Không thể chối bỏ tính tích cực 5 bước lên lớp của VNEN
Với VNEN, các bước lên lớp là: Khởi động, hình thành kiến thức, luyện tập, vận dụng, tìm tòi mở rộng.
Thời gian qua, Tạp chí Điện tử Giáo dục Việt Nam đăng tải loạt bài của tác giả Lê Văn Minh, Phan Tuyết và Kim Oanh, xung quanh câu chuyện VNEN trong chương trình giáo dục 2018, đã thu hút được sự quan tâm của đọc giả.
Nội dung các bài viết có điểm chung, cho rằng việc kế thừa các bước lên lớp của VNEN đã được tái hiện lại trong hoạt động dạy học chương trình 2018.
Khi mà VNEN bị xã hội lên tiếng không phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của nước ta, hàng loạt địa phương đã chấm dứt VNEN dưới áp lực của dư luận, áp dụng các bước lên lớp của VNEN vào chương trình giáo dục 2018 là không nên.
Không thể chối bỏ tính tích cực 5 bước lên lớp của VNEN
Với VNEN, các bước lên lớp là: Khởi động, hình thành kiến thức, luyện tập, vận dụng, tìm tòi mở rộng.
Tùy đối tượng học sinh, giáo viên có thể thực hiện 5, 4, 3 bước, nhưng ít nhất là ba bước (Khởi động, hình thành kiến thức, luyện tập) trong dạy học.
Với chương trình giáo dục phổ thông 2018, các bước lên lớp cũng đã được triển khai bằng 5 hoạt động dạy học như sau: Khởi động, khám phá kiến thức, luyện tập, vận dụng, mở rộng.
So với mô hình VNEN thì chương trình giáo dục phổ thông 2018 chỉ đổi tên gọi ở hoạt động 2 của các hoạt động lên lớp.
Chúng ta cần phân biệt rõ các bước lên lớp với phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy học là khác nhau.
Video đang HOT
Một tiết dạy VNEN tại Bình Thuận. (Ảnh: Phan Tuyết)
Giáo viên thực hiện các bước lên lớp như VNEN, nhưng trong các bước lên lớp có phương pháp, kĩ thuật khác nhau; giáo viên này áp dụng phương pháp, kĩ thuật khác giáo viên khác.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã giao quyền tự chủ về kế hoạch dạy học, phương pháp dạy học cho nhà trường và giáo viên.
Nói cách khác, giáo viên có quyền tự quyết toàn bộ hoạt động của mình trong quá trình hành nghề.
Tập huấn có thể có các bước lên lớp cụ thể, tương tự VNEN, nhưng chuyện áp dụng các bước lên lớp như thế nào, phương pháp nào, do nhà trường và giáo viên chủ động, miễn là sau quá trình học tập, học sinh đạt chuẩn phẩm chất và năng lực.
Trong các năng lực cần đạt, cần có của học sinh, chương trình giáo dục phổ thông 2018 học sinh cần được phát triển 10 năng lực cốt lõi, trong đó Năng lực tự chủ và tự học , Năng lực giao tiếp và hợp tác, Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo , sẽ được rèn luyện, hình thành tốt nhất khi và chỉ khi học sinh tự khám phá, tìm tòi kiến thức; học sinh học nhóm, trao đổi, hợp tác cùng nhau để tìm ra kiến thức.
Như vậy, chúng ta không thể chối bỏ các bước lên lớp của VNEN khi cho rằng ý thức học tập của học sinh chúng ta chưa đạt; đồ dùng, phương tiện dạy học chúng ta chưa đủ; sĩ số lớp học của chúng ta quá đông…
Thực tế hiện nay, dù chương trình cũ hay chương trình mới, giáo viên các trường phổ thông vẫn đang áp dụng 5 bước lên lớp của VNEN trong các tiết dạy tham gia dự thi giáo viên dạy giỏi các cấp và trong quá trình dạy học bình thường.
Nhìn ở góc độ khách quan, tích cực, 5 bước lên lớp của mô hình trường học mới hay VNEN vẫn phát huy được tính tích cực trong dạy học.
Vì vậy chương trình giáo dục 2018 áp dụng sáng tạo các bước lên lớp của VNEN là hoàn toàn hợp lý, hợp tình, hợp với mục tiêu hình thành phẩm chất và năng lực cho học sinh.
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Hà Nội vẫn "khó" trong việc giảm sĩ số lớp học
Theo ông Phạm Xuân Tiến - Phó GĐ Sở GD&ĐT Hà Nội, công tác chuẩn bị, triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 năm học 2020-2021 tại Hà Nội được triển khai nghiêm túc.
Nhưng đến thời điểm này, có lẽ giáo dục Hà Nội vẫn đang gặp "khó" ở khâu giảm bớt sĩ số lớp học. Trong khi đó, với việc đảm bảo thực hiện hiệu quả chương trình mới, sĩ số quá đông chắc chắn là trở ngại.
Nỗ lực nhiều năm nhưng vẫn... quá tải
Dù Điều lệ trường tiểu học của Bộ GD&ĐT quy định mỗi lớp tối đa chỉ 35 học sinh tuy nhiên, hiếm có trường học nào ở các quận nội đô Hà Nội thực hiện được. Sĩ số này, đa phần chỉ thực hiện được ở trường ngoài công lập mà thôi.
