm vắc xin thì có thể tiêm sau khi được cung cấp thông tin và tư vấn.
Việc tiêm vắc xin Covid-19 có thể được dành cho những người đã từng mắc Covid-19. Nhưng những cá nhân này có thể hoãn việc tiêm phòng Covid-19 khoảng 6 tháng sau khi nhiễm SARS-CoV-2, để trao cơ hội cho những người khác cần gấp hơn.
Tiếp theo, việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 cũng có thể được dành cho phụ nữ đang cho con bú nếu họ thuộc nhóm ưu tiên được tiêm. Hiện chưa có khuyến cáo ngưng cho con bú mẹ sau tiêm phòng Covid-19.
Vắc xin ngừa Covid-19 vừa về Việt Nam công hiệu ra sao?
Với phụ nữ mang thai, SAGE cho rằng việc mang thai khiến bà mẹ có nguy cơ bị Covid-19 nặng hơn nhưng hiện vẫn có rất ít số liệu đánh giá tính an toàn của vắc xin trong thời kỳ mang thai. Phụ nữ mang thai có thể được tiêm phòng vắc xin nếu lợi ích của việc tiêm phòng ở đối tượng này lớn hơn nguy cơ tiềm ẩn do vắc xin. Do đó, phụ nữ mang thai có nguy cơ cao phơi nhiễm với SARS-CoV-2 (ví dụ như cán bộ y tế), người mắc bệnh nền tăng nguy cơ mắc bệnh nặng… có thể được tiêm vắc xin phòng bệnh.
Những người không nên tiêm vắc xin Covid-19
Theo SAGE, những người có tiền sử có phản ứng dị ứng nặng với bất cứ thành phần nào của vắc xin thì không nên tiêm.
Vắc xin này hiện không khuyến cáo dùng cho người dưới 18 tuổi.
Với các đối tượng được tiêm, liều khuyến cáo là 2 liều tiêm bắp, cách nhau 8 – 12 tuần với 0,5 ml/liều.
Hiện tại, SAGE khuyến cáo sử dụng vắc xin Covid-19 theo lộ trình ưu tiên, ngay cả khi các biến thể của vi rút đã xuất hiện ở quốc gia đó. Nhưng các nước cần đánh giá rủi ro và lợi ích, cân nhắc tình hình dịch tễ trong nước.
Lô vắc xin Covid-19 vừa về Việt Nam trị giá bao nhiêu tiền?
WHO tiếp tục cập nhật các số liệu giám sát và đánh giá sự xuất hiện các biến thể mới của vi rút và tác động tiềm ẩn của chúng đối với hiệu quả vắc xin. Khi có số liệu mới, WHO sẽ có các khuyến cáo phù hợp.
Tại Việt Nam, Bộ Y tế cho biết, kết quả thử nghiệm lâm sàng tại các quốc gia cho thấy vắc xin Covid-19 do AstraZeneca sản xuất bảo vệ 100% khỏi bệnh nặng, nhập viện và tử vong do Covid-19 từ thời điểm 22 ngày sau khi tiêm liều đầu tiên.
Vắc xin có tiềm năng giảm 2/3 nguy cơ lây truyền vi rút không triệu chứng.
Tại Việt Nam, vắc xin này được triển khai tiêm trong tháng 3, cho những người từ 18 tuổi trở lên với nhóm ưu tiên đầu tiên là lực lượng tuyến đầu chống dịch, gồm: những người làm việc trong các cơ sở y tế; người tham gia phòng chống dịch (Ban Chỉ đạo chống dịch các cấp, nhân viên các khu cách ly…); quân đội, công an.
Mật độ virus - yếu tố quyết định tốc độ lây lan SARS-CoV-2
Một nghiên cứu mới đây của nhóm các nhà khoa học Anh và Tây Ban Nha cho thấy: Mật độ virus lớn chính là yếu tố quyết định nguy cơ làm gia tăng tốc độ và hiệu quả lây truyền SARS-CoV-2.
