Không thể tin nổi “có những tiết dự giờ đột xuất dập cho chết đồng nghiệp”
Trong một trường học mà để xảy ra tình trạng “Có những tiết dự giờ đột xuất “dập cho chết” đồng nghiệp” như thế, thử hỏi các đoàn thể trong trường học ở đâu?
Ảnh minh họa
Bài viết “Có những tiết dự giờ đột xuất “dập cho chết” đồng nghiệp” [1] của tác giả Đỗ Quyên đăng tải trên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, đã được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội, nhận được sự bình luận của giáo viên các cấp.
Thầy giáo T. (đề nghị không nêu tên) ở Vũng Tàu chia sẻ: “Tôi đi dạy gần 40 năm, chuẩn bị về hưu, nhưng đọc xong bài này tôi không tin đó là sự thật.
Nếu câu chuyện này có thật ở trường học nào, hiệu trưởng trường đó cần xem lại công tác quản lý trong trường học do mình phụ trách.
Trong một trường học mà để xảy ra tình trạng “Có những tiết dự giờ đột xuất “dập cho chết” đồng nghiệp” như thế, thử hỏi các đoàn thể trong trường học ở đâu?
Chỉ là chức tổ trưởng, tổ phó chuyên môn, mà đã lộng hành như thế, thử hỏi cấp cao hơn còn “vua con” như thế nào?”.
Tổ trưởng, tổ phó có quyền dự giờ đột xuất giáo viên không?
Điều 14 Thông tư Số 32/2020/TT-BGDĐT có nêu cụ thể:
“2. Tổ chuyên môn có những nhiệm vụ sau:
a) Chủ động xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo chương trình môn học, hoạt động giáo dục thuộc chuyên môn phụ trách theo tuần, tháng, học kỳ, năm học; phối hợp với các tổ chuyên môn khác xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường.
b) Đề xuất lựa chọn sách giáo khoa, xuất bản phẩm tham khảo để sử dụng trong nhà trường theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
c) Thực hiện kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn theo kế hoạch giáo dục của nhà trường đã được hội đồng trường phê duyệt.
d) Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
đ) Tham gia bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo kế hoạch của tổ chuyên môn và của nhà trường.
Video đang HOT
e)Thực hiện các nhiệm vụ khác do hiệu trưởng phân công.
3.Tổ chuyên môn tổ chức sinh hoạt chuyên môn ít nhất 01 lần trong 02 tuần và có thể họp đột xuất theo yêu cầu công việc hoặc khi hiệu trưởng yêu cầu. Tổ chuyên môn hoạt động theo nguyên tắc dân chủ, tôn trọng, chia sẻ, học tập, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên để phát triển năng lực chuyên môn.”
Dự giờ dạy và các hoạt động giáo dục, nhưng không cần kế hoạch của Hiệu trưởng, chỉ có giáo viên chủ nhiệm có quyền; giáo viên chủ nhiệm chỉ cần thông báo cho giáo viên bộ môn là có quyền dự giờ.
Quyền được dự các giờ học, hoạt động giáo dục khác của giáo viên chủ nhiệm, quy định cụ thể trong Điểm a, Khoản 2 Điều 29 Thông tư Số 32/2020/TT-BGDĐT: Quyền của giáo viên, nhân viên: Được dự các giờ học, hoạt động giáo dục khác của học sinh lớp do mình làm chủ nhiệm.
Tổ trưởng, tổ phó, không có quyền hạn, nhiệm vụ dự giờ giáo viên; muốn dự giờ của giáo viên phải có kế hoạch của Hiệu trưởng: Kế hoạch hội giảng, kế hoạch thanh tra chuyên đề, thanh tra toàn diện… tất cả hoạt động này giáo viên đều biết trước.
Việc tổ trưởng, tổ phó dự giờ đột xuất giáo viên là biểu hiện sự lộng quyền, vượt cấp; thiếu hiểu biết về nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Tổ chuyên môn hoạt động theo nguyên tắc dân chủ, tôn trọng, chia sẻ, học tập, giúp đỡ lan nhau giữa các thành viên để phát triển năng lực chuyên môn.
Vậy mà “Trong tổ có phân chia 2 nhóm rõ rệt. Tổ trưởng, tổ phó chuyên môn cùng một số giáo viên là một nhóm, nhóm còn lại là những giáo viên “cứng đầu” họ cũng sắp về hưu nên chẳng sợ gì.
Ai không vừa ý sẽ bị “thanh trừng”, em còn trẻ nên họ nói gì em cũng đừng cãi, im lặng phục tùng cho qua”. [1]
Trường học mà xảy ra hiện tượng “kinh hoàng” như thế này, quả là “không tin được dù đó là sự thật”; chỉ mong rằng hiện tượng này chỉ xảy ra đơn lẻ tại một trường học; dẫu vậy, ngành giáo dục nơi này cũng nên chấn chỉnh lại công tác quản lý của địa phương mình.
