Không phải ngoại ngữ, đây mới là thứ cha mẹ cần trang bị cho con để trẻ thành công trong thời đại công nghệ cao
Rõ ràng trong cuộc sống hiện đại, những thứ cần trang bị, những điều cần dạy con đã thay đổi nhiều. Bên cạnh trau dồi ngoại ngữ, kĩ năng, đây là thứ trẻ sẽ rất cần để bắt nhịp với cuộc sống trong thời đại công nghệ.
“Con tôi đang vào độ tuổi chập chững tập đi. Làm thế nào để 15 năm nữa, con bé có thể tự chuẩn bị cho bản thân mình để bước chân vào thị trường việc làm mà trí tuệ nhân tạo (AI) đang thống trị?”. Câu hỏi được đưa lên Quora, trang mạng xã hội để tổng hợp và chia sẻ tri thức, tạo cơ hội để mọi người có thể học hỏi lẫn nhau cũng như từ những nguồn hiểu biết trên toàn thế giới.
Trả lời Andrew Ng, Đồng sáng lập Coursera, Trợ lý Giáo sư tại Đại học Standford:
Chắc rồi, hãy dạy bé con nhà bạn cách viết code. Nhưng quan trọng hơn cả thế, hãy trau dồi cho đứa trẻ khả năng để luôn tiếp thu và học hỏi.
Trong một thế giới của khoa học máy tính, chúng ta đã quen dần việc cứ 5 năm một lần lại phải tiếp thu công nghệ và cách tư duy mới (internet => điện toán đám mây => điện thoại => trí tuệ nhân tạo/ machine learning) bởi lẽ công nghệ đã phát triển với tốc độ mà bản thân nó tự trở nên lỗi thời rất nhanh.Vì thế một con người của thời đại khoa học máy tính là con người phải học cách luôn học hỏi những điều mới mẻ.
Điều đã thay đổi nhiều nhất là giờ đây công nghệ khoa học máy tính ảnh hưởng và tham gia vào hầu hết các ngành công nghệ trong cuộc sống của chúng ta. Chính vì thế đây không còn là câu chuyện cứ vài năm là thế giới công nghệ cao lại thay đổi. Bây giờ nó là câu chuyện tất cả mọi người đều phải học cách thay đổi. Vì vậy, không ngừng học hỏi sẽ trở thành kĩ năng quan trọng nhất bạn có thể dạy con cái mình.
Video đang HOT
Tôi cũng cho rằng, có lẽ hầu hết chúng ta giờ đây nên học cách viết code. Thuở xa xưa, chúng ta đã từng tự hỏi liệu tất cả con người có thực sự cần học cách biết đọc biết viết hay không. Rằng có khi chúng ta chỉ cần vài vị nhà sư biết chữ đọc thuộc lòng văn bản cho chúng ta, và rằng nhân loại không cần thiết phải ai ai cũng biết đọc biết viết.
Hoặc có thời có lẽ chúng ta đã từng cho rằng chỉ cần rất ít người có khả năng viết ra những quyển sách bán chạy nhất, phần lớn còn lại của xã hội không cần có khả năng viết lách sách vở làm gì.
Nhưng rồi, chúng ta đã khám phá ra rằng càng nhiều người biết chữ, giao tiếp giữa người với người càng trở nên tốt hơn: Thay vì chỉ có một nhóm thiểu số những người có thể viết ra những thứ đắt khách, tất cả chúng ta có thể viết được email gửi đến cho đối tượng cần thiết, và đây là một điều giá trị hơn bất cứ điều gì khác.
Ngày nay, chúng ta đang ở trong thời đại mà rất ít người có thể viết được code, đến mức những mã code được viết đại trà chung chung cho tất cả mọi người. Nhưng nếu mọi người có thể học được cách tự viết code thì có lẽ những người kinh doanh hộ gia đình nhỏ cũng có thể tự viết một vài dòng lệnh để tự tùy chỉnh cho chương trình khuyến mãi màn hình LCD vào cuối tuần này của họ, hay có khi là một người chồng cũng có thể tự viết được một ứng dụng nhỏ chỉ dành riêng cho vợ anh ấy, cũng giống như cái cách mà bây giờ một anh chồng có thể viết một email mà người đọc duy nhất là vợ anh ấy.
Phổ cập khả năng biết chữ đã hoàn toàn thay hình đổi dạng cho câu chuyện giao tiếp giữa con người với nhau. Và bây giờ, giao tiếp giữa con người với máy móc đang dần trở nên quan trọng tương tự như thế, khả năng viết code sẽ là nền tảng cho giao tiếp giữa người với máy, chuẩn bị cho một phương thức giao tiếp sâu sắc hơn trong một bối cảnh tương lai khó lường.
Nên tôi sẽ không đồng ý với những quan điểm cