Không thể vin vào áp lực để biện minh cho các hành vi phản giáo dục

Theo dõi VGT trên

Ngày 14-12, tại Hà Nội, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội phối hợp với Bộ GD&ĐT tổ chức Tọa đàm “Áp lực của giáo viên: Nguyên nhân và giải pháp”.

Chia sẻ tại buổi Tọa đàm, TS Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch Hội đồng Trường THCS và THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm Hà Nội đã chỉ ra rất nhiều nguyên nhân khiến cho nghề giáo trở nên quá áp lực.

Theo thầy Nguyễn Văn Hòa, giáo viên của chúng ta hiện có khoảng 70% được đào tạo theo cách cũ nên cổ hủ và bảo thủ, nghĩ rằng không có ai hơn mình, mình sinh ra để dạy bảo mọi người nên rất khó thay đổi. Nguyên nhân thứ hai đến từ mục tiêu giáo dục của chúng ta.

Lâu nay, chúng ta dạy học sinh ngoan, vâng lời, chấp hành kỷ luật và thầy cô là sản phẩm của lối dạy đó nên không chấp nhận học sinh hư, bức xúc và xử lý học sinh khi em nào không vào khuôn phép, không vào kỷ luật. Lối dạy của chúng ta hiện nay chủ yếu cung cấp kiến thức, nặng về điểm số, chạy theo thi cử, thành tích, chỉ tiêu thi đua.

Không thể vin vào áp lực để biện minh cho các hành vi phản giáo dục - Hình 1

Tăng cường giáo dục kỹ năng để các giáo viên tương lai có thể xử lý được nhiều tình huống sư phạm. Ảnh minh họa

Chính điều đó tạo ra áp lực khi cấp trên gây áp lực cho nhà trường, nhà trường áp lực cho giáo viên, giáo viên áp lực cho học sinh, cha mẹ cũng áp lực cho thầy cô và chính thầy cô cũng áp lực cho mình.

“Nhà trường chưa tạo ra một môi trường giáo dục thân thiện, nhà trường không có yêu thương, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, làm chỗ dựa cho thầy cô. Thầy cô mắc khuyết điểm thì lại phê bình, lại điều tra, lập hội đồng kỷ luật”, thầy Hòa nói.

Từ góc độ của đơn vị đào tạo, PGS.TS Nguyễn Đức Sơn, Trưởng khoa Tâm lý – Giáo dục, Đại học Sư phạm Hà Nội cũng thừa nhận mặc dù nội dung giáo dục đạo đức, giáo dục kỹ năng xử lý tình huống cho sinh viên đã được các trường sư phạm thiết kế trong chương trình.

Tuy nhiên, chưa xây dựng được một hệ thống – khung các kỹ năng mềm cần thiết cho việc hành nghề của giáo viên; các nội dung chủ yếu vẫn tập trung vào kiến thức lý thuyết trong khi để hình thành đạo đức nhà giáo và các kỹ năng cần có sự trải nghiệm các tình huống thực tiễn trong môi trường nhà trường phổ thông. Việc đánh giá các kỹ năng giáo dục, các kỹ năng mềm hầu như còn vắng bóng, chủ yếu vẫn tập trung vào các kỹ năng dạy học.

Phát biểu tại buổi Tọa đàm, Bộ trưởng Bộ GD&TT Phùng Xuân Nhạ cho biết: Bản thân ông rất muốn lắng nghe tâm tư, góp ý của các nhà giáo. Đặc biệt là những áp lực cụ thể của giáo viên tại các vùng miền khác nhau.

Cũng theo Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, áp lực với thầy cô giáo tạo nên từ nhiều thành tố. Trước hết từ chính bản thân các giáo viên và môi trường mà họ đang làm việc, từ cơ chế chính sách cho đến vị trí việc làm, thu nhập, đãi ngộ phụ cấp…

Mặt khác, môi trường xã hội, phụ huynh và thậm chí là học sinh cũng là những nguyên nhân dẫn đến áp lực với giáo viên. Tuy nhiên, theo Bộ trưởng, áp lực với giáo viên trong giảng dạy là có nhưng họ có những việc làm không đúng là không thể chấp nhận được.

