Không thể hy sinh chất lượng để cứu trường

Theo dõi VGT trên

Đó là ý kiến của Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục – Thanh Thiếu Niên & Nhi đồng của Quốc hội Đào Trọng Thi.

Theo ông Thi, năm 2012, ngành GD&ĐT có bước tiến quan trọng trong việc siết chặt kỷ cương, đặc biệt với giáo dục (GD) đại học (ĐH). Tuy nhiên, đứng trước nhiệm vụ đổi mới căn bản và toàn diện GD Việt Nam, nếu không thận trọng, ngành GD&ĐT vẫn có thể lại đi vào thất bại của các cuộc cải cách trước đây.

Theo ông Đào Trọng Thi, một trong các vấn đề nổi cộm nhất của năm 2012 là chủ trương đổi mới căn bản và toàn diện GD chưa có bước tiến nào đáng kể; việc xây dựng đề án chưa đạt được yêu cầu đặt ra nên Hội nghị Trung ương đã chưa thông qua.

Ông Thi nói: ngành GD&ĐT cần tiếp tục đầu tư, hoàn thiện để hy vọng được thông qua ở các hội nghị Trung ương năm nay, đây là nhiệm vụ cấp bách nhất. Ông Thi cũng nhấn mạnh: cả GD ĐH lẫn GD phổ thông còn rất nhiều bộn bề cần giải quyết ngay trong năm 2013 này.

Theo ông, ở khu vực GD ĐH, vấn đề “cần làm ngay” là gì?

Kỳ thi tuyển sinh vừa qua bị một mùa thất bát và ngành vẫn chưa tìm ra giải pháp để giúp định hướng cho các cơ sở GD ngoài công lập (CL) và ĐH địa phương, những trường muốn giảm nhẹ kiểm soát chất lượng để tuyển sinh được nhiều hơn.

Tôi cho rằng, điều này là không thể chấp nhận – không thể hy sinh chất lượng để cứu các trường. Điều mà ngành GD&ĐT cần làm là tìm ra giải pháp để các trường phát triển đúng hướng, đảm bảo quy mô và ưu tiên đảm bảo chất lượng. Đây chính là điểm tối mà tới giờ ngành GD&ĐT vẫn chưa tìm ra được hướng đi sau bao nhiêu thảo luận.

Việc lớn bao trùm hơn là thực hiện nghiêm túc luật GD ĐH để tạo ra được một bước chuyển biến rõ rệt. Bước đầu siết chặt kỷ cương ở GD ĐH đã là một tiền đề tốt để thực hiện tốt những điều pháp luật quy định để có thể có biến chuyển mang tính đột phá.

Không thể hy sinh chất lượng để cứu trường - Hình 1

Chủ nhiệm UB Văn hóa GD-TTN &NĐ của Quốc hội Đào Trọng Thi

Giáo dục phổ thông (GD PT) sẽ bắt đầu từ đâu trong đống lùng nhùng nổi cộm, từ dạy thêm học thêm, lạm thu đến chương trình sách giáo khoa mới?

Ở GD PT, giáo dục mầm non đã bắt đầu được quan tâm đến nhưng còn nhiều vấn đề lớn cần giải quyết.

Thứ nhất là đội ngũ giáo viên (GV), từ chế độ chính sách, chế độ phát triển để đảm bảo đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp giáo dục, đảm bảo chất lượng… trong tình hình GV thừa, thiếu không đồng đều ở các khu vực GD khác nhau.

Hai là việc đổi mới chương trình (CT), sách giáo khoa (SGK), một vấn đề lớn đang rất có… vấn đề. Yêu cầu đến 2015 là phải có bộ SGK mới để thí điểm; nhưng, cho đến thời nay khi mà thời gian còn lại là rất ít, trong một buổi làm việc của đoàn giám sát của Thường vụ Quốc hội về GD PT đề cập nhiều đến đảm bảo chất lượng GD PT trước Tết nguyên đán thì, hóa ra, CT, SGK vẫn còn rất nhiều bề bộn .

Cho đến nay mà định hướng đổi mới chưa rõ ràng, những vấn đề như phân ban thế nào, có giống hay khác với phân ban hiện nay…. chưa hề rõ ràng, ít nhất là theo báo cáo của ngành GD&ĐT.

