Không xây dựng trường thành viên trong Đại học Bách khoa Hà Nội
Thông tin về chuyển đổi, Đại học Bách khoa Hà Nội khẳng định thực hiện phân cấp tự chủ mạnh nhưng không phân lập, không xây dựng các trường đại học thành viên.
Người học quan tâm việc ghi bằng tốt nghiệp của Đại học Bách khoa Hà Nội sẽ thay đổi thế nào sau chuyển đổi
Tối 5/12, Đại học Bách khoa Hà Nội đã thông tin những vấn đề liên quan đến việc chuyển đổi cơ cấu từ trường ĐH thành Đại học.
Theo Luật Giáo dục đại học sửa đổi, bổ sung năm 2018, trường đại học/học viện là cơ sở giáo dục với trình độ đại học, đào tạo và nghiên cứu nhiều ngành. Các ngành này thuộc một hoặc vài lĩnh vực. Còn, đại học là cơ sở đào tạo, nghiên cứu đa lĩnh vực và gồm nhiều trường đại học/khoa thành viên.
Video đang HOT
Tuy nhiên, sau khi chuyển đổi, Đại học Bách khoa Hà Nội bên cạnh việc tinh gọn bộ máy, tăng tính chủ động, sáng tạo ở các đơn vị, thực hiện phân cấp tự chủ mạnh, đơn vị này không phân lập, không xây dựng các trường đại học thành viên. Quan điểm này thể hiện sự thống nhất về mục tiêu phát triển, giá trị cốt lõi, chuẩn mực và chất lượng của toàn Đại học.
Mô hình đào tạo cử nhân, kỹ sư, thạc sĩ, tiến sĩ của Đại học Bách khoa Hà Nội được áp dụng thống nhất với bộ chuẩn chương trình đào tạo và quy chế đào tạo do Đại học Bách khoa Hà Nội quy định.
Theo đó, người học khi tốt nghiệp các bậc trình độ đều được cấp văn bằng tốt nghiệp của Đại học Bách khoa Hà Nội để đảm bảo sự gắn kết giữa sinh viên, cựu sinh viên với vị thế và danh tiếng của Đại học.
Với việc chuyển đổi cơ cấu, đơn vị này mong muốn đưa Đại học Bách khoa Hà Nội phát triển đột phá, trở thành đại học nghiên cứu, đổi mới sáng tạo, tự chủ toàn diện, có môi trường học thuật sáng tạo, cởi mở, tự do học thuật, khơi dậy khát vọng cống hiến của cán bộ viên chức, người lao động, sinh viên và học viên toàn đại học, phát huy giá trị văn hóa, bản sắc của con người Bách khoa Hà Nội.
Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn, việc chuyển đổi trường đại học thành một đại học mang tính cơ học, nhằm giảm bớt số ngành nhỏ lẻ, tạo ra các trường mang tính liên ngành nhiều hơn.
Từ đó, giúp phát triển nghiên cứu khoa học, tăng chất lượng đào tạo. Một đại học với rất nhiều khoa thì sẽ bị phân mảnh trong quản lý, kém liên kết hơn so với khi sáp nhập các khoa thành trường trực thuộc
Người học được cấp bằng thế nào sau khi Đại học Bách khoa Hà Nội 'đổi tên'?
Đại học Bách khoa Hà Nội thông tin, người học khi tốt nghiệp các bậc trình độ đều được cấp văn bằng tốt nghiệp của Đại học Bách khoa Hà Nội để đảm bảo sự gắn kết giữa sinh viên, cựu sinh viên với vị thế và danh tiếng của Đại học.
Đại học Bách khoa Hà Nội vừa phát đi thông cáo báo chí sau khi có quyết định về việc chuyển từ trường lên đại học.
Theo quyết định của Thủ tướng, Đại học Bách khoa Hà Nội là đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ trực thuộc Bộ GDĐT.
Thông cáo nêu rõ: "Đây là dấu mốc quan trọng trong quá trình hơn 66 năm xây dựng và phát triển của Bách khoa Hà Nội, phù hợp với chủ trương của Đảng, của Chính phủ và xu hướng phát triển của giáo dục đại học thế giới".
Sự chuyển đổi này được Đại học Bách khoa Hà Nội chuẩn bị kỹ lưỡng, cẩn trọng, là sự kế thừa những kết quả và kinh nghiệm của quá trình thực hiện tự chủ suốt thời gian dài ở Bách khoa Hà Nội.
Việc chuyển "đổi tên" này được thực hiện với tinh thần quyết liệt, đảm bảo sự phát triển đúng với định hướng, tầm nhìn và chiến lược phát triển của Nhà trường qua nhiều thế hệ.
