Không thể nói hết những tấm lòng, sự hy sinh của các thầy cô
“Không thể nói hết những tấm lòng, sự hy sinh của các thầy cô, “thầm lặng”, “cống hiến”… tất cả vì học sinh thân yêu.
Bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương bày tỏ như vậy tại chương trình ” Thay lời tri ân ” năm 2020 với chủ đề “Hạnh phúc”.
Bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương.
Giáo dục đi qua một năm đặc biệt
Phát biểu tại buổi lễ, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương cho biết, năm 2020, đất nước chúng ta chịu tác động rất lớn của dịch bệnh Covid-19 và thiên tai, bão lũ, để lại hậu quả nghiêm trọng đối với kinh tế – xã hội và cuộc sống của nhân dân dù Việt Nam là một trong số ít quốc gia đã kiểm soát thành công dịch bệnh.
Ngành giáo dục đi qua một năm học trong điều kiện đặc biệt, nhiều biến động, xáo trộn, ảnh hưởng nhiều đến hoạt động dạy và học.
Do đó, với phương châm ” Tạm dừng đến trường, không dừng học”, bằng những phương pháp, hình thức phù hợp như học trực tuyến, dạy học từ xa qua truyền hình, internet, điều chỉnh linh hoạt nội dung dạy học… toàn ngành giáo dục đã có nhiều nỗ lực để hoàn thành chương trình năm học cùng với việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông thành 2 đợt cũng như kế hoạch tuyển sinh đại học, cao đẳng phù hợp với điều kiện dịch bệnh đã tạo sự yên tâm cho gia đình, xã hội, bảo đảm quyền và cơ hội tiếp cận công bằng cho học sinh.
Vì dịch Covid-19, nhiều sinh viên không thể đến trường và lên tận đỉnh núi có sóng điện thoại để học online.
Video đang HOT
Trưởng Ban Dân vận Trung ương đánh giá, để có được kết quả đó, ngành giáo dục – đào tạo cùng với đội ngũ các thầy cô giáo đã có nhiều nỗ lực, vượt qua nhiều khó khăn để có thể vừa đảm bảo việc dạy và học cho hơn 23 triệu học sinh, sinh viên cả nước, vừa tham gia phòng, chống dịch bệnh, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, nơi không có hoặc khó khăn để có thể tổ chức dạy và học trực tuyến.
Những tháng qua, các tỉnh miền Trung chịu ảnh hưởng nặng nề của bão lũ, việc học hành của các em lại một lần nữa phải gián đoạn, một số trường học thành nơi trú ẩn cho người dân, các thầy cô giáo thêm một lần vất vả gồng mình khẩn trương khắc phục hậu quả “bão chồng bão, lũ chồng lũ” , đảm bảo điều kiện cần thiết cho các em sớm trở lại trường, đến nay, vẫn còn một số trường học ở miền Trung chưa thể tổ chức lại việc dạy và học.
“Không thể nói hết những tấm lòng, sự hy sinh của các thầy cô, “thầm lặng”, “cống hiến”… tất cả vì học sinh thân yêu. Mỗi người trong cuộc sống có thể lựa chọn cho mình quan điểm về hạnh phúc khác nhau, nhưng tôi nghĩ rằng, đối với người thầy, hạnh phúc đó chính là nâng đỡ các em trong từng bước đi để trưởng thành, góp phần thực hiện lý tưởng cao cả ươm trồng thế hệ tương lai – nguồn nhân lực quan trọng cho đất nước phát triển” – bà Trưởng Ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai nhấn mạnh.
Theo bà Mai, dù ở thành phố hay ở nông thôn, vùng cao, miền núi đều có hình ảnh của các thầy, cô tận tụy phục vụ cho lý tưởng cao cả đó, mang lại niềm tin các thế hệ nối tiếp nhau vững bước cho sự nghiệp phát triển, cho ước mơ Việt Nam sẽ bước qua ngưỡng thu nhập trung bình để trở thành nước phát triển vào giữa thế kỷ này.
Hạnh phúc giản dị
Lễ khai giảng đơn sơ, giản dị của cô trò ở Tắk Pổ, Trà Tập, Nam Trà My
Trưởng Ban Dân vận trung ương Trương Thị Mai chia sẻ: Có biết bao nhiêu tấm gương, tình cảm của các thầy cô đã đi theo các em suốt cuộc đời. Trong nhiều câu chuyện xúc động, tôi không thể nào quên câu chuyện về lễ khai giảng năm học 2019 của 34 học sinh và 02 cô giáo tại điểm trường xa nhất của tỉnh Quảng Nam, không có cờ hoa, không có bố mẹ đón đưa nhưng tại Tắk Pổ, Trà Tập, Nam Trà My vẫn trang nghiêm, ấm áp và đầy cảm xúc, những dòng trên facebook của cô giáo Trà Thị Thu đã gây xúc động mạnh trong cả nước.