Video đang HOT

Các định hướng căn bản như: xây dựng chương trình thế nào, một bộ SGK hay nhiều bộ… còn chưa có thì làm sao xây dựng được chương trình hay viết sách! Tôi ngạc nhiên vì theo báo cáo của Bộ GD&ĐT thì những nhận thức về các vấn đề đó còn rất mờ nhạt.

Vậy theo ông ngành GD&ĐT sẽ làm thế nào để khắc phục hạn chế trên?

Khuyết điểm của chúng ta trong những lần đổi chương trình và SGK trước đây dẫn đến, nói thẳng ra, không thành công là do chuẩn bị không tốt, như dư luận xã hội bức xúc và Bộ trưởng GD&ĐT cũng thừa nhận, là đã làm theo quy trình ngược: viết SGK rồi mới làm chương trình; SGK thì làm cuốn chiếu; không có thiết kế tổng thể khiến SGK không khớp giữa các các cấp học, giữa các lớp học với nhau…

Hơn nữa, khi đã có chương trình, SGK thì quan trọng nhất là 2 điều kiện để triển khai tốt bao gồm đội ngũ (phải đáp ứng yêu cầu), cơ sở vật chất (CSVC) (phải phù hợp và đáp ứng mục đich sử dụng).

Nhưng bây giờ cả 2 yếu tố đó cũng còn bề bộn: đội ngũ giáo viên còn rất nhiều vấn đề và chưa có định hướng gì; CSVC thì không phù hợp: (thiếu tiền nhưng nhiều thiết bị mua sắm xong lại đắp chiếu không sử dụng được. Làm sao có thể đổi mới căn bản toàn diện khi 2 điều kiện đó chưa có rục rịch gì đáng kể?

Với vai trò giám sát của mình, Quốc hội, sẽ làm gì để trợ giúp ngành GD&ĐT trong năm 2013?

Nam nay, Thường vụ Quốc hội bắt đầu triển khai giám sát chuyên đề về đảm bảo chất lượng GD phổ thông và chương trình, SGK và cố gắng để tạo ra một cú híc để GD PT nhận được sự thúc đẩy, chuẩn bị tốt đề án đổi mới chương trình, SGK, để từ đó thực sự đổi mới căn bản và toàn diện.

Trên cơ sở cuộc giám sát này tôi mong muốn Quốc hội có đóng góp quan trọng ở chỗ sửa đổi bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật để tạo hành lang pháp lý mới như đối với đại học, phù hợp với đổi mới căn bản toàn diện GD Việt Nam.

Theo Hoài Thu (Tiền Phong)

Nỗ lực khắc phục cơ bản những yếu kém trong giáo dục

Ngày 23/1, Bộ GD-ĐT tổ chức hội nghị trực tuyến tại 6 điểm cầu của cả nước về triển khai Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 và thực hiện Kết luận số 51 - KL/TW. Nhiều mục tiêu giáo dục được các đại biểu tham dự mổ xẻ một cách kỹ lưỡng.

Tham dự Hội nghị có Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển, Thứ trưởng Bùi Văn Ga, cùng lãnh đạo các Vụ, Cục các trường ĐH các Sở GD-ĐT. Bên cạnh đó, còn có lãnh đạo và đại biểu của các Ủy ban thuộc Quốc hội, văn phòng Chính phủ các Bộ ngành Trung ương và địa phương.

Báo cáo tại Hội nghị Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết: "Sau 15 năm thực hiện Nghị quyết TW 2 khóa XIII và 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển GD 2001 - 2010, GD Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu, góp phần quan trọng vào sự nghiệp GD và đổi mới đất nước, song cũng còn không ít yếu kém, bất cập, chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước".

Nỗ lực khắc phục cơ bản những yếu kém trong giáo dục - Hình 1

Quang cảnh Hội nghị ở đầu cầu Hà Nội. (Ảnh V.H)

Bộ GD-ĐT cũng cho rằng, để giải quyết các vấn đề này thì trong chiến lược phát triển GD 2011-2020 đã đưa nhưng điểm mới trong quan điểm. Cụ thể, thực hiện công bằng xã hội trong GD, nâng cao chất lượng GD vùng khó để đạt được mặt bằng chung, đồng thời tạo điều kiện để các địa phương và các cơ sở GD có điều kiện bứt phá nhanh, đi trước một bước, đạt trình độ ngang bằng với các nước có nền GD phát triển; Xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội bình đẳng để ai cũng được học, học suốt đời.

