Khủng bố phân tán và phức tạp hơn
Số người thiệt mạng và số vụ tấn công do khủng bố gây ra đã giảm đáng kể trong năm 2017 – theo báo cáo thường niên công bố hôm 19-9 (giờ địa phương) của Cục Chống khủng bố và Chủ nghĩa cực đoan bạo lực thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ.
Ông Nathan Sales, điều phối viên chống khủng bố của bộ này, cho biết tổng số vụ khủng bố khắp thế giới trong năm 2017 giảm 23% so với năm trước đó, còn tổng số người thiệt mạng giảm 27%. Nguyên nhân chủ yếu do số vụ tấn công và số người chết giảm mạnh ở Iraq, nơi liên minh quân sự do Mỹ đứng đầu đã giúp đánh đuổi phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ra khỏi nhiều khu vực.
Ngoài ra, khoảng 100 quốc gia phải hứng chịu các vụ khủng bố trong năm 2017. Thế nhưng, 59% số vụ lại chỉ xảy ra tại 5 nước châu Á – bao gồm Ấn Độ, Pakistan, Afghanistan, Iraq và Philippines. Tương tự, 70% số người thiệt mạng nằm ở 5 nước: Afghanistan, Iraq, Nigeria, Somalia và Syria.
Nghi can khủng bố 19 tuổi bị cảnh sát bắn bị thương sau khi y đâm 2 người Mỹ tại nhà ga xe lửa ở Amsterdam – Hà Lan hôm 31-8. Ảnh: AP
Dù vậy, Bộ Ngoại giao Mỹ nhận định mối đe dọa khủng bố toàn cầu đang phức tạp hơn nhiều. Theo đài CNN, ông Sales nhấn mạnh bọn khủng bố nước ngoài đang từ Iraq và Syria kéo về quê nhà hoặc đến các quốc gia thứ ba để gia nhập các nhánh IS ở đó.
Ngoài chuyện trở nên “phân tán, bí mật hơn” và “ít bị tổn hại bởi hoạt động quân sự truyền thống hơn”, các nhóm IS, al-Qaeda… đang sở hữu những công nghệ mới – như vũ khí hóa học đơn giản và hệ thống máy bay không người lái nhỏ – để đe dọa cả những khu vực cách xa nơi hoạt động truyền thống của chúng. Theo báo cáo, các phần tử IS giờ xuất hiện ở Đông Nam Á và bắt đầu đe dọa các lợi ích của Trung Quốc trên toàn cầu.
Ở một khía cạnh khác, báo cáo thường niên nêu trên một lần nữa xem Iran là quốc gia tài trợ khủng bố hàng đầu, cáo buộc nước này chịu trách nhiệm về nhiều cuộc xung đột dữ dội và hủy hoại quyền lợi của Mỹ ở Syria, Yemen, Iraq, Bahrain, Afghanistan và Lebanon. Pakistan cũng bị nêu tên trong báo cáo vì “không nỗ lực kiềm chế khủng bố”, cụ thể là không ngăn chặn Taliban Afghanistan và các nhóm khủng bố dùng Pakistan làm bàn đạp đe dọa các lực lượng Mỹ và Afghanistan ở Afghanistan.
Video đang HOT
LỤC SAN
Theo nld.com.vn
Syria giải phóng Idlib: HTS làm cao, không cần Thổ Nhĩ Kỳ
Hay'at Tahrir al-Sham và một số nhóm đối lập đã từ chối thỏa thuận Nga-Thổ Nhĩ Kỳ để thành lập khu phi quân sự trong Idlib.
Thỏa thuận ngừng bắn Idlib: Trong mưu đồ của Thổ?
Vừa qua, trong cuộc họp thượng đỉnh tại Sochi hôm 17/9, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đã thỏa thuận đình chỉ vô thời hạn chiến dịch quân sự ở Idlib của Quân chính phủ Syria và thành lập khu vực chống leo thang quân sự mới.
Bộ trưởng quốc phòng của hai nước đã ký văn bản ghi nhớ, trong đó vấn đề quan trọng nhất là đến ngày 15/10 sẽ thành lập khu phi leo thang quân sự (sâu khoảng 15-20km), dọc theo đường tiếp xúc giữa các lực lượng đối lập và chính phủ trên địa bàn tỉnh Idlib của Syria.
Theo thỏa thuận, các nhóm khủng bố và đối lập cực đoan, bao gồm cả chi nhánh al-Qaeda Syria là Hay'at Tahrir al-Sham-HTS (trước đấy là Jabhat al-Nusra, sau đổi tên thành Jabhat Fatah al-Sham) sẽ rời khỏi Idlib.
Tất cả vũ khí hạng nặng đều phải rút khỏi khu phi quân sự trước ngày 10 tháng 10 và các nhóm cực đoan phải rút quân khỏi ngày 15 tháng 10, còn thường dân và phe "đối lập ôn hòa" với một lượng nhỏ vũ khí hạng nhẹ vẫn ở lại.