Làm sao để tổ trưởng, tổ phó không lộng quyền?
Tổ trưởng, tổ phó chuyên môn, đối với những giáo viên có tầm, có tâm, được anh chị em tín nhiệm, bài viết “Tổ trưởng chuyên môn, quyền rơm vạ đá” [2] đã nói hộ.
Vì thế, nhân sự tổ trưởng, tổ phó chuyên môn trong trường học nên giao cho các thành viên trong tổ công khai bầu chọn; hiệu trưởng ra quyết định công nhận.
Nếu tổ trưởng, tổ phó chuyên môn năm trước làm tốt, có uy tín, năm sau tất yếu được anh em tín nhiệm, bầu làm tiếp “nhiệm kì” nữa.
Có như thế, khi hoạt động, tổ chuyên môn mới đảm bảo nguyên tắc dân chủ, tôn trọng, chia sẻ, học tập, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên để phát triển năng lực chuyên môn.
Tôn trọng giáo viên, tổ trưởng, tổ phó chuyên môn mới được giáo viên tôn trọng; được giáo viên trong đơn vị tôn trọng, đó là thành tích cao quý của người cán bộ quản lý nói chung, tổ chuyên môn nói riêng.
Mỗi giáo viên tự tôn trọng mình trước, bằng cách chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, bài dạy; bớt đòi hỏi, tăng yêu thương trong mỗi tiết dạy, dù trực tiếp hay trực tuyến, chắc chắn sẽ nhận được sự tôn trọng của đồng nghiệp và xã hội, phần thưởng cao quý nhất của mỗi nhà giáo.
Tài liệu tham khảo:
[1]https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/co-nhung-tiet-du-gio-dot-xuat-dap-cho-chet-dong-nghiep-post222718.gd
[2]https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/to-truong-chuyen-mon-quyen-rom-va-da-post222596.gd
- Thông tư Số 32/2020/TT-BGDĐT
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Vì sao nhiều thầy cô còn ngại, né khi được phân công làm tổ trưởng chuyên môn?
Việc khống chế xếp loại xuất sắc đối với những thầy cô là tổ trưởng, tổ phó chuyên môn là điều chưa thực sự phù hợp mà sẽ làm nản lòng những giáo viên này.
Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 đã được ngành giáo dục triển khai, thực hiện từ năm học 2020-2021 ở lớp 1, năm học 2021-2022 tới đây là lớp 2, lớp 6 và năm tiếp theo sẽ là lớp 3, lớp 7 và 10....
Những bỡ ngỡ, khó khăn khi tiếp cận chương trình mới sẽ là điều đội ngũ nhà giáo ở các nhà trường sẽ phải đối mặt, tháo gỡ, nhất là đối với những môn học mới như các môn tích hợp ở cấp Trung học cơ sở.
Tuy nhiên, nếu ngành giáo dục mà đặc biệt là các nhà trường phát huy được thế mạnh nguồn lực của nhà trường, quan tâm, tạo điều kiện cho các tổ trưởng chuyên môn trong đơn vị phát huy được năng lực sẽ là điều kiện tiên quyết giúp cho việc thực hiện chương trình mới được hiệu quả.
Ảnh minh hoạ: Lã Tiến
Nhiều thầy cô đang "né" khi được hiệu trưởng bổ nhiệm làm tổ trưởng, tổ phó chuyên môn
Năm học vừa qua, một số địa phương đã thực hiện việc khống chế tỉ lệ xuất sắc khi đánh giá viên chức đối với tổ trưởng, tổ phó chuyên môn ở các nhà trường. Vấn đề này có nhiều bài viết đã được đăng tải trên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam.
Một số nơi, họ mặc định tổ trưởng, tổ phó chuyên môn là quản lý nhà trường vì những người này được nhận phụ cấp chức vụ. Tuy nhiên, chức vụ này chỉ là kiêm nhiệm vì tổ trưởng chuyên môn được giảm 3 tiết dạy/ tuần nên nhiệm vụ giảng dạy vẫn chiếm phần lớn công việc của họ.
Chúng tôi cho rằng việc khống chế xếp loại xuất sắc đối với những thầy cô là tổ trưởng, tổ phó chuyên môn là điều chưa thực sự phù hợp mà sẽ làm nản lòng những giáo viên đang kiêm nhiệm công việc này.
Vẫn biết, mỗi trường mỗi khác, vẫn biết trong nhiều trường học vẫn tồn tại những thầy cô tổ trưởng không đi lên bằng năng lực nhưng chúng tôi cho rằng đây là con số rất nhỏ trong từng đơn vị.
Bởi, nếu không được bổ nhiệm bằng năng lực thì những giáo viên được kiêm nhiệm làm tổ trưởng chuyên môn sẽ không trụ được lâu ở vai trò này. Họ không thể điều hành tổ chuyên môn của mình qua từng năm học, chứ đừng nói nhiều năm bởi bên cạnh họ là những người cùng được đào tạo chuyên ngành giống nhau, có trình độ tương đồng với nhau.