Ưu tiên nâng cao chất lượng GD trong mối quan hệ với tăng quy mô, đáp ứng nhu cầu xã hội, thỏa mãn nhu cầu học tập và phát triển của mỗi người học; Nhận thức đầy đủ và đúng đắn hơn về GD toàn diện, đó là đào tạo những lớp người Việt Nam đáp ứng yêu cầu xây dựng đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, đồng thời những người có năng khiếu đều phát triển được tài năng.

Trước hội nghị này, ngày 22/1, Thủ tướng Chính phủ cũng đã có chỉ thị số 02/CT-TTg về việc triển khai thực hiện Kết luận số 51- KL/TW ngày 29/10/2012 của hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành TW Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Táo bạo với chương trình hành động

Để thực hiện thành công Kết luận số 51-KL/TW của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về Đề án "Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế", Chỉ thị số 02/CT-TTg Thủ tướng Chính phủ về thực hiện Kết luận 51 Bộ GD-ĐT đang mạnh dạn đưa dự thảo chương trình hành động để bàn luận tại hội nghị.

Dự thảo chương trình hành động của Bộ GD-ĐT đưa ra xác định các nhiệm vụ chủ yếu triển khai Kết luận 51 và Chỉ thị 02 02/CT-TTg tập trung thực hiện trong năm 2013, định hướng năm 2014 và 2015 nhằm hạn chế những yếu kém, bất cập kéo dài trong thời gian qua đã làm ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả giáo dục và đào tạo.

Đối với GD phổ thông tập trung khắc phục cơ bản tiêu cực trong dạy thêm, thi cử, lạm thu và sử dụng các nguồn thu không đúng mục đích. Cụ thể,chỉ đạo các sở GD-ĐT tham mưu cho UBND tỉnh, thành phố ban hành văn bản quy định về dạy thêm theo Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền tạo sự đồng thuận của cha mẹ học sinh (HS), sự phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan chức năng trong việc tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hiện tượng vi phạm quy định về dạy thêm, học thêm.

Tăng cường quản lý giáo viên (GV) trong việc thực hiện chương trình dạy học, thực hiện quy định dạy thêm học thêm, nghiêm cấm cắt xén chương trình để đưa vào dạy thêm hoặc ép buộc HS học thêm dưới bất kỳ hình thức nào.

Tiếp tục rà soát, điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng tinh giảm, dành thời lượng để củng cố, hệ thống hóa kiến thức đã học cho HS, nâng cao chất lượng giảng dạy trên lớp, phụ đạo HS có học lực yếu kém. Tập trung đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá, cải tiến các công tác thi theo hướng đánh giá khách quan, thực chất năng lực của HS, không yêu cầu HS "học vẹt", ghi nhớ máy móc.

Tăng cường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày để HS được tăng thời lượng tự học có hướng dẫn ở trường; thực hiện mục tiêu GD toàn diện. Từ năm 2013 đến 2015 và những năm sau, tập trung nghiên cứu, đề xuất việc thực hiện đổi mới chương trình, cải tiến chế độ kiểm tra, thi, đánh giá trong GD phổ thông theo hướng phát triển năng lực người học.

Sửa đổi, bổ sung Quy chế thi, nhằm tăng cường sự giám sát, phát hiện của xã hội đối với các khâu tổ chức thi; thẩm định kết quả thi của cơ quan quản lý GD. Rút kinh nghiệm thực tế tổ chức các kỳ thi năm 2012 để chỉ đạo tổ chức các kỳ thi an toàn, nghiêm túc, đảm bảo yêu cầu làm trong sạch, lành mạnh hóa thi cử đi liền với đổi mới nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác thi, trong đó có thi nói (môn ngoại ngữ), thi thực hành (các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học).

Khen thưởng hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng những cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, những cá nhân có nhiều thành tích đóng góp cho việc chống tiêu cực trong các kỳ thi.