Năm nay là năm đầu tiên thực hiện chương trình mới từ lớp 1, Bộ GD&ĐT yêu cầu các địa phương đầu tư cơ sở vật chất, đáp ứng sĩ số, dạy học 2 buổi/ ngày. Hà Nội đã nghiêm túc chuẩn bị thực hiện những vấn đề này. Tuy nhiên, sĩ số lớp học đa phần vẫn ở mức trên 50 em/lớp. Hà Nội có khoảng 1.000 lớp có sĩ số 55 học sinh/lớp và khoảng 2.000 lớp có sĩ số khoảng 50 học sinh/lớp.
Các quận Cầu Giấy, Hoàng Mai, Hà Đông, Hai Bà Trưng ... vẫn là địa bàn "điểm nóng" do dân số cơ học tăng nhanh trong khi việc xây mới trường lớp chưa theo kịp tốc độ tăng dân cơ học ấy. Trong năm học 2020 - 2021, quận Hà Đông tăng thêm khoảng 5.000 học sinh so với năm trước, trong khi chỉ có 5 trường mới được đưa vào sử dụng. Áp lực sĩ số quá cao khiến Phòng GD&ĐT quận phải rà soát để san sẻ lại tổng số học sinh các trường.
Theo ông Phạm Xuân Tiến - PGĐ Sở GD&ĐT Hà Nội, các trường học trên địa bàn TP vẫn còn có khó khăn so với nhiều địa phương, đó là quy mô học sinh trong độ tuổi ngày càng tăng, dẫn đến hiện tượng một số trường có sĩ số học sinh/lớp cao hơn quy định tại Điều lệ trường tiểu học.
Trung bình mỗi năm TP tăng khoảng 50.000 học sinh. Do đó, dù có xây mới, sửa chữa nhiều trường học, như năm nay Hà Nội có thêm 44 trường, vẫn không đáp ứng quy định về sĩ số 45 em/ lớp THCS; 35 em/ lớp tiểu học.
Nhiều năm nay, vấn đề sĩ số lớp học vẫn là điểm khó của Hà Nội. Ảnh: T.F
Tiếp tục dành quỹ đất cho trường học trong quy hoạch dài hạn
Theo Sở GD&ĐT Hà Nội, kế hoạch đặt ra đến năm 2025, Hà Nội sẽ có đủ trường lớp, phòng học đáp ứng chương trình dạy học theo quy định sĩ số của Bộ GD&ĐT. Muốn vậy, phải có kế hoạch dài hạn cho việc dành và sử dụng quỹ đất cho giáo dục hợp lý.
Mới đây, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ cùng đoàn công tác của Bộ GD&ĐT đã đến thăm trường tiểu học Trung Tự (quận Đống Đa), làm việc với Sở GD&ĐT Hà Nội về tình hình triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 1.
Ghi nhận sự chuẩn bị chu đáo, nghiêm túc của Sở GD&ĐT Hà Nội, các nhà trường trên địa bàn TP trong việc tổ chức triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ đánh giá, các nhà trường đã triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đúng tiến độ quy định và bảo đảm chất lượng.
Học sinh Hà Nội đã đáp ứng tốt yêu cầu của chương trình, sách giáo khoa mới. Các nhà trường cần quan tâm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên; thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá học sinh theo hướng khích lệ sự tiến bộ của học sinh; quan tâm đến mọi học sinh trong lớp, tuyệt đối không bỏ quên bất cứ một học sinh nào.
Hà Nội có nhiều điều kiện để thực hiện chương trình mới một cách thành công đó là: Chất lượng giáo viên tốt, cơ sở thông tin tốt, các cơ sở cho giáo dục đào tạo được đầu tư. Tuy nhiên, hạn chế vì sĩ số quá đông sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của chương trình, khó khăn trong việc áp dụng các mô hình giáo dục, phương pháp dạy học tích cực.
TS Hoàng Ngọc Vinh, thành viên tổ tư vấn Ủy ban Quốc gia về đổi mới giáo dục và đào tạo cho rằng, lớp học đông sẽ ảnh hưởng tới chất lượng học tập của học sinh. Ông Vinh cũng cho rằng, để giải quyết vấn đề này, địa phương phải khai thác đất đã quy hoạch, có kế hoạch dài hạn, dành quỹ đất cho trường học những năm tiếp theo, đẩy mạnh xã hội hóa trường học.
Có ý kiến đề nghị: Quy định dạy 2 buổi/ngày ở tiểu học cần đảm bảo 1,5 giáo viên/lớp. Nhưng trong tình thế sĩ số không thể giảm được vì yếu tố khách quan thì cần tăng lên 1,8 giáo viên/lớp mới đảm bảo yêu cầu. Tại các trường tiểu học của Hà Nội, việc tăng giáo viên lớp 1 trên một lớp cũng đã được thực hiện để đảm bảo chất lượng hoạt động giáo dục.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cũng cho rằng, quy định 35 học sinh/lớp nhưng thực tế có lớp tới 60 học sinh thì giáo viên phải nỗ lực rất lớn và chất lượng giáo dục có thể sẽ bị ảnh hưởng, ngoài các đô thị lớn, những khu công nghiệp, khu chế xuất, khu vực di dân tự do đông cũng làm cho ngành giáo dục bị động trong việc điều chỉnh mạng lưới trường lớp. Đây là vấn đề cần có sự quan tâm của các địa phương.
Dễ gì thoát được...VNEN Các địa phương, nhà trường, giáo viên đã từng phản đối, từ bỏ, phê phán VNEN thì tới đây VNEN đã được lồng vào chương trình mới một cách khá hoàn hảo. Công bằng mà nói, mô hình trường học mới VNEN cũng đã tạo ra được những tích cực trong quá trình học tập của học trò tại các nhà trường sau...