Sử dụng dữ liệu từ các trường hợp bệnh nhân mắc COVID-19 và những người tiếp xúc với họ, nhóm nghiên cứu đã xác định rằng mật độ virus là yếu tố chính xác định liệu những người tiếp xúc có phát triển thành bệnh nhân SARS-CoV-2 hay không. Khi xác định được một bệnh nhân có mang lượng virus với mật độ cao, cần thực hiện các biện pháp theo dõi tiếp xúc và cách ly tuyệt đối.
Mật độ virus tăng trong số những người tiếp xúc không có triệu chứng có liên quan chặt chẽ đến nguy cơ phát triển COVID-19 với tỉ lệ cao hay thấp và thời gian ủ bệnh.
Phân tích dữ liệu thu thập được trong một thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng với các trường hợp COVID-19 từ 18 tuổi trở lên, không phải nhập viện.
Các nhà khoa học phát hiện thấy: Phản ứng chuỗi polymerase (PCR) tại thời điểm ban đầu cho thấy, một số bệnh nhân đã trải qua các triệu chứng nhẹ trong 5 ngày trước khi chính thức xác định bị nhiễm SARS-CoV-2. Trong khi đó, một nhóm khác tiếp xúc với các trường hợp F1, F2, F3... thì lại không có bất kỳ triệu chứng COVID-19 nào trong vòng 7 ngày.
Tốc độ lây truyền COVID-19 cao ở những người có nồng độ virus lớn.
Nhóm nghiên cứu đã xác định được 314 bệnh nhân COVID-19, trong đó 282 người (tương đương 90%) có ít nhất một lần tiếp xúc gần trong số 753 lần tiếp xúc với nguồn bệnh. Qua đó, mật độ virus chính là yếu tố hàng đầu xác định nguy cơ lây nhiễm SARS-CoV-2.
Tỷ lệ tấn công thứ cấp (tỷ lệ tiếp xúc với kết quả dương tính với PCR) trong thời gian nghiên cứu là 17% (tương đương với 125 lần trong số 753 lần tiếp xúc). Phân tích đa biến cho thấy với mỗi lần lượng virus tăng lên mức 1 10 cop/ml, tỷ lệ lây truyền tăng khoảng 30%.
Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng lượng virus cao trong số những người tiếp xúc không có triệu chứng có liên quan chặt chẽ đến nguy cơ phát bệnh. Nguy cơ phát bệnh tăng từ 40% (với người có mang lượng virus thấp hơn 1 10cop/ml) lên hơn 66% (với người có mang lượng virus là 1 10cop/ml hoặc cao hơn). Không phân biệt giới tính, tuổi tác, bệnh đái tháo đường, bệnh tim mạch hoặc bệnh hô hấp và nguy cơ hoặc thời gian phát triển bệnh.
Lượng virus cũng có liên quan đáng kể tới thời gian ủ bệnh: Thời gian ủ bệnh ở người có lượng virus thấp hơn 1 10 cop/ml là 7 ngày, trong khi đó ở những người có lượng virus cao là 5 ngày.
Phát hiện trên được đánh giá là hữu ích trong việc sàng lọc các trường hợp nên được coi là nguồn lây truyền bệnh tiềm năng, bất kể biểu hiện của họ và hỗ trợ đánh giá lượng virus ở những bệnh nhân có nhiều người tiếp xúc gần. Điều này cũng cho thấy nguy cơ và thời gian ủ bệnh nên được chẩn đoán dựa trên lượng virus ban đầu ở người bệnh.
Cảnh báo một loại virus gây chết người gấp 75 lần virus Corona Các nhà khoa học cảnh báo, một căn bệnh sưng não gây chết người gấp 75 lần virus Corona có thể trở thành đại dịch tiếp theo. Đó là do virus Nipah, theo news.com.au. Một căn bệnh sưng não gây chết người gấp 75 lần virus Corona có thể trở thành đại dịch tiếp theo? - ẢNH: SHUTTERSTOCK Virus Nipah là gì? Virus...