Ban hành Thông tư quy định về học phí chất lượng GD cao trong các trường mầm non, phổ thông công lập để các cơ sở GD có thể thực hiện từ năm học 2013-2014; Thông tư quy định về học phí các chương trình GD chất lượng cao trong GD đại học và GD nghề nghiệp; tổ chức các hội thảo, tuyên truyền nhằm tạo sự đồng thuận trong xã hội. Phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ sở GD trong việc thực hiện nghiêm các quy định của Nhà nước về các khoản thu, chi trong trường học...

Chỉ thực thi khi xóa bỏ rào cản

Với chương trình hành động mà Bộ GD-ĐT đưa ra nhiều đại biểu tham dự hội nghị đều cho rằng: Muốn thực hiện được thì trước hết phải tháo gỡ các rào cản để tạo hành lang pháp lý.

Ông Phạm Văn Đại -Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội chia sẻ: "Mặc dù chất lượng GD mũi nhọn của Hà Nội cao so với cả nước, tuy nhiên, việc dạy và học trong nhà trường hiện nay chưa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế tri thức. Mạng lưới trường học còn nhiều bất cập, khu vực nội thành HS/lớp đông, số lớp trường cao hơn nhiều so với qui định do tăng dân số cơ học, nhiều nơi còn thiếu cơ sở vật chất".

Dưới góc độ khác, ông Lê Văn Quý - Giám đốc Sở GD-ĐT Điện Biên phân tích thêm: "Thực hiện Chiến lược phát triển GD, cần tích cực phân cấp quản lí GD. Mục tiêu phân cấp quản lí là tốt nhưng triển khai còn khó khăn, nhất là cấp cơ sở, cụ thể là cấp huyện. Quyết định 115 về phân cấp cũng thực hiện khó khăn ở địa phương, còn nhiều bất cập. Những khó khăn trên dẫn đến việc luân chuyển giáo GV về vùng khó khăn còn hạn chế vì không có kinh phí, do vậy không thuộc thẩm quyền của Sở. Hơn nữa, tại những vùng khó khăn, GV muốn về vùng sâu, vùng xa để dạy học cũng khó vì cơ sở vật chất thiếu thốn, muốn về phải có nơi ăn, ở..".

Cũng theo ông Quý, Điện Biên năm nay có 100 tỷ đồng cho xây dựng phát triển, nên thiếu thốn, do đó chỉ phụ thuộc vào chương trình, Đề án kiên cố hóa của Bộ GD-ĐT. Nhưng cái chung của các tỉnh vùng cao đó là hiện nay cơ sở vật chất chỉ có 50% số phòng học mới được kiên cố hóa, còn hầu hết đều học 2 ca, rất khó khăn. Nếu cách đầu tư như hiện nay thì mục tiêu không thể đạt được. Vì vậy, phải khảo sát lại, xác định nhu cầu cà phân kỳ đầu tư lưu ý thêm số phòng học do tăng quy mô; nâng cấp các phòng học đã lạc hậu.

Đi thẳng vào chương trình hành động của Bộ GD-ĐT, ông Nguyễn Xuân Trường - phó giám đốc Sở GD-ĐT Hải Phòng nhấn mạnh: "Giải pháp căn bản của GD hiện nay là nâng cao chất lượng GD, hướng tới người học là tâm điểm. Tuy nhiên, đối với các trường sư phạm cần đi trước một bước để tránh tình SV ra trường phải đào tạo lại".

Phó giám đốc Sở GD-ĐT Hải Phòng cũng cho rằng, đổi mới thi cử là cái gốc của vấn đề. Nếu cải cách thi tốt, hiệu quả thì chắc chắn xu hướng đổi mới nội dung, phương pháp sẽ hiệu quả. Bên cạnh đó, đội ngũ nhà giáo là khâu then chốt. Song chính sách đối với đội ngũ đối với CB quản lý các phòng GD, Sở còn hạn chế. Bị hạn chế về thu nhập khi GV giỏi được điều động làm quản lý.

Đồng tình với những khó khăn này, đại điện Sở GD-ĐT Nam Định cho biết thêm: "Hiện nay việc điều động GV về phòng, Sở là rất khó khăn. Công việc lớn, song chế độ chính sách bất cập. Việc điều động không phải quyền của ngành GD. Chúng ta chịu trách nhiệm về chất lượng GD nhưng con người là do người khác điều động. Vì vậy phải đổi mới cơ chế quản lý GD. Việc điều động, tự chủ phải là của ngành GD" .