” Hân hoan chào đón năm học mới, tuy không có cờ hoa rực rỡ, bố mẹ đưa đón nhưng tại điểm trường trên đỉnh núi đầy mây gió, cô và trò cũng cố tạo nên không khí khai giảng trong đơn sơ nhưng ấm áp. Hy vọng năm học mới nhiều cái mới, niềm vui mới, hạnh phúc mới, chúc mừng năm học mới “. Hạnh phúc đó thật giản dị nhưng cũng thật sâu sắc.
183 thầy, cô giáo, đại diện cho hơn 1,5 triệu giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục trong cả nước trong chương trình Thay lời tri ân năm 2020 với chủ đề “Hạnh phúc”, mỗi một cô, thầy là một câu chuyện khác nhau với học trò của mình. Câu chuyện của thầy Hoàng Đức Hòa (trường PTDT nội trú Bố Trạch, Quảng Bình), Trường Hồng Ca (yên Bái), chuyện “bữa cơm tình thương” của Thầy A Phiên, cô Hồ Thị Thùy Vân (trường PT dân tộc bán trú Tu Mơ Rông, Kon Tum), Thầy Thái Thành Thuận (Tam Bình, Cai Lậy, Tiền Giang), Thầy Hoàng Đức Mạnh (Mỹ Đức, Hà Nội)…
“Cuộc đời dạy học có biết bao nhiêu thế hệ học trò đi qua, có vui, có buồn và vượt lên tất cả là sự tiến bộ, trưởng thành, trở thành người có giá trị của các em” – Bà Mai bày tỏ.
Đánh giá về những thành tích của ngành giáo dục trong những năm gần đây như kỳ thi Olympic quốc tế hay bà Mai cho rằng, đó là nỗ lực của các em học sinh, các bậc phụ huynh, của ngành giáo dục – đào tạo, của nhiều thầy cô giáo đã hết lòng cho các em có được thành tích tự hào đó.
Đặc biệt, cô giáo Hà Ánh Phượng, 29 tuổi, người dân tộc Mường, giáo viên tiếng Anh đến từ trường THPT Hương Cần (Thú Thọ), vừa qua đã vào trong Top 10 giáo viên xuất sắc toàn cầu. Ngôi trường có đến 85% học sinh là đồng bào dân tộc thiểu số, đã giúp cho học sinh tham gia mô hình ” Lớp học xuyên biên giới”, kết quả này đã truyền cảm hứng cho học sinh và cả đội ngũ giáo viên về việc đổi mới phương pháp dạy học, tạo cơ hội cho các em dù ở bất kỳ đâu đều có cơ hội để tiếp cận với nền giáo dục tiến bộ, hiện đại.
Những giọt nước mắt xúc động của cô giáo khi nghe những lời chia sẻ của đồng nghiệp.
Mong các thầy cô giáo luôn yêu nghề, giữ vững niềm tin
Trưởng Ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai cho biết, đề cao sứ mệnh của người thầy giáo, Bác Hồ đã viết: ” Có gì vẻ vang hơn là nghề đào tạo những thế hệ sau này… Người thầy tốt là anh hùng vô danh… Nghề thầy giáo rất là quan trọng, rất là vẻ vang “.
Những yêu cầu và những mục tiêu tiếp theo của đất nước đang đặt ra những trách nhiệm to lớn đối với sự nghiệp giáo dục – đào tạo, không có nguồn nhân lực chất lượng cao chúng ta không thể thành công trong cách mạng công nghiệp lần thứ tư, không thể đổi mới sáng tạo để phát triển nhanh và bền vững.
Bên cạnh những kết quả đạt được, ngành giáo dục – đào tạo cũng đứng trước những khó khăn, thách thức trong quá trình đổi mới để đáp ứng được yêu cầu, kỳ vọng của Đảng, Nhà nước và Nhân dân.
Bà Trương Thị Mai mong rằng, các thầy cô giáo sẽ luôn yêu nghề, giữ vững niềm tin, luôn có được niềm tin yêu của học sinh và nỗ lực không ngừng cho thế hệ trẻ Việt Nam và tương lai của đất nước Việt Nam.