Video đang HOT

Tất cả các thầy cô vin vào áp lực và có những hành vi đi ngược lại với thuần phong mỹ tục, chuẩn mực giáo dục thì chúng ta không chấp nhận. Giáo viên có những hành vi với học trò chưa đúng thì phải sửa sai, không sửa được thì phải loại ra khỏi ngành. Còn những thầy cô giảng dạy tốt cần được động viên, khích lệ.

Người đứng đầu ngành giáo dục cũng cho biết, sắp tới, Bộ GD&ĐT sẽ tập trung vào chính sách tuyển sinh các trường sư phạm để nhà trường tuyển sinh được các giáo sinh phù hợp. Phù hợp ở đây không phải chỉ là điểm cao. Bởi điểm cao là một điều kiện nhưng nghề giáo cần những phẩm chất riêng. Giáo viên phải có phẩm chất kiên nhẫn, yêu nghề, mến trẻ.

“Phần dạy chữ, chuyên môn có thể yên tâm nhưng cần quan tâm phần dạy người, đặc biệt rèn cho các giáo sinh phát triển phẩm chất, kỹ năng để khi ra trường thì có thể tự xử lý được nhiều vấn đề, tình huống sư phạm, đỡ bị động và có thể vượt qua áp lực”- Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh.

Theo cand

Hướng đến dạy học sinh biết phản biện, có chính kiến thay vì "chăm ngoan, học giỏi"

90% học bạ của học sinh giỏi câu đầu tiên là "chăm ngoan, học giỏi". Trong khi đó, bây giờ mục tiêu của chúng ta là phải hướng đến dạy học sinh biết phản biện, có chính kiến.

Ngày 14-12, tại Hà Nội, Trường Đại học sư phạm Hà Nội, Bộ GD-ĐT tổ chức tọa đàm "Áp lực của giáo viên, nguyên nhân và giải pháp". Tọa đàm diễn ra sau hàng loạt vụ việc sai phạm của giáo viên vừa qua, vì thế nhận được sự quan tâm đặc biệt.

Phát biểu tại tọa đàm, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, tới đây sẽ tiếp tục đi đến tận cơ sở để trực tiếp lắng nghe ý kiến của các giáo viên.

Hướng đến dạy học sinh biết phản biện, có chính kiến thay vì chăm ngoan, học giỏi - Hình 1

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT chủ trì tọa đàm

"70% giáo viên hiện nay được đào tạo theo cách cũ nên bảo thủ"

Tại tọa đàm, thầy Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch HĐQT Trường THCS-THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hà Nội cho rằng, 70% giáo viên hiện nay được đào tạo theo cách cũ nên bảo thủ, khó thay đổi, đây là vấn đề nghiêm trọng, cần phải được ngành giáo dục quan tâm xử lý.

Theo thầy, lâu nay, học sinh được dạy là phải ngoan, nên khi học sinh hư là giáo viên bưc xúc, đánh học sinh, vì giáo viên nghĩ trách nhiệm của mình là đưa học sinh vào khuôn khổ. Khi bức xúc thì các thầy cô hành xử không giống ai. Đó là là điều các thầy cô phải thay đổi.

90% học bạ của học sinh giỏi câu đầu tiên là "chăm ngoan, học giỏi". Trong khi đó, bây giờ mục tiêu của chúng ta là phải hướng đến dạy học sinh biết phản biện, có chính kiến.

Mặt khác, hiện nay dạy học vẫn chạy theo điểm số. Học sinh đi học về, nhiều cha mẹ hỏi con câu đầu tiên là mấy điểm, chạy theo thành tích như vậy nên giáo viên cũng bị áp lực.

Phụ huynh áp lực lên con, nhà trường áp lực lên giáo viên. Cả hệ thống chạy theo áp lực điểm số và kết quả học.

Cùng với đó, chúng ta chưa tạo được môi trường học đường thân thiện, trường chưa là chỗ dựa cho giáo viên, học sinh.

Mục tiêu nhà trường thân thiện phải được thực hiện, còn nhà trường mà lúc nào cũng áp lực, căng thẳng thì cả học sinh, phụ huynh, giáo viên đều bị áp lực.