Lãnh đạo Đại học Bách khoa Hà Nội khẳng định: "Đại học Bách khoa Hà Nội có mô hình tổ chức và quản trị tiên tiến, bộ máy tinh gọn, tăng tính chủ động, sáng tạo ở các đơn vị, thực hiện phân cấp tự chủ mạnh nhưng không phân lập, không xây dựng các trường đại học thành viên, thống nhất quan điểm "Một Bách khoa Hà Nội".
Quan điểm này thể hiện sự thống nhất về mục tiêu phát triển, giá trị cốt lõi, chuẩn mực và chất lượng của toàn đại học. Mô hình đào tạo cử nhân, kỹ sư, thạc sĩ, tiến sĩ được áp dụng thống nhất với bộ chuẩn chương trình đào tạo và quy chế đào tạo do Đại học Bách khoa Hà Nội quy định.
Thông cáo nêu rõ, người học khi tốt nghiệp các bậc trình độ đều được cấp văn bằng tốt nghiệp của Đại học Bách khoa Hà Nội để đảm bảo sự gắn kết giữa sinh viên, cựu sinh viên với vị thế và danh tiếng của đại học.
Việc chuyển đổi mô hình thành Đại học Bách khoa Hà Nội để thực hiện tốt sứ mạng, tầm nhìn, định hướng chiến lược phát triển, đưa Đại học Bách khoa Hà Nội phát triển đột phá, lên tầm cao mới, trở thành đại học nghiên cứu, đổi mới sáng tạo, tự chủ toàn diện, có môi trường học thuật sáng tạo, cởi mở, tự do học thuật, khơi dậy khát vọng cống hiến của cán bộ viên chức, người lao động, sinh viên và học viên toàn đại học, phát huy giá trị văn hóa, bản sắc của con người Bách khoa Hà Nội.
Hiện Đại học Bách khoa Hà Nội có tổng số 1.785 cán bộ, trong đó 1.065 cán bộ giảng dạy cơ hữu, 805 tiến sĩ (chiếm 76,3%), 279 GS/PGS (chiếm 26,19%).
Theo Bảng xếp hạng của Tổ chức QS 2023, Đại học Bách khoa Hà Nội nằm trong nhóm 33% các đại học tốt nhất châu Á. Tổ chức này cũng xếp Bách khoa Hà Nội vào nhóm các trường đại học công có quy mô đào tạo rất lớn và mức độ nghiên cứu rất cao.
Bốn quy định đặc biệt khi chuyển từ trường thành đại học Chính phủ quy định các trường đại học muốn chuyển đổi thành đại học cần ít nhất 3 cơ sở giáo dục trực thuộc, 10 ngành đạo tạo tiến sĩ và 15.000 sinh viên trở lên. Các điều kiện chuyển trường đại học thành đại học được Chính phủ quy định chi tiết trong Nghị định 99 (hiệu lực từ ngày 15/2/2020) áp...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

HIEUTHUHAI 5 lần 7 lượt "trap" fan, bị ViruSs trừng phạt, cái kết đắng lòng?
Sao việt
15:04:40 30/03/2025
Bộ sưu tập siêu xe đắt tiền của Rashford
Sao thể thao
14:58:32 30/03/2025
IMF dự đoán thời điểm kết thúc xung đột Ukraine
Thế giới
14:48:44 30/03/2025
2 thiếu nữ ghen tuông, gần 70 đối tượng chuẩn bị hỗn chiến
Pháp luật
14:39:44 30/03/2025
Ngoại lệ của sao hạng S: G-Dragon hoà mình hát giữa đám đông 40 nghìn người, cảnh tượng vỡ trận nhìn mà choáng!
Nhạc quốc tế
14:38:53 30/03/2025
Hiệu trưởng lên tiếng vụ xe chở giáo viên, học sinh tai nạn trên cao tốc
Tin nổi bật
14:34:41 30/03/2025
Clip Kim Soo Hyun khóc nức nở giữa nơi đông người gây xôn xao
Sao châu á
14:30:49 30/03/2025
Những kiểu trang phục tối kỵ với người lưng dài chân ngắn
Thời trang
14:01:11 30/03/2025
Mẹ Hà Nội chia sẻ cách giúp bạn làm sạch tường bếp khỏi dầu mỡ chỉ với 5 nghìn đồng và 10 phút thực hiện!
Sáng tạo
13:46:35 30/03/2025
Ngôi sao có phong cách mùa hè không bao giờ lỗi mốt
Phong cách sao
13:31:35 30/03/2025