Trở lại Tắk Pổ
Cái nắng nóng của mùa hè dường như dịu bớt khi bước chân vào phòng học của cô trò ở điểm trường Tắk Pổ (Trường Tiểu học Trà Tập, xã Trà Tập, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam).
Phòng học ở điểm trường Tắk Pổ được lắp thêm la phông chống nắng do mạnh thường quân hỗ trợ.
Sàn phòng học được cô Trà Thị Thu lau chùi sạch bóng. Phòng học và cả mái hiên được lợp thêm một lớp la phông chống nóng do mạnh thường quân hỗ trợ...
Suốt đợt dài học sinh nghỉ học để phòng, chống dịch Covid-19, điều cô Trà Thị Thu lo lắng nhất là sợ HS, nhất là những HS lớp Một quên mặt chữ, không duy trì được thói quen học tập. Nhưng nỗi lo trên tan biến bởi mỗi lần cô lên trường làm vệ sinh sát khuẩn, HS lại ùa đến trường. 12 HS của cô Thu ở cả hai lớp ghép lớp Một và lớp Hai đều quý mến, xem cô như người thân trong gia đình.
Để hoàn thành chương trình năm học đúng tiến độ, ngoài tổ chức dạy - học buổi sáng, HS sẽ có thêm 2 buổi học vào chiều thứ Ba và thứ Năm. "Mong muốn HS nắm vững kiến thức, đọc thông viết thạo, em dạy luôn buổi chiều từ thứ Hai đến thứ Năm", cô Thu bộc bạch.
Trước thời điểm HS nghỉ dịch, cô Thu còn kèm thêm một số HS vào buổi tối để các em theo kịp bài trên lớp. Những ngày này, cô và trò đang ôn tập để chuẩn bị cho tiết kiểm tra đánh giá cuối năm. Gần một năm học trôi qua, vốn tiếng Việt của HS được bổ sung hằng ngày qua những giờ học, từng bài hát, trò chơi cô duy trì tổ chức để HS hạn chế dùng tiếng địa phương.
"Những ngày đầu, HS chưa nói thạo tiếng phổ thông nên giáo viên đứng lớp phải giãn tiết, kéo dài thời gian của mỗi bài học để có thể luyện nói, luyện viết cho HS được nhiều hơn. Để các em hiểu bài, cô giáo không chỉ dạy mà còn đóng vai người phiên dịch. Bắt đầu từ những từ dễ như ăn cơm, cái ly... đến vật dụng quen thuộc trong gia đình các em, lúc đầu nói bằng tiếng đồng bào Ca Dong rồi phiên qua tiếng Việt" - cô Thu chia sẻ.
5 năm dạy học trên đỉnh núi Ngọc Linh, cô Thu được phân công giảng dạy ở nhiều thôn bản của xã Trà Tập, từ Tắk Pổ rồi qua Răng Dí, Tu Gia, Mô Rỗi rồi quay về lại Tắk Pổ vào đầu năm học 2019 - 2020... Một năm học đáng nhớ của cả cô và trò ở điểm trường Tắk Pổ khi nhận được nhiều ân tình, sự quan tâm, động viên của những tấm lòng quan tâm đến giáo dục cũng như đồng nghiệp khắp cả nước.
Sau khai giảng năm học 2019 - 2020, nhiều đoàn thiện nguyện tìm đến Tắk Pổ, cùng chia sẻ những khó khăn, thiếu thốn của cô và trò ở điểm trường quanh năm mây phủ. Đoàn nào lên cũng cõng theo nhiều bánh kẹo, áo quần ấm, lương thực thực phẩm khô... cho các em HS. Khi được hỏi có ý định ở lại điểm trường Tắk Pổ trong năm học tới hay không, cô Thu trả lời không chút đắn đo: "Đi đâu cũng dạy học, cũng có những em nhỏ đáng yêu nên nhà trường phân công ở đâu, em sẽ đến đó".
Chuyến đi mạo hiểm nhưng đậm tính nhân văn của đoàn Dự án sách hay Trên những cung đường lầy lội, rồi kẹt xe, đường tắc vì sụp lún xe vẫn cứ đi trong mưa rơi, đoạn về thì sương xuống tối cả bầu trời... Cô Hoàng Thị Thu Hiền (nguyên giáo viên Ngữ văn Trường trung học phổ thông chuyên Lê Hồng Phong thành phố Hồ Chí Minh), trưởng ban Dự án "Sách hay dành cho học...