Tập huấn giáo viên cũng phải thay đổi, để giáo viên tự sáng tạo. "Thầy cô giáo phải là nhà giáo dục, người truyền cảm hứng, đó là yêu cầu đối với trường sư phạm. Giải pháp quan trọng nhất là phải tạo cảm hứng để thầy cô sáng tạo, tự thay đổi, tự làm mới mình. Đào tạo cho giáo viên giá trị sống và kỹ năng sống", thầy Nguyễn Văn Hòa nói.

Ông cũng cho rằng, phải làm rõ mục tiêu giáo dục phổ thông là dạy người, không phải chạy theo dạy kiến thức. Muốn thế phải đổi mới thi cử, đổi mới cách xếp loại học sinh theo kiểu gây áp lực hiện nay. Thay đổi cách đánh giá giáo viên, học sinh.

"Trường tôi quan tâm hơn đến chỉ số tiến bộ của học sinh, chỉ số hạnh phúc của học trò", thầy Hòa cho biết.

Thầy Nguyễn Văn Hòa cũng đề nghị Bộ GD-ĐT phải đứng ra đào tạo hiệu trưởng, bởi hiệu trưởng là người chuyển biến giáo viên, phải là "thầy của giáo viên".

"Đề nghị triển khai ngay mục tiêu của Nghị quyết 29 về dạy người, không cần đợi đến Chương trình giáo dục phổ thông mới. Các trường cần bắt đầu ngay và thấm nhuần tinh thần Nghị quyết 29: giáo viên không phải là người dạy kiến thức sách giáo khoa cho học sinh, mà phải là người truyền cảm hứng cho học sinh, là một nhà giáo dục", thầy Hòa cho hay.

Cô Phan Thị Hồ Điệp, Khoa Giáo dục Đặc biệt, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã có những phân tích áp lực đối với giáo viên từ phụ huynh.

Cô cho rằng, phụ huynh đặt áp lực điểm số lên con, đặt kỳ vọng quá cao lên con, bỏ qua những sở thích của con, khiến học sinh đến trường học vì kỳ vọng của bố mẹ. Nhiều phụ huynh đang dạy con bằng nỗi sợ, độc đoán, uy quyền, khiến học sinh bị sợ hãi. Khi học sinh sợ hãi thì cũng sẽ áp dụng lên bạn bè như vậy. Phụ huynh "vẽ nên không gian u ám" về nhà trường đối với học sinh, khiến các em sợ hãi nhà trường, ảnh hưởng rất nhiều đến việc học. Hoặc là phụ huynh quá ỷ lại nhà trường, trăm sự nhờ thầy cô, hoặc lại quá khắt khe với nhà trường. Ví dụ, phụ huynh đòi kiểm tra bếp ăn đột xuất, hoặc kiểm tra bài giảng đột xuất chẳng hạn, chẳng giáo viên nào thấy thoải mái trong trường hợp đó.

"Hãy để trường học là "thánh đường" của đứa trẻ. Có những việc rất nhỏ, ví dụ không nên để cô giáo phải trả lại tiền thừa cho học sinh, ảnh hưởng đến hình tượng cô giáo. Hay chuyện phụ huynh mặc đồ ngủ đến trường và nói những lời không hay với thầy cô, khiến các em tiếp nhận những hình ảnh tiêu cực về nghề giáo", cô Điệp nêu.

Để hạn chế các vụ giáo viên ngược đãi học sinh, cô Phan Thị Hồ Điệp đề xuất trường học nên thành lập tổ tiếp nhận ý kiến phụ huynh mà không cần thông qua cô giáo, ban giám hiệu, thậm chí ban đại diện cha mẹ, để phụ huynh cảm thấy thoải mái hơn.

Nên có hoạt động hướng dẫn phụ huynh cách giao tiếp với con cái, thầy cô, bằng những cuốn sách nhỏ, nhẹ nhàng. Giảm sự nặng nề, hình thức của những cuộc họp phụ huynh hiện nay, hoặc có thể họp phụ huynh từng nhóm theo năng lực học sinh để không có sự so sánh học sinh nào.