Chia sẻ với các đại biểu tham dự hội nghị, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận cho hay: Hiện tại phụ cấp công chức nhỏ hơn phụ cấp thâm niên GV. Vì vậy nên Chính phủ cho bảo lưu phụ cấp thâm niên trong vòng 3 năm. Chính phủ đang xây dựng chế độ tiền lương mới, hy vọng sẽ giải quyết được vấn đề này.

Liên quan đến vấn đề luân chuyển GV về cho vùng khó khăn, người đứng đầu ngành GD khẳng định phụ cấp thu hút được hưởng trong 3 năm đầu, sau đó bị cắt, gây rất nhiều bất cập. Hiện có mâu thuẫn là những GV làm việc lâu năm ở vùng núi lại có thu nhập thấp hơn so với những người mới ra trường.

"Hiện Bộ đã có tờ trình Chính phủ về việc này. Hy vọng trong tương lai sẽ xử lý được bất cập" - Bộ trưởng Phạm Vũ Luận nhấn mạnh.

Cũng theo Bộ trưởng Phạm Vũ Luận, hiện có đề xuất là chuyển mục tiêu từ kiên cố hóa sang hiện đại hóa. Tuy nhiên, do cân đối nguồn lực hiện nay nên chưa cho phép. Việc cân đối nguồn lực chỉ cho phép phấn đấu là kiên cố hóa, song theo hướng chuẩn hóa và hiện đại hóa, chứ chưa có điều kiện là hiện đại hóa. Tuy nhiên, ở các địa phương có điều kiện có thể cân nhắc để đi trước. Đã có tờ trình Thủ tướng cho phép tiếp tục triển khai với quan điểm ưu tiên đầu tư cho mầm non 5 tuổi để thực hiện phổ cập; ưu tiên cho vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, khó khăn.

"Vấn đề tuyển dụng GV, bổ nhiệm, luân chuyển CBQL. Hiện ngành GD-ĐT, đặc biệt ở địa phương không được chủ động. Cơ quan tuyển dụng và đơn vị sử dụng cách biệt nhau, có những trục trặc. Vấn đề điều động, luân chuyển ngành GD cũng không có tiếng nói. Vấn đề thi tuyển, nâng bậc, nâng cấp ngành GD cũng không có tiếng nói. Tóm lại toàn bộ nhân sự với khối phổ thông, mầm non hiện có nhiều bất cập. Đây là vấn đề cần phải thay đổi căn bản" - Bộ trưởng Phạm Vũ Luận kiến nghị với Chính phủ.

Phản hồi các thắc mắc của ngành GD, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho hay: Chính phủ đã giao Bộ Nội vụ xây dựng quy định mới về tuyển dụng. Do đó, Bộ GD-ĐT theo dõi để triển khai. Riêng về quyền điều động thì Bộ GD-ĐT tổng hợp sau đó báo cáo lại Chính phủ để xem xét.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân phân tích thêm, kết luận trước đã nêu rõ những yếu kém của GD là chưa tạo ra lợi thế cạnh tranh. Ngoài vấn đề cơ chế, địa lý thì vấn đề con người có yếu tố quan trọng. Đó là nguồn nhân lực phải đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động. Chúng ta chưa hài lòng với chất lượng nhân lực. Song chúng ta có nhiều lợi thế. Nguyên nhân do tư duy GD chậm đổi mới: Do chưa nhận thức được rằng quy hoạch nhân lực phải đi kèm với quy hoạch kinh tế không chỉ tiền đâu, đất đâu mà cần con người; GD còn nặng về hành chính, chưa tạo được sự chủ động, đòi hỏi từ bên trong của ngành GD, đó chính là sức ỳ lớn.

Chốt lại vấn đề, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh: Nhà trường muốn tồn tại thì phải vươn lên. Quản lý Nhà nước về GD chính là làm cho xã hội hiểu đúng bản chất của các nhà trường. Yêu cầu các trường thực hiện ba công khai chính là làm việc này. Các trường phải thường xuyên đổi mới, đánh giá cập nhật. GV trong trường tham gia đánh giá hiệu trưởng, sinh viên tham gia đánh giá GV. Chính sách đối với cán bộ trong trường không bình quân. Làm sao thu nhập GV phù hợp với đóng góp chứ không phải thâm niên hay vị trí làm việc. Trả lương theo hiệu quả công việc. Trước hết phải coi trọng đào tạo sư phạm vì đây là tiền đề của đổi mới chương trình GD.

S.H

Theo dân trí

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Sốc: Rộ tin Từ Hy Viên đột ngột qua đời, chồng cũ đổi avatar đen, gia đình có phản ứng lạ gây hoang mangSốc: Rộ tin Từ Hy Viên đột ngột qua đời, chồng cũ đổi avatar đen, gia đình có phản ứng lạ gây hoang mang
10:47:28 03/02/2025
Chấn động: Từ Hy Viên qua đờiChấn động: Từ Hy Viên qua đời
10:53:38 03/02/2025
Trấn Thành quỳ gối xin lỗi khán giảTrấn Thành quỳ gối xin lỗi khán giả
06:25:04 03/02/2025
Thông tin bất ngờ về gia cảnh của cậu bé có màn "báo nhà" 20 tỷ gây sốc Tết nàyThông tin bất ngờ về gia cảnh của cậu bé có màn "báo nhà" 20 tỷ gây sốc Tết này
06:59:19 03/02/2025
Sao Việt là bạn thân Trấn Thành: "Tôi xem phim thấy dở thì tôi nói là 'dở', chứ mắc gì tôi phải khen nó hay?"Sao Việt là bạn thân Trấn Thành: "Tôi xem phim thấy dở thì tôi nói là 'dở', chứ mắc gì tôi phải khen nó hay?"
07:00:07 03/02/2025
Tạm giữ nhóm đối tượng giết trộm 6 con trâu của người dân trong dịp TếtTạm giữ nhóm đối tượng giết trộm 6 con trâu của người dân trong dịp Tết
09:52:31 03/02/2025
Chồng cũ Uông Tiểu Phi bị chỉ trích vì động thái ngay khi Từ Hy Viên qua đờiChồng cũ Uông Tiểu Phi bị chỉ trích vì động thái ngay khi Từ Hy Viên qua đời
11:21:22 03/02/2025
Trơ trẽn nhất Grammy 2025: Vợ chồng Kanye West lột đồ trần như nhộng, bị đuổi cổ khỏi thảm đỏ vì không mời mà tới!Trơ trẽn nhất Grammy 2025: Vợ chồng Kanye West lột đồ trần như nhộng, bị đuổi cổ khỏi thảm đỏ vì không mời mà tới!
09:16:38 03/02/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Mặc đầm lụa satin để khoe sắc ngày xuân

Mặc đầm lụa satin để khoe sắc ngày xuân

Thời trang

12:50:48 03/02/2025
Mùa xuân với không khí mát mẻ rất phù hợp để bạn gái diện đầm lụa dịu dàng, họa tiết nổi bật dễ thương là lựa chọn phù hợp cho các hoạt động ngoài trời như đi dạo phố hay tới công sở.
Bức ảnh tại ga tàu điện ngầm TP.HCM gây tranh cãi nhất những ngày đầu năm: Hội phụ huynh chia 2 "phe", không ai chịu ai

Bức ảnh tại ga tàu điện ngầm TP.HCM gây tranh cãi nhất những ngày đầu năm: Hội phụ huynh chia 2 "phe", không ai chịu ai

Netizen

12:45:17 03/02/2025
Không hiểu kiểu gì - Một phụ huynh ở TP.HCM mới đây đăng tải hình ảnh một người phụ nữ đang cho con đi vệ sinh ngay ga Metro tuyến ĐH Quốc gia (KDL Suối Tiên) về Bến Thành gây chú ý.
Xót xa khoảnh khắc lộ diện cuối đời của Từ Hy Viên

Xót xa khoảnh khắc lộ diện cuối đời của Từ Hy Viên

Sao châu á

12:43:34 03/02/2025
ừ Hy Viên cùng chồng dự tiệc vào ngày 26/1, chẳng ai có thể ngờ đây lại trở thành khoảnh khắc công khai cuối cùng của cô.
Trung Dân, Mỹ Uyên thương tiếc giám đốc sản xuất 'Ma da' qua đời tuổi 36

Trung Dân, Mỹ Uyên thương tiếc giám đốc sản xuất 'Ma da' qua đời tuổi 36

Sao việt

12:37:25 03/02/2025
Sự ra đi đột ngột của anh Nguyễn Ngọc Quyền - Giám đốc sản xuất phim Ma Da , Quỷ nhập tràng khiến nhiều nghệ sĩ thương tiếc.
Ăn hạt dẻ thường xuyên: 5 lợi ích 'vàng' cho sức khỏe

Ăn hạt dẻ thường xuyên: 5 lợi ích 'vàng' cho sức khỏe

Sức khỏe

12:27:58 03/02/2025
Hạt dẻ giàu chất béo không bão hòa đơn, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, cải thiện huyết áp, cholesterol và giảm viêm. Do đó, bạn nên bổ sung hạt dẻ vào chế độ ăn uống của mình để tăng cường sức khỏe tim mạch tốt nhất.
Có phải tháng Giêng không bao giờ nhuận?

Có phải tháng Giêng không bao giờ nhuận?

Trắc nghiệm

11:44:47 03/02/2025
Soi Âm lịch Việt Nam thế kỷ 20 - 21 không thấy tháng Giêng là tháng nhuận, nhiều người tin rằng không bao giờ có nhuận tháng Giêng, chuyên gia nói gì về điều này?
Mỹ nam cổ trang đẹp nhất Trung Quốc hiện tại: Nhan sắc như điêu khắc, 10 tạo hình ở phim mới càng ngắm càng mê

Mỹ nam cổ trang đẹp nhất Trung Quốc hiện tại: Nhan sắc như điêu khắc, 10 tạo hình ở phim mới càng ngắm càng mê

Hậu trường phim

11:17:18 03/02/2025
Dù là trong trang phục nào, trông Trương Lăng Hách cũng đều toát lên khí chất của một mỹ nam cổ trang, không khiến người hâm mộ thất vọng.
Siêu thảm đỏ Grammy 2025: Taylor Swift sexy nghẹt thở, Lady Gaga - Miley Cyrus cùng dàn mỹ nhân hở bạo không gây sốc bằng sao nam đội cả lâu đài lên đầu

Siêu thảm đỏ Grammy 2025: Taylor Swift sexy nghẹt thở, Lady Gaga - Miley Cyrus cùng dàn mỹ nhân hở bạo không gây sốc bằng sao nam đội cả lâu đài lên đầu

Sao âu mỹ

11:10:38 03/02/2025
Thảm đỏ lễ trao giải Grammy 2025 là sân khấu phô diễn sắc vóc của dàn sao đình đám Taylor Swift, Lady Gaga, Miley Cyrus, Sabrina Carpenter, Olivia Rodrigo, Paris Hilton...
Nhà hướng Đông Bắc đặt bếp hướng nào?

Nhà hướng Đông Bắc đặt bếp hướng nào?

Sáng tạo

10:51:16 03/02/2025
Theo phong thủy, đặt bếp đúng hướng sẽ giúp công danh sự nghiệp của gia chủ thuận lợi. Ngược lại, bếp không đặt đúng hướng có thể tác động tiêu cực đến vượng khí vào nhà.
Vườn thú cho phép người hóa trang thành chó, phí lên đến 7,8 triệu đồng

Vườn thú cho phép người hóa trang thành chó, phí lên đến 7,8 triệu đồng

Lạ vui

10:47:38 03/02/2025
Vườn thú đầu tiên trên thế giới cho phép khách tham quan hóa trang thành loài chó tại Nhật Bản khai trương, giá vé lên đến 7,8 triệu đồng.
Từ chuyện Gumayusi, cộng đồng LMHT nhớ lại giai thoại kinh điển của Faker

Từ chuyện Gumayusi, cộng đồng LMHT nhớ lại giai thoại kinh điển của Faker

Mọt game

10:35:24 03/02/2025
Những ngày này, có thể nói là giai đoạn vô cùng khó khăn trong sự nghiệp của Gumayusi. Tuy nhiên, với nhiều fan T1, HLV KkOma và BHL của ông lại đang có những hành động đúng đắn.