Khung trình độ quốc gia: “hộ chiếu nghề nghiệp” gia nhập thị trường quốc tế
Khung trình độ quốc gia của mỗi nước là cơ sở để có các loại “ hộ chiếu nghề nghiệp” nếu người lao động muốn tham gia vào thị trường lao động quốc tế. Vậy khung trình độ này ở VN thế nào?
Trao đổi với phóng viên, PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Quyền Vụ trưởng Vụ GD Đại học, Bộ GD&ĐT cho biết, khung trình độ quốc gia, nói rõ hơn là khung trình độ nghề nghiệp của mỗi nước có ngành học ( khoa học, kỹ thuật, kinh tế, tài chính, ngân hàng, xã hội, nhân văn…) và các cấp/bậc học khác nhau.
Ví dụ, khung trình độ của Úc và NewZealand có 10 bậc, Indonesia có 9 bậc, Philipines có 8 bậc, Malaysia có 8 bậc. Khung tham chiếu ASEAN có 8 bậc.
Khung trình độ quốc gia Việt Nam (TĐQGVN) có 8 bậc gồm: Giáo dục nghề nghiệp có 5 bậc (Bậc 1 cấp Chứng chỉ 1, Bậc 2 cấp Chứng chỉ 2, Bậc 3 cấp Chứng chỉ 3, Bậc 4 cấp Bằng Trung cấp, và bậc 5 cấp bằng Cao đẳng), và Giáo dục đại học gồm có 3 bậc (Bậc 6 cấp bằng Đại học, Bậc 7 bằng Thạc sĩ và Bậc 8, bậc cao nhất cấp bằng Tiến sĩ).
Khung trình độ quốc gia của một nước là một thang gồm có nhiều bậc nghề nghiệp nhằm giúp các giảng viên biết mình đang giảng dạy loại ngành nghề gì và thuộc trình độ nào, ảnh hưởng ra sao đến nghề nghiệp tương lai của người đi học. Còn người đi học chọn lựa được ngành học/bậc học thích hợp với khả năng nghề nghiệp tương lai của mình.
PGS. TS Nguyễn Thu Thủy, Quyền Vụ trưởng Vụ GD Đại học, Bộ GD&ĐT
Khung trình độ quốc gia là “hộ chiếu nghề nghiệp”
Phóng viên: Vậy tầm quan trọng của khung trình độ quốc gia có thể được hiểu như thế nào thưa bà?
PGS.TS Nguyễn Thu Thủy: Khung trình độ quốc gia là chính sách quốc gia quy định các loại bằng cấp và trình độ đào tạo, là gạch nối giữa giáo dục đào tạo và thị trường lao động.
Đặc biệt, khung trình độ quốc gia là điểm tựa trong việc khuyến khích học tập suốt đời, sự liên thông giữa các bậc học, mở rộng cơ hội học tập;
Văn bằng của Khung trình độ quốc gia có thể được xem là “tiền tệ” của thị trường lao động, sự tương thích cao với quốc tế sẽ giúp những người tốt nghiệp có thể làm việc tại các cơ sở khác nhau trong nước, trong vùng và trên thế giới.
Video đang HOT
Khung trình độ quốc gia của mỗi nước là cơ sở để có các loại “hộ chiếu nghề nghiệp” nếu người lao động muốn tham gia vào thị trường lao động quốc tế.
Việc triển khai áp dụng Khung trình độ quốc gia Việt Nam sẽ mang đến những tác động và thay đổi như thế nào cho giáo dục đại học so với hiện tại?
Chuẩn đầu ra của một trình độ (để lấy bằng tốt nghiệp đại học, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ) thuộc một ngành học (như kế toán, cơ khí, xây dựng…) gồm có chuẩn đầu ra của tất cả các môn học trong chương trình đào tạo (CTĐT) ở bậc học (hay trình độ) đó.
Ví dụ chương trình đại học ngành kế toán tại của một trường nào đó gồm có 24 môn học (subjects) thì chuẩn đầu ra của ngành kế toán bậc đại học là tổng cộng các mục tiêu của 24 môn học.
Chuẩn đầu ra chính là các năng lực được đào tạo để giúp người tốt nghiệp đại học (hay Cử nhân) làm công việc của một kế toán bậc 6 trong khung trình độ quốc gia của Việt Nam.