"Hãy dạy trẻ con những điều tử tế nhỏ nhất, như biết mỉm cười, biết chia vui sẻ buồn với bạn, quan tâm đến bạn. Hy vọng với Chương trình giáo dục phổ thông mới, học sinh sẽ được làm chủ quá trình học tập của mình, được thực hành nhiều hơn, trải nghiệm nhiều hơn. Cha mẹ không nên chỉ chú trọng việc học hành mà hãy để các em cùng được lao động, trải nghiệm cùng gia đình", cô nói.

Lương chưa phải là giải pháp căn cơ

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cho rằng gần đây dư luận xã hội bàn nhiều, lo lắng về các thầy cô, Bộ trưởng cũng rất trăn trở.

"Đại đa số các thầy cô tâm huyết, yêu nghề, nếu không yêu nghề không vượt qua được khó khăn. Lương giáo viên cũng là một vấn đề nhưng để theo được nghề và cao hơn là yêu được nghề thì lương chưa phải là giải pháp căn cơ. Muốn yêu nghề, muốn cống hiến phải ổn định công việc, thu nhập ổn định, đây là nhu cầu chính đáng. Vị thế của các thầy cô rất lớn, đây là nghề cao quý, nhưng cũng vì thế mà đôi khi tạo ra áp lực. Do đó, chúng ta phải chủ động để tìm ra nguyên nhân và giải pháp", Bộ trưởng chia sẻ.

Hướng đến dạy học sinh biết phản biện, có chính kiến thay vì chăm ngoan, học giỏi - Hình 2

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ trao đổi với các giáo viên

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cũng nhìn nhận, áp lực của giáo viên cần nhìn từ rất nhiều thành tố, trước hết từ chính thầy cô và môi trường các thầy cô đang hoạt động. Môi trường rất quan trọng, từ cơ chế chính sách, thu nhập, phụ cấp... Rồi đến môi trường xã hội, gia đình, thậm chí là học sinh.

Thực tế hiện nay là mỗi gia đình chỉ có 1-2 con nên tạo điều kiện hết mức cho con. Bên cạnh đó có những gia đình chiều con quá mức. "Tuy nhiên, dù giáo viên chịu áp lực nhưng không thể vin vào áp lực để đi ngược lại chuẩn mực đạo đức. Đó là điều ngành giáo dục không chấp nhận và trừng phạt nghiêm. Chúng ta cũng không thể vì những trường hợp cá biệt đó mà khái quát chung lên toàn đội ngũ làm cho các thầy cô lo lắng. Ngành giáo dục phải làm cho các thầy cô yên tâm. Sai phải sửa, không sửa được đưa ra khỏi ngành. Còn những thầy cô làm tốt, chúng ta phải động viên, bảo vệ", Bộ trưởng nhấn mạnh.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cũng nhấn mạnh: "Cần rà soát chính sách tuyển sinh vào các trường sư phạm có còn phù hợp không. Đào tạo sư phạm hiện nay, phần dạy chữ có thể yên tâm nhưng phần dạy người, đặc biệt rèn giáo sinh phát huy phẩm chất nhà giáo, để khi ra trường với phẩm chất, kỹ năng ấy có thể tự ứng xử được nhiều vấn đề của nhà trường, từ đấy chủ động giảm áp lực thì cần phải được chú trọng hơn".

Thực tế, thầy cô hiểu sâu sắc về khoa học giáo dục, tâm lý, có kỹ năng xử lý tình huống sẽ chủ động hơn, ít bị áp lực hơn. Ngược lại những thầy cô chưa được trang bị, thậm chí không phù hợp với nghề, hay thầy cô ở những cơ sở đào tạo ngắn, chỉ có chứng chỉ là ra làm giáo viên... thì chắc chắn bị áp lực nghề, từ đó có thể dẫn đến sai phạm.

Về phía Bộ GD-ĐT, ngành sẽ có nhiều hoạt động bồi dưỡng, đào tạo, đào tạo lại, thực hiện các chuẩn, đặc biệt là thực hiện dân chủ trong nhà trường. Rất nhiều quy định cần rà soát lại, những gì không phù hợp, gây áp lực cho giáo viên sẽ cắt bỏ. Thậm chí thi giáo viên giỏi cũng phải thực chất.

"Làm sao để giáo viên không bận tâm bởi vấn đề cơm áo gạo tiền, trách nhiệm của Bộ GD-ĐT là phải lo vấn đề lương cho nhà giáo. Bên cạnh đó những vấn đề đạo đức nhà giáo, yêu nghề mến trẻ. Nhưng điều đó cũng phải dựa trên việc giải quyết được việc học xong ra trường thì phải có việc làm, có lương để đủ sống. Trách nhiệm của Bộ là tham mưu để giải quyết các vấn đề này", Bộ trưởng GD-ĐT khẳng định.

PHAN THẢO

Theo sggp

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Xem nhiều
Xôn xao clip cô giáo mầm non lôi bé 22 tháng tuổi vào góc khuất camera, diễn biến sau đó càng xem càng phẫn nộXôn xao clip cô giáo mầm non lôi bé 22 tháng tuổi vào góc khuất camera, diễn biến sau đó càng xem càng phẫn nộ00:30Kinh hoàng clip xe máy chở đôi nam nữ "lao như tên bắn" vào nhà sàn, dân mạng đổ dồn sự chú ý vào tình trạng của cô gáiKinh hoàng clip xe máy chở đôi nam nữ "lao như tên bắn" vào nhà sàn, dân mạng đổ dồn sự chú ý vào tình trạng của cô gái00:17Phản ứng của bé gái bán hàng rong khi được khách cho tiền khiến dân mạng khen hết lời: Quá hiểu chuyện và tinh tế!Phản ứng của bé gái bán hàng rong khi được khách cho tiền khiến dân mạng khen hết lời: Quá hiểu chuyện và tinh tế!01:09Tiểu thư Doãn Hải My bị toxic khắp cõi mạng sau video bắt trend hát tiếng Anh hút 24 triệu views chỉ vì lý do nàyTiểu thư Doãn Hải My bị toxic khắp cõi mạng sau video bắt trend hát tiếng Anh hút 24 triệu views chỉ vì lý do này00:27Cười chảy nước mắt clip bố mặc váy dạy "công dung ngôn hạnh" cho con gái, thông minh, hiệu quả khối mẹ phải chào thuaCười chảy nước mắt clip bố mặc váy dạy "công dung ngôn hạnh" cho con gái, thông minh, hiệu quả khối mẹ phải chào thua00:52Đoạn clip 1 phút 30 giây khiến nửa triệu người dừng chân: Điểm 10 là chưa đủ!Đoạn clip 1 phút 30 giây khiến nửa triệu người dừng chân: Điểm 10 là chưa đủ!01:30Nghe cái cách em bé này nói chuyện, đầy người lớn phải thốt lên "trời ơi con còn trưởng thành hơn cả cô chú nữa"Nghe cái cách em bé này nói chuyện, đầy người lớn phải thốt lên "trời ơi con còn trưởng thành hơn cả cô chú nữa"01:09Video kinh hoàng ghi lại khoảnh khắc mái hộp đêm bị sập khiến ít nhất 184 người thiệt mạng: Người sống sót cho biết "Giống như một cơn sóng thần"Video kinh hoàng ghi lại khoảnh khắc mái hộp đêm bị sập khiến ít nhất 184 người thiệt mạng: Người sống sót cho biết "Giống như một cơn sóng thần"01:00Người phụ nữ đang nấu ăn bất ngờ ngã gục, chỉ vài chục giây ngắn ngủi khiến nhiều người nhận ra đột quỵ đáng sợ thế nàoNgười phụ nữ đang nấu ăn bất ngờ ngã gục, chỉ vài chục giây ngắn ngủi khiến nhiều người nhận ra đột quỵ đáng sợ thế nào00:11Clip: Người phụ nữ lưng trần, chạy xe máy như diễn xiếc giữa phố Sài GònClip: Người phụ nữ lưng trần, chạy xe máy như diễn xiếc giữa phố Sài Gòn00:28Quang Linh Vlog giao tài sản ở Angola cho người này, đóng băng 1 thứQuang Linh Vlog giao tài sản ở Angola cho người này, đóng băng 1 thứ03:07

Tin đang nóng

Camera an ninh ghi lại cảnh 1 đôi Vbiz hôn nhau giữa phố, 2 em bé đứng bên cạnh có hành động khó ngờCamera an ninh ghi lại cảnh 1 đôi Vbiz hôn nhau giữa phố, 2 em bé đứng bên cạnh có hành động khó ngờ
07:27:26 17/04/2025
Đạo diễn 'Ở nhà một mình' không cắt vai của ông Trump vì sợ bị trục xuấtĐạo diễn 'Ở nhà một mình' không cắt vai của ông Trump vì sợ bị trục xuất
08:19:03 17/04/2025
Chân dung bác sĩ Tuyên Quang khiến hội chị em thốt lên: "Không cần gây mê, em tự mê"Chân dung bác sĩ Tuyên Quang khiến hội chị em thốt lên: "Không cần gây mê, em tự mê"
07:21:22 17/04/2025
Thiếu soái đẹp nhất Trung Quốc khiến hội chị em ngất lên ngất xuống: Lần đầu làm chuyện ấy gây sốt MXHThiếu soái đẹp nhất Trung Quốc khiến hội chị em ngất lên ngất xuống: Lần đầu làm chuyện ấy gây sốt MXH
05:51:58 17/04/2025
9 mỹ nhân cổ trang đẹp nhất Việt Nam: Lan Ngọc chỉ xếp thứ 3, hạng 1 không có đối thủ suốt 12 năm9 mỹ nhân cổ trang đẹp nhất Việt Nam: Lan Ngọc chỉ xếp thứ 3, hạng 1 không có đối thủ suốt 12 năm
05:53:24 17/04/2025
"Tân nương dị vực" đẹp phong thần ở phim mới: Nhan sắc động lòng người, nói visual top đầu Trung Quốc cấm có sai"Tân nương dị vực" đẹp phong thần ở phim mới: Nhan sắc động lòng người, nói visual top đầu Trung Quốc cấm có sai
05:52:27 17/04/2025
Cậu bé siêu nhân 7 tuổi chạy nhanh không ai đuổi kịp, cơ bụng 6 múi cuồn cuộnCậu bé siêu nhân 7 tuổi chạy nhanh không ai đuổi kịp, cơ bụng 6 múi cuồn cuộn
07:41:25 17/04/2025
Doãn Quốc Đam đính chínhDoãn Quốc Đam đính chính
06:26:10 17/04/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Xe ga 125cc giá 35 triệu đồng có ABS 2 kênh xịn như Air Blade, rẻ như Vision

Xe ga 125cc giá 35 triệu đồng có ABS 2 kênh xịn như Air Blade, rẻ như Vision

Xe máy

10:58:47 17/04/2025
Suzuki Address sở hữu khối động cơ tương đối mạnh mẽ: 4 thì, xy-lanh đơn, phun xăng điện tử FI. Để gia tăng khả năng tiết kiệm nhiên liệu, Suzuki đã trang bị thêm công nghệ SEP (Suzuki Eco Performance) giúp kiểm soát và điều tiết nhiên ...
Mùa nắng ai cũng diện váy sơ mi

Mùa nắng ai cũng diện váy sơ mi

Thời trang

10:56:56 17/04/2025
Váy sơ mi đơn giản nhưng không nhàm chán vì có vô số cách mặc và tạo kiểu. Mùa nắng, quý cô có thể chọn những thiết kế làm từ các chất liệu tự nhiên thoáng mát như cotton hay linen để trang phục phát huy tối đa công năng và tính thẩm mỹ...
Sử dụng dầu dừa dưỡng tóc đúng cách để mang lại hiệu quả tối đa

Sử dụng dầu dừa dưỡng tóc đúng cách để mang lại hiệu quả tối đa

Làm đẹp

10:38:24 17/04/2025
Sử dụng dầu dừa để dưỡng tóc là một cách tự nhiên, hiệu quả và tiết kiệm để giúp tóc mềm mượt, chắc khỏe và giảm gãy rụng. Dưới đây là một số cách phổ biến để dưỡng tóc bằng dầu dừa:
Hit-maker kết hợp cùng "huyền thoại Vpop" lọt top trending chỉ sau 1 ngày, vừa cất giọng là bầu trời tuổi thơ ùa về