Vì thế, phần lớn các thầy cô được hiệu trưởng bổ nhiệm, phân công làm tổ trưởng chuyên môn phải là người có chuyên môn, có những mặt nổi trội trong tổ mới được tín nhiệm và bổ nhiệm.
Tuy nhiên, từ thực tế của nhiều đơn vị, chúng tôi nhận thấy rằng việc phân công, bổ nhiệm tổ trưởng chuyên môn có những trường chưa được xem trọng. Trong khi, áp lực công việc nhiều nên cũng nhiều thầy cô đảm nhận nhiệm vụ này được 1-2 năm là xin thôi vì nó cực quá.
Cho dù mỗi tháng thì các chức vụ này được hưởng phụ cấp chức vụ và được giảm số tiết thì nhiều thầy cô vẫn không muốn kiêm nhiệm chức vụ này, nhiều người họ muốn dạy đủ tiết quy định rồi về nhà, không phải dự họp hành liên miên, không phải kiểm tra, đôn đốc các tổ viên trong tổ của mình.
Phát huy vai trò của các tổ trưởng chuyên môn khi thực hiện chương trình mới
Việc triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 sẽ được hoàn tất trong 4 năm học tới- đây là quãng thời gian mà các nhà trường, các thầy cô giáo sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, vất vả khi phải làm quen với nhiều đơn vị kiến thức mới, nhiều phương pháp dạy học mới.
Vì thế, các nhà trường mà chú trọng xây dựng được bộ phận tham mưu tốt, xông xáo với công việc thì mọi việc sẽ suôn sẻ, ổn thỏa. Trong đó, cần đặc biệt phát huy vai trò, thế mạnh của những thầy cô đang làm tổ trưởng ở các tổ chuyên môn trong đơn vị.
Bởi, từng tổ chuyên môn mạnh hay yếu thì phụ thuộc rất nhiều vào vai trò của người tổ trưởng. Nếu người tổ trưởng có năng lực, có phẩm chất đạo đức tốt, có tố chất lãnh đạo sẽ biết tập hợp tổ chuyên môn của mình thành một khối đoàn kết, thống nhất để thúc đẩy chất lượng giáo dục đi lên.
Ngược lại, nếu người tổ trưởng yếu chuyên môn, bè phái, chấp nhặt, soi mói tổ viên thì tổ chuyên môn thường lục đục và mạnh ai nấy làm, mọi người trong tổ luôn phải đề phòng nhau. Tất nhiên, những tổ chuyên môn như vậy rất khó tạo thành một tập thể vững mạnh bởi nội bộ tổ luôn lục đục, nhiều thị phi.
Nhất là khi các nhà trường thực hiện giảng dạy chương trình mới thì vai trò của người tổ trưởng lại càng quan trọng hơn. Nếu người tổ trưởng chịu học hỏi, chịu tìm tòi, đổi mới sẽ xây dựng được những kế hoạch giáo dục tốt và tổ chức thực hiện có hiệu quả.
Chính vì thế, Ban giám hiệu các nhà trường cần lựa chọn những thầy cô tiêu biểu nhất trong từng tổ chuyên môn để đảm nhận vai trò tổ trường và điều quan trọng hơn đó là có sự bồi dưỡng, giúp đỡ để họ hoàn thành tốt các công việc của mình.
Bên cạnh sự chung tay gỡ khó những cái mới, cái khó với đội ngũ cốt cán trong nhà trường thì các thầy cô trong Ban giám hiệu cần có những động viên, khích lệ để đội ngũ tổ trưởng có thể phát huy hết khả năng, nhiệt huyết của mình cho việc phát triển chất lượng giảng dạy của từng tổ chuyên môn.
Trong trường học, Ban giám hiệu nhà trường là những người quản lý, chỉ đạo chung toàn trường, chất lượng chuyên môn của từng tổ sẽ phụ thuộc rất nhiều vào các thành viên trong tổ nhưng vai trò của tổ trưởng chuyên môn sẽ là người tiên phong trong đổi mới và gánh vác trách nhiệm chính.
Vì thế, việc phát huy vai trò tổ trưởng chuyên môn trong từng đơn vị là rất cần thiết để thực hiện nhiệm vụ chung của toàn ngành Giáo dục trong những năm tới đây.
TP.HCM mở lại lớp mầm non phải có sự đồng ý của phụ huynh Chủ tịch UBND TP.HCM đề nghị Sở GD-ĐT sớm hoàn thiện việc bổ sung các hướng dẫn cần thiết, yêu cầu từng trường từ bậc mầm non đến trung học phổ thông có kế hoạch dạy học an toàn và phải hoàn thiện nội dung này trong tuần sau. "Ngành giáo dục cần chuẩn bị và nghiên cứu kỹ việc thí điểm mở...