Vì vậy, Thổ Nhĩ Kỳ và liên minh Syria-Iran-Nga yêu cầu các chiến binh phải tuân thủ thỏa thuận nếu họ muốn tìm kiếm cơ hội tránh bị tiêu diệt. Sau ngày 15/10, nếu nhóm nào không chịu thực thi thỏa thuận thì sẽ trở thành mục tiêu tấn công của Quân đội Syria và Nga.
Thổ Nhĩ Kỳ và Nga sẽ cùng nhau kiểm soát quá trình rút lui của các nhóm khủng bố và điều quân nắm giữ vùng đệm phi quân sự. Do đó, hai bên đang tích cực điều phối để chuẩn bị lực lượng tiến vào vùng đệm phi quân sự ở Idlib.
Theo giới quan sát, thưc chất của thỏa thuận này là chính quyền Ankara mong muốn cứu nhóm khủng bố HTS và muốn chúng nắm quyền kiểm soát ở Idlib dưới sự hậu thuẫn của Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, nhằm giúp nước này hiện thực hóa âm mưu "xâm lược ủy nhiệm ở Syria".
Mục đích của Ankara là nối dài khu vực kiểm soát thực tế của nước này (dưới danh nghĩa do "lực lượng đối lập Syria quản lý") chạy dài từ thành phố al-Bab (đông Aleppo) đến Idlib, hình thành một vùng đệm ở phía Bắc Syria, sâu trong lãnh thổ Syria từ 30-50km.
Do đó, Thổ Nhĩ Kỳ đã áp dụng tổng hợp các biện pháp chính trị-quân sự-kinh tế để gây sức ép với Nga, để chính quyền Moscow ngăn chặn Damascus mở chiến dịch giải phóng Idlib.
Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã đạt được thỏa thuận ngừng bắn ở Idlib nhưng HTS không chấp thuận
HTS không chấp thuận thỏa thuận Nga-Thổ Nhĩ Kỳ về Idlib
Tuy nhiên, theo giới truyền thông đối lập Syria đưa tin vào ngày 19/9, chi nhánh của tổ chức khủng bố al-Qaeda Syria là Hay'at Tahrir al-Sham - HTS (trước đây đã từng 2 lần đối tên là Jabhat Fatah al-Sham, Jabhat al-Nusra) đang làm cao, không cần đến "sự che chở" của Thổ Nhĩ Kỳ ở Idlib.
Theo các nguồn tin ủng hộ đối lập, Hayat Tahrir al-Sham và một số nhóm "đối lập ôn hòa" khác, bao gồm Đảng Hồi giáo Turkistan và Jaish al-Izza, đã từ chối tham gia vào thỏa thuận Nga-Thổ Nhĩ Kỳ về việc thiết lập một khu phi quân sự trong tỉnh Idlib của Syria và các khu vực lân cận.
Các phương tiện truyền thông ủng hộ đối lập đã bắt đầu lan truyền những suy đoán rằng, chính quyền Damascus sẽ không hành động theo một phần của thỏa thuận, tạo ra một môi trường truyền thông để biện minh cho hành động của Hayat Tahrir al-Sham và các đồng minh của nó. Do đó, nhóm khủng bố này mới cương quyết cự tuyệt đề nghị của Thổ Nhĩ Kỳ.
Thực ra, đây không phải là lần đầu Hay'at Tahrir al-Sham từ chối Thổ Nhĩ Kỳ. Trước đây, nhóm này cũng đã từ chối đề xuất gia nhập lực lượng vũ trang được Ankara hậu thuẫn để tham gia chiến dịch "Cành ô liu" mà Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã mở ở Afrin (Aleppo) hồi đầu năm nay.
Nguyên nhân chủ yếu được cho là nhóm khủng bố thân al-Qaeda này không cam tâm dâng vùng lãnh địa rộng lớn của mình ở Idlib (chiếm hơn 60% diện tích của tỉnh) vào tay nhóm phiến quân thân Thổ Nhĩ Kỳ là Quân đội Syria tự do (FSA).
Hơn nữa, HTS tự tin là với thực lực của mình (có khoảng 30.000-50.000 quân và nhiều trang bị nặng), với địa thế hiểm trở của Idlib và hệ thống công sự, hầm ngầm kiên cố đã được xây dựng trong 2 năm qua, chúng sẽ có thể chống lại được sức tấn công của Quân đội Syria.
Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng, nếu từ chối thỏa thuận này, HTS và vài nhóm đối lập nhỏ sẽ không thể chống lại được lực lượng mặt đất Syria, dưới sự yểm trợ hỏa lực trên không của Nga. Do đó, trước sau gì HTS cũng sẽ phải chấp nhận đầu hàng chính quyền Syria.
Toàn Thắng
Theo baodatviet
Thổ mừng ra mặt khi Nga-Syria tạm dừng giải phóng Idlib Không muốn mất đi mối quan hệ hợp tác với Thổ Nhĩ Kỳ về cả chính trị-quân sự-kinh tế nên Nga tạm ngừng chiến dịch giải phóng Idlib. Trong cuộc họp thượng đỉnh tại Sochi hôm 17/9, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đã thỏa thuận đình chỉ vô thời hạn chiến dịch quân sự ở...