Hit-maker kết hợp cùng "huyền thoại Vpop" lọt top trending chỉ sau 1 ngày, vừa cất giọng là bầu trời tuổi thơ ùa về

Nhạc việt

10:36:29 17/04/2025
Đúng 20h ngày 14/4, Khắc Hưng chính thức ra mắt MV Cay, đánh dấu sự trở lại sau gần 1 năm rưỡi vắng bóng kể từ album Người Lạ Trong Mơ.
Động thái của Lisa giữa đồn đoán bất hoà với BLACKPINK, "giật spotlight" đàn em

Động thái của Lisa giữa đồn đoán bất hoà với BLACKPINK, "giật spotlight" đàn em

Nhạc quốc tế

10:28:14 17/04/2025
Lisa có 1 tuần bận rộn, vừa đánh dấu tư cách nghệ sĩ độc lập ở Coachella vừa cân bằng các mối quan hệ trong cuộc sống.
Trương Nam Thành làm cơm cúng cho Quý Bình và một nam nghệ sĩ qua đời đã 10 năm

Trương Nam Thành làm cơm cúng cho Quý Bình và một nam nghệ sĩ qua đời đã 10 năm

Sao việt

10:22:15 17/04/2025
Mới đây, người mẫu - diễn viên Trương Nam Thành đã chia sẻ trên trang cá nhân dòng trạng thái tưởng nhớ hai người anh thân thiết trong nghề: Duy Nhân và Quý Bình.
8 phương pháp giảm nhức mỏi mắt cho học sinh ôn thi

8 phương pháp giảm nhức mỏi mắt cho học sinh ôn thi

Sức khỏe

10:21:51 17/04/2025
Chớp mắt nhẹ nhàng 10-15 lần liên tiếp sau mỗi khoảng 10 phút sẽ giúp làm ẩm giác mạc, ngăn khô mắt, giảm nhức mỏi mắt khi nhìn lâu mà không chớp mắt.
Hiểm họa từ những chương trình hé lộ nhà riêng nghệ sĩ: Bị xâm phạm, mời gọi trộm cắp và đó chưa phải là tồi tệ nhất

Hiểm họa từ những chương trình hé lộ nhà riêng nghệ sĩ: Bị xâm phạm, mời gọi trộm cắp và đó chưa phải là tồi tệ nhất

Sao châu á

10:19:04 17/04/2025
Trong thời đại truyền thông số bùng nổ, các chương trình thực tế xoay quanh đời tư của người nổi tiếng ngày càng phổ biến.
Mua đúng 12 món này, phụ nữ tuổi 40 trở lên sẽ thấy cuộc sống thoải mái và dễ chịu hơn!

Mua đúng 12 món này, phụ nữ tuổi 40 trở lên sẽ thấy cuộc sống thoải mái và dễ chịu hơn!

Sáng tạo

10:17:22 17/04/2025
4 đồ dùng quen thuộc trong nhà: Mua đúng lợi đủ đường, mua sai chuốc họa vào thân 6 món đồ dùng chất lượng hạng A, tôi tiếc vì mua chậm
Việt Nam lọt vào top 5 điểm đến của khách du lịch Nga

Việt Nam lọt vào top 5 điểm đến của khách du lịch Nga

Du lịch

10:03:15 17/04/2025
Ngày 15/4, theo Hiệp hội Các công ty lữ hành của Nga, khoảng 900 nghìn người Nga sẽ đi du lịch nước ngoài vào kỳ nghỉ tháng 5, tăng 200 nghìn người so cùng kỳ năm ngoái.
Cha tôi, người ở lại đóng máy sau 7 tháng, Ngọc Huyền khóc nức nở

Cha tôi, người ở lại đóng máy sau 7 tháng, Ngọc Huyền khóc nức nở

Hậu trường phim

09:35:29 17/04/2025
Đoàn phim Cha tôi, người ở lại đã hoàn thành ghi hình tiền kỳ, chính thức đóng máy sau 7 tháng từ khi bấm máy vào tháng 9/2024.