Bên cạnh đó, để phát triển một chương trình đào tạo thì ngoài chuẩn đầu ra – nội hàm quan trọng nhất trong CTĐT, thì còn cần tuân thủ các yêu cầu tối thiểu về thời lượng, về đội ngũ, về các điều kiện đảm bảo chất lượng khác… mà ta gọi chung là Chuẩn chương trình.
Thông thường để có thể xây dựng được một chương trình đào tạo phục vụ tốt cho các doanh nghiệp, cho thị trường lao động… thì trong quá trình thiết kế chương trình phải có sự tham gia của đại diện các doanh nghiệp liên quan, và các bên liên quan khác, vào các ban soạn thảo chương trình của nhà trường.
Như vậy, để các cơ sở GDĐH đồng thời phát triển chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu về năng lực của người được đào tạo theo yêu cầu của Khung trình độ quốc gia thì chúng ta phải xây dựng kế hoạch để triển khai Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Nói cách khác, Triển khai Khung trình độ quốc gia Việt Nam đối với các trình độ của giáo dục đại học (đại học, thạc sĩ, tiến sĩ) chính là nhằm đổi mới hoạt động đào tạo gắn với bảo đảm nâng cao chất lượng của GDĐH Việt Nam phù hợp với quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của các cơ sở GDĐH.
Đồng thời, mở rộng cơ hội hội nhập với cộng đồng đại học khu vực và thế giới, tạo ra cơ chế liên thông và hình thành hệ thống giáo dục mở.
Khung trình độ quốc gia Việt Nam góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh trong đào tạo nguồn nhân lực của các trường. (Ảnh: SV trường ĐH Ngoại ngữ- ĐH QGHN trong lễ tốt nghiệp)
Nâng cao năng lực cạnh tranh trong đào tạo nguồn nhân lực của các trường
Có một số ý kiến cho rằng, việc ban hành khung trình độ quốc gia Việt Nam sẽ làm giảm sự tự chủ của các trường đại học. Ý kiến bà thế nào?
Theo quy định của Luật GDĐH, các cơ sở GDĐH được tự chủ phát triển chương trình đào tạo. Nhưng Luật GDĐH cũng quy định các cơ sở GDĐH phát triển chương trình đào tạo phải dựa trên Chuẩn chương trình và Chuẩn chương trình do Bộ GD&ĐT ban hành.
Do đó, chương trình đào tạo do các cơ sở GDĐH được tự chủ phát triển phải phù hợp với các chuẩn mực tối thiểu theo quy định của chuẩn chương trình do cơ quan quản lý Nhà nước về GDĐH phải ban hành theo quy định của Luật GDĐH số 34 và phải phù hợp với Khung trình độ quốc gia Việt Nam theo Quyết định số 1982/QĐ-TTg.
Như vậy, việc ban hành và thực hiện triển khai Khung trình độ quốc gia Việt Nam không làm giảm sự tự chủ của các trường. Mà việc này chính là nhằm thiết lập cơ chế đảm bảo chất lượng đào tạo, tạo sự công nhận lẫn nhau giữa các loại nhân lực được đào tạo tại Việt Nam và các nước trong khu vực.
Đồng thời, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh trong đào tạo nguồn nhân lực của các trường. Các chuẩn mực tối thiểu này cũng là để xem xét trách nhiệm giải trình cũng như để giám sát các trường phát triển và thực hiện các chương trình đào tạo đảm bảo chất lượng.
Các trường hoàn toàn tự chủ trong việc phát triển CTĐT cao hơn mức chuẩn tối thiểu, trong CTĐT của mỗi trường sẽ thể hiện các thế mạnh của nhà trường, thể hiện được uy tín, thương hiệu, chất lượng cao hơn chuẩn, thậm chí đạt các chuẩn quốc tế ở mức cao, phục vụ các phân khúc thị trường lao động khác nhau… điều này càng có tác dụng quảng bá cho uy tín và thương hiệu của các CTĐT của trường.
Để phát triển chương trình đào tạo tại các cơ sở giáo dục đại học, sẽ cần có sự phối hợp của nhiều bên liên quan như Bộ Giáo dục và Đào tạo, các hiệp hội, doanh nghiệp, các cơ sở GDĐH,… Vậy, các bên liên quan này sẽ có vai trò như thế nào trong công tác triển khai Khung trình độ quốc gia?
Trong quá trình triển khai Khung trình độ quốc gia VN, Bộ GD&ĐT được Thủ tướng Chính phủ giao là cơ quan chủ trì, phối hợp với các bên liên quan như các hiệp hội chuyên môn, doanh nghiệp (giới tuyển dụng lao động), các bộ ngành, địa phương, cơ sở GDĐH, các chuyên gia, nhà khoa học… tham gia xây dựng Chuẩn chương trình.
Họ đóng vai trò cốt lõi, không thể thiếu được, trong việc xây dựng các chuẩn đầu ra cho các ngành nghề; họ sẽ là các chủ thể đưa được kiến thức chuyên môn, cũng như các nhu cầu, yêu cầu từ phía thị trường lao động…chuyển tải vào các chuẩn mực tối thiểu của các ngành nghề được đào tạo.
Như vậy, các bên liên quan này có vai trò vô cùng quan trọng, là cầu nối để thực thi quy định, chính sách thực hiện Khung TĐQG một cách hiệu quả, đồng bộ từ cấp quốc gia tới cấp cơ sở GDĐH.
Xin trân trọng cám ơn bà!
Phần "tự học có hướng dẫn" có nằm trong đề thi tốt nghiệp THPT 2020?
Nội dung tinh giản năm học 2019-2020 đã được Bộ GD-ĐT công bố. Tuy nhiên, do chưa có đề tham khảo thi tốt nghiệp THPT năm 2020 nên nhiều giáo viên và học sinh lo lắng.
Ảnh minh họa
Để ôn tập đúng nội dung thi tốt nghiệp THPT năm 2020, học sinh hiện đang thắc mắc về phần kiến thức "tự học có hướng dẫn" liệu có xuất hiện trong đề thi hay không.
Về vấn đề này, PGS. Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT) cho biết, do dịch bệnh, học sinh không thể đến trường trong thời gian dài nên vừa qua Bộ đã công bố nội dung chương trình đã được tinh giản, cụ thể là nội dung được ghi chú "không dạy", "không làm", "không thực hiện", "khuyến khích tự học" sẽ không kiểm tra đánh giá, không đưa vào đề thi.
"Còn nội dung kiến thức được ghi chú "tự học có hướng dẫn" khác hoàn toàn với "khuyến khích tự học" nên vẫn được phép nằm trong phạm vi sẽ kiểm tra, đánh giá và thi. Vì vậy, nó có thể xuất hiện trong đề kiểm tra, đề thi tốt nghiệp THPT hay đề thi riêng của các trường đại học với mục đích xét tuyển đầu vào", ông Thành cho hay.
Ngay sau khi Bộ GD&ĐT công bố những thay đổi liên quan đến kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, có rất nhiều ....
Về vấn đề xét tuyển đại học năm nay, PGS.TS Nguyễn Thu Thủy cho biết, Bộ GD&ĐT tiếp tục hỗ trợ các trường trong công tác tuyển sinh và lọc ảo đợt 1 năm 2020 như năm 2019.
Do đó nếu thí sinh có sử dụng kết quả thi THPT để xét tuyển, sẽ đăng ký xét tuyển tại trường THPT, cùng thời điểm đăng kí dự thi THPT, thí sinh có thể đăng ký xét tuyển vào nhiều ngành, nhiều trường. Tuy nhiên các nguyện vọng phải xếp theo thứ tự ưu tiên (không thay đổi so với 2019).
Đối với các trường tổ chức thi hoặc xét tuyển theo phương thức khác, thí sinh sẽ phải thực hiện theo quy định riêng của từng trường, có thể đăng ký xét tuyển online, nộp hồ sơ xét tuyển qua bưu điện hoặc nộp tại trường đại học. Thí sinh cần theo dõi đề án tuyển sinh của trường để nắm được các quy định về thời gian và phương thức tuyển sinh.
Một thí sinh có nhiều nguyện vọng chỉ cần làm 01 bộ hồ sơ nộp đăng ký 01 nơi, thống nhất một kiểu mẫu hồ sơ đăng ký xét tuyển, kinh phí, điều kiện nộp hồ sơ xét tuyển.
Hoàng Thanh
Mỗi thí sinh chỉ đăng ký 1 bộ hồ sơ cho nhiều nguyện vọng xét tuyển đại học Thí sinh có nhiều nguyện vọng nhưng chỉ cần làm 1 bộ hồ sơ, nộp đăng ký và thống nhất một kiểu mẫu, cơ bản ổn định như các năm trước. Thông tin được PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD&ĐT trao đổi với báo chí mới đây. Không lo loạn rút - nộp hồ sơ...