Khuyến cáo chi tiết về 6 bệnh thường gặp sau mưa bão mà người dân cần chú ý
Vi khuẩn, bụi, rác thải, lũ lụt,… mùa mưa bão hoà vào dòng nước gây ra những vấn đề sức khoẻ nguy hiểm. Dưới đây là 6 bệnh thường gặp sau mưa bão mà người dân cần chú ý.
Các bệnh thường gặp sau mưa bão có thể kể đến như bệnh về da, bệnh hô hấp,… Khi mưa lũ kết hợp với các vi khuẩn từ bụi, đất, rác thải hòa vào sẽ gây ra ô nhiễm môi trường và bệnh nguy hiểm.
Dưới đây là một số bệnh thường gặp sau mưa bão thường gặp nên biết để phòng tránh:
1. Bệnh truyền nhiễm do muỗi vằn
Mùa mưa bão đến, môi trường ẩm ướt và ô nhiễm hơn gây ra các vũng nước tù động chính là điều kiện thuận lợi cho muỗi, đặc biệt là muỗi vằn gây sốt xuất huyết phát triển. Do đó mà sốt xuất huyết là một bệnh thường gặp sau mưa bão phổ biến.
Ngoài ra, đây cũng là một bệnh dễ bùng thành dịch nên mùa mưa bão hàng năm sốt xuất huyết luôn được khuyến cáo tới người dân cần đề phòng.
Mùa mưa bão tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi vằn phát triển (Ảnh: Internet)
Hướng dẫn phòng bệnh:
Điều quan trọng trong phòng bệnh sốt xuất huyết chính là loại bỏ nơi ở của ấu trùng muỗi. Nói cách khác, cần dẹp bỏ những dụng cụ có khả năng tồn nước tù đọng mà loăng quăng có thể sinh sống. Bên cạnh đó cần chú ý vệ sinh nhà cửa, vườn sạch sẽ, mắc màn khi đi ngủ.
2. Các bệnh đường hô hấp
Đối tượng dễ mắc bệnh đường hô hấp trong mùa mưa chủ yếu là người già, trẻ nhỏ và những người có tiền sử hoặc đang mắc các bệnh mãn tính đường hô hấp khác. Trong những bệnh thường gặp sau mưa bão về đường hô hấp thì viêm họng và cảm cúm là thường thấy nhất.
Bệnh đường hô hấp là bệnh thường gặp sau mưa bão (Ảnh: Internet)
Đặc biệt, nếu như viêm họng và cảm cúm không được chữa trị dứt điểm có thể gây ra những biến chứng lâu dài như viêm phế quản, viêm phổi hay viêm tiểu phế quản,… Dưới đây là một vài triệu chứng mắc bệnh hô hấp có thể gặp:
- Đau họng khi nuốt, cảm thấy rát cổ;
- Khàn tiếng;
Video đang HOT
- Sốt;
- Bị ho do đường hô hấp trên bị kích ứng. Các cơn ho có thể dai dẳng kéo dài. Phản xạ cơn ho có thể bắt đầu từ việc đường khí phế quản và đường hô hấp trên bị kích ứng. Việc kích ứng cũng có thể xảy ra ở màng phổi, ống tai, xoang, màng ngoài tim, thực quản hay dạ dày và cơ hoành đều có thể khiến cơn ho khởi phát.
- Sổ mũi, khó thở sau khi hoạt động thể lực hoặc là khi nằm, khi hít vào.
Nhìn chung, nếu có các biểu hiện kể trên, nhất là đang ở mùa mưa bão thì bạn nên tới cơ sở y tế thăm khám và có phương pháp can thiệp sớm.
3. Bệnh về da là bệnh thường gặp sau mưa bão
Như đã nói ở trên, việc mưa lũ kết hợp với rác thải, vi khuẩn, vi sinh vật khiến nguồn nước bị ô nhiễm. Ngoài ra điều kiện vệ sinh kém khiến các bệnh về da dễ phát sinh và trở thành bệnh thường gặp mưa bão.
Các bệnh về da mùa này có thể kể đến như bị nấm kẽ chân, bị ghẻ, bị viêm nang lông hay bị nước ăn chân do nấm hay mẩn ngứa,… Cụ thể:
- Nước ăn chân
Nước ăn chân là bệnh thường gặp sau mưa bão. Đây là bệnh do nhiễm nấm Candida và Blastomycet. Khi ngâm tay và chân trong nước bị ô nhiễm thời gian dài dẫn tới việc nấm xâm nhập dễ hơn, nhất là ở kẽ ngón chân, ngón tay. Ban đầu là những phần da chết mục có màu trắng gây ngứa. Sau đó phần da này bị bong ra để lại lớp da màu hồng ẩm và vẫn ngứa rát khiến vết loét lan rộng hơn rồi nhiễm trùng và sưng đau.
Nước ăn chân là bệnh do nhiễm nấm Candida và Blastomycet (Ảnh: Internet)
- Bị ghẻ
Ghẻ xuất hiện khi vệ sinh kém. Con ghẻ phát triển và sinh sôi với tốc độ rất nhanh nếu người lành tiếp xúc với người bị ghẻ. Bệnh ghẻ do kí sinh trùng Sarcoptes Scabies xâm nhập vào da. Khi bị ghẻ, những đám mụn nước tạo thành các rãnh ghẻ ở ngón tay, nếp gấp lằn cổ tay, gấp đùi, bẹn, mông hay nách, ngực,… Ghẻ có thể biến chứng thành mụn mủ eczema nhiễm trùng rất khó điều trị.
- Viêm nang lông
Cũng là một bệnh thường gặp sau mưa bão do thiếu nước sạch vệ sinh, tắm gội. Viêm nang lông có thể xuất hiện ở nách, đầu, vùng kín,… Các nốt mụn rất ngứa, nếu gãi có thể chảy ra dịch.
Viêm nang lông có thể xuất hiện ở râu, nách, đầu, vùng kín,… (Ảnh: Internet)
- Chốc lở
Người bị chốc lở sẽ có các tổn thương trên da như mụn nước và mụn mủ. Khu vực hay bị chốc lở là tay, chân. Khi đám mụn vỡ ra có thể gây loét. Viền mụn có quầng đỏ, viền vảy. Nước từ mủ chảy ra có thể có màu vàng hay màu nâu sẫm.
- Viêm kẽ do vi khuẩn
Khi mồ hôi ứ đọng và điều kiện vệ sinh kém sạch sẽ tạo ra môi trường phát triển thuận lợi cho vi khuẩn Corynebacterium minutissimum gây viêm kẽ. Viêm kẽ do vi khuẩn thường xảy ra ở bẹn, nách, nếp hằn cổ hay lằn vú ở nữ giới. Khi bị viêm kẽ, sẽ xuất hiện các vùng da đỏ, có bờ rõ và vảy mỏng. Hầu hết chúng không ghi ngứa, trừ viêm kẽ do vi khuẩn ở vùng bẹn thì gây cảm giác châm chích.
4. Bệnh đường tiêu hoá
Khi nguồn nước và thức ăn bị nhiễm khuẩn thì nguy cơ bị tiêu chảy cấp cũng tăng cao. Ngoài tiêu chảy thì tả lỵ, thương hàn, ngộ độc thực phẩm, nhiễm độc thực phẩm từ vi khuẩn E.coli hay Campylobacter cũng dễ xảy ra hơn.
Cơ chế khiến mùa mưa dễ gặp các bệnh tiêu hóa là do sự mất cân bằng giữa các vi khuẩn có lợi (lợi khuẩn) và các vi khuẩn có hại trong đường ruột cộng hưởng với việc ăn uống mất vệ sinh gây nên. Chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp bạn phòng tránh các bệnh thường gặp sau mưa bão hiệu quả, nhất là bệnh đường tiêu hoá.
Ăn uống không hợp vệ sinh gây ra các bệnh tiêu hóa (Ảnh: Internet)
Ngoài ra cần lưu ý rằng: nếu người lành tiếp xúc phải chất thải của người bị tiêu chảy cũng có thể lây lan. Khi bị tiêu chảy cấp thường gây ra các dấu hiệu như đau bụng bị mót rặn. Do vậy mà tiêu chảy cũng là bệnh thường gặp sau mưa bão cần phòng tránh.
5. Đau mắt đỏ
Những khu vực có điều kiện vệ sinh kém, nhất là nguồn nước bị ô nhiễm được dùng để tắm, rửa mặt có thể gây ra đau mắt đỏ do virus, vi khuẩn.
Ai cũng có nguy cơ bị đau mắt đỏ nếu không giữ vệ sinh đúng cách (Ảnh: Internet)
Nhóm người già, trẻ nhỏ, người trưởng thành,… đều có nguy cơ bị đau mắt đỏ nếu không giữ vệ sinh đúng cách.
Gió lạnh, thời tiết giao mùa là nguyên nhân gia tăng số ca mắc các bệnh xương khớp. Điều này cũng làm tăng nặng triệu chứng ở người có tiền sử bệnh.
