Không quân Mỹ hồi sinh chiến đấu cơ 50 năm tuổi, trao cho nhiệm vụ đặc biệt
A-10 Warthog vốn nổi tiếng là sát thủ diệt tăng, nhưng nay Không quân Mỹ lại thử nghiệm chiếc máy bay 50 tuổi này cho một nhiệm vụ khác.
Một chiếc A-10 Warthog. Ảnh: CNN
Tờ Business Insider (Mỹ) cho biết trong các cuộc tập trận tại Thái Bình Dương vào đầu tháng 11, những chiếc A-10 Warthog đã được trang bị tên lửa mồi nhử ADM-160 MALD.
Được mô tả là một loại tên lửa hành trình, MALD dài 2,4 m và nặng chưa đến 136 kg, có tầm bắn 804 km. MALD được trang bị Hệ thống tăng cường nhận dạng (SAS) giúp nó có thể bắt chước đặc điểm radar và hình dạng của một số chiến đấu cơ Mỹ, tạo ra sự nhầm lẫn cho kẻ địch. Ngoài ra, biến thể MALD-J còn được bổ sung thêm thiết bị gây nhiễu.
A-10 Warthog có nhiệm vụ phóng một loạt MALD trước một cuộc không kích của Mỹ để khiến kẻ địch nhầm lẫn về số lượng máy bay đang đến và đến từ đâu.
Theo xác nhận của Không quân Mỹ, một chiếc A-10 có thể chở theo 16 MALD, tương đương sức chứa của B-52 và gấp 12 lần so với tiêm kích F-16.
Video đang HOT
Điều thú vị là MALD không được coi như công cụ để bảo vệ chiếc A-10 mà thay vào đó phi cơ quân sự này tận dụng MALD để hỗ trợ các chiến đấu cơ khác, như F-35, F-22…
Đại úy Daniel Winningham, phi công hướng dẫn bay B-1B của Phi đội ném bom số 37 nhận định: “Chiếc A-10 thông qua mồi nhử MALD sẽ tăng khả năng các chiến đấu cơ và vũ khí của chúng ta tấn công thành công mục tiêu”.
A-10 Warthog được thiết kế trong thập niên 1970 với vai trò máy bay quân sự tấn công mặt đất. Chiếc phi cơ này có tầm hoạt động ấn tượng 1.126 km và có khả năng xa hơn nữa nếu được tiếp liệu trên không. Yếu tố này có thể hữu dụng, đặc biệt là khi hoạt động ở khu vực rộng lớn như Thái Bình Dương.
Trong nhiều năm, Mỹ dự định cho A-10 “về hưu”. Tuy nhiên, khi quân đội Mỹ chuyển hướng tập trung sang Thái Bình Dương, nhiều ý kiến cho rằng A-10 khá thích hợp, đặc biệt là khi được trang bị tên lửa tầm xa.
Trong cuộc tập trận Green Flag-West vào tháng 11, một điều đáng chú ý khác là những chiếc A-10 được huấn luyện để hỗ trợ cả Hải quân Mỹ, với vai trò diệt hạm.
Mỹ để ngỏ khả năng cung cấp chiến đấu cơ cho Ukraine
Các quan chức hàng đầu của Lực lượng Không quân Mỹ bày tỏ mong muốn Ukraine sẽ chuyển sang sử dụng máy bay quân sự do phương Tây sản xuất.
Chiến đấu cơ Typhoon của Tây Ban Nha. Ảnh: Sputnik
Theo đài Sputnik, trong Diễn đàn An ninh Aspen tổ chức tại bang Colorado ngày 21/7, hai quan chức quân sự cấp cao của Mỹ thông báo Washington và các đồng minh không ngừng tìm cách tăng cường sức mạnh cho lực lượng không quân Ukraine, bao gồm việc đào tạo phi công trước khả năng cung cấp cho Kiev các máy bay chiến đấu do phương Tây sản xuất.
"Các bạn muốn xây dựng một kế hoạch dài hạn để tăng cường sức mạnh không quân trong tương lai. Có rất nhiều loại máy bay khác nhau có thể gửi tới Ukraine... Không phải máy bay Nga", Tham mưu trưởng Không quân Mỹ Tướng Charles Brown phát biểu.
Vị tướng này không tiết lộ bất kỳ kế hoạch cụ thể nào liên quan đến việc gửi máy bay chiến đấu cho Ukraine, song ám chỉ tất cả lựa chọn đều được cân nhắc, bao gồm máy bay do Mỹ sản xuất, cũng như máy bay Gripens của Thụy Điển, Typhoons của châu Âu và Rafales của Pháp.
Trước đó cùng ngày, trong cuộc phỏng vấn với hãng tin Reuters, Tướng Brown cũng đề cập đến một chương trình đào tạo phi công Ukraine và nói rằng việc chuyển đổi từ máy bay thời Xô viết có thể gặp chút khó khăn. Tuy nhiên, nhà chức trách khẳng định đã có những đối tác NATO thành công trong việc chuyển đổi và có thể có những bài học hữu ích cho Ukraine.
Tuyên bố của Tướng Brown được đưa ra trong bối cảnh Liên minh châu Âu (EU) thông qua gói hỗ trợ quân sự thứ 5 cho Ukraine trị giá 500 triệu euro.
Trong tháng 5, Quốc hội Mỹ đã thông qua gói hỗ trợ 40 tỷ USD cho Ukraine, trong đó là hơn 20 tỷ USD viện trợ quân sự, gần 9 tỷ USD hỗ trợ kinh tế, hơn 4 tỷ USD viện trợ nhân đạo và 4 USD khác trong tài trợ quân sự nước ngoài thông qua bộ ngoại giao nước này.
Việc chuyển giao máy bay quân sự là một chủ đề tranh luận sôi nổi ở phương Tây trong bối cảnh lo ngại động thái này có thể dẫn đến leo thang thù địch và NATO bị lôi kéo vào một cuộc xung đột quân sự trực tiếp với Nga.
Lầu Năm Góc thậm chí đã từ chối yêu cầu của đồng minh NATO là Ba Lan về việc Mỹ bật đèn xanh cho chuyển giao máy bay chiến đấu MiG-29 từ căn cứ ở Đức cho Ukraine. Tuy nhiên, chính quyền của Tổng thống Joe Biden khẳng định các nước trong khu vực vẫn có quyền cung cấp máy bay quân sự cho Ukraine nếu họ muốn.
Về phần mình, Moskva đã nhiều lần chỉ trích phương Tây về việc giao vũ khí cho Ukraine khi xung đột kéo dài và làm chệch hướng quá trình đàm phán.
Từ cuối tháng 2, Nga đã triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine sau khi cáo buộc quốc gia láng giềng không thực hiện các điều khoản của các thỏa thuận Minsk được ký kết lần đầu tiên vào năm 2014.
Kể từ đó đến nay, Điện Kremlin luôn yêu cầu Ukraine tuyên bố là một quốc gia trung lập và cam kết không bao giờ tham gia vào khối quân sự NATO do Mỹ đứng đầu.
Khủng hoảng Ukraine bước vào 'thời khắc nguy hiểm' Tổng thống Mỹ Joe Biden tiếp tục kêu gọi công dân Mỹ rời khỏi Ukraine sớm nhất có thể giữa cuộc khủng hoảng an ninh được xem là lớn nhất tại châu Âu trong nhiều thập niên. Nguy cơ chiến tranh thế giới ? Trong bối cảnh căng thẳng giữa phương Tây và Nga liên quan tình hình Ukraine chưa hạ nhiệt, không...