Gió lạnh, thời tiết giao mùa là nguyên nhân gia tăng số ca mắc các bệnh xương khớp (Ảnh: Internet)
Nguyên nhân được giải thích là do thời tiết lạnh khiến những mạch máu ngoại vi giảm cung cấp máu tới các cơ quan ngoại biên của cơ thể bao gồm da, cơ, xương khớp khiến tăng triệu chứng bị mỏi, đau nhức ở các vùng khớp tay, chân hay thắt lưng,…
Cơn đau xương khớp sẽ rõ rệt hơn vào sáng sớm.
Ba người trong nhà nhập viện vì ăn dưa hấu, bác sĩ chỉ ra cách bảo quản sai
Nếu bạn không biết bảo quản dưa hấu và hoa quả trong tủ lạnh đúng cách, chúng có thể là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các bệnh tiêu hóa nguy hiểm.
Mới đây, Khoa Tiêu hóa của Bệnh viện Nhi thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc đã ghi nhận trường hợp 3 bà cháu trong một gia đình nhập viện trong tình trạng nguy hiểm.
Bà và hai cháu phải nhập viện trong đêm vì cùng ăn dưa hấu
Theo Trưởng khoa Tiêu hóa của Bệnh viện Nhi Trường Xuân, ban đầu chỉ có bé gái 12 tuổi và bé trai 3 tuổi vào viện. Cả hai chị em đều có biểu hiện sốt, nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng, mệt mỏi và chóng mặt.
Nhưng ngay trong đêm đó, người bà cũng có triệu chứng tương tự và phải nhập viện điều trị, sau khi kiểm tra, các bác sĩ chẩn đoán 3 bà cháu đều bị viêm ruột cấp.
Nguyên nhân ban đầu được xác định do miếng dưa hấu 3 người cùng ăn trước đó. Miếng dưa đã để trong tủ lạnh khoảng 3-4 ngày mà không được bọc hay đậy kín.
Dưa hấu để trực tiếp trong tủ lạnh nhiều ngày là nơi vi khuẩn trú ngụ gây viêm ruột cấp
Các bác sĩ cho biết, dưa hấu hay bất kỳ loại hoa quả nào đã cắt mà không dùng màng bọc hoặc hộp riêng biệt để cách ly với các thực phẩm khác trong tủ lạnh, có thể khiến vi khuẩn bám vào bề mặt của chúng, gây nên các bệnh đường tiêu hóa.
Các triệu chứng bệnh có thể xảy ra ngay sau khi ăn những hoa quả bảo quản không đúng cách này và khiến bạn gặp nhiều nguy hiểm.
Không những vậy, 3 bà cháu còn ăn miếng dưa hấu để trong tủ lạnh 3-4 ngày, đây là thời gian quá lâu để bảo quản hoa quả. Giám đốc bệnh viện nhi cho biết, trong mùa hè, tốt nhất chúng ta nên ăn dưa hấu ngay sau khi bổ.
Nếu bạn muốn bảo quản dưa hấu tủ lạnh, chúng ta cần bọc thực phẩm bằng các màng bọc chuyên dụng để giảm sự phát triển của vi khuẩn. Tuy vậy, bạn vẫn nên ăn trong vòng 12 giờ và nhớ cắt bỏ lớp bề mặt trước khi tiếp tục sử dụng.
Bảo quản thực phẩm sống và chín hợp lý trong tủ lạnh để tránh các bệnh về đường tiêu hóa
Không chỉ hoa quả hay dưa hấu, các bác sĩ cũng cho biết một số thực phẩm không nên bảo quản trong tủ lạnh. Chẳng hạn, mật ong sẽ kết tinh trong tủ lạnh và ảnh hưởng đến hương vị, không dễ tiêu hóa. Sô-cô-la sau khi tách khỏi màng giấy bạc cũng không nên để trong tủ quá lâu. Các thực phẩm sống và chín cần được tách riêng biệt khi cất trong tủ lạnh.
Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình, hãy bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh một cách an toàn nhất. Đồng thời, bạn nên chú ý đến các triệu chứng tiêu hóa và tới gặp bác sĩ khi có dấu hiệu bất thường.
18 người cùng ngộ độc thực phẩm sau khi ăn cơm chiên trứng, bác sĩ chỉ ra nguyên do đến từ một sai lầm lúc chế biến trứng mà hầu như ai cũng mắc phải Cơm chiên trứng vốn là món ăn quen thuộc và dân dã của nhiều người. Nhưng ít ai ngờ nếu phạm phải sai lầm này, nó sẽ trở nên kịch độc và gây hại khi ăn phải. Vừa qua, tờ QQ đã đăng tải câu chuyện tại một bệnh viện tiếp nhận 18 người bị ngộ độc thực phẩm. Cụ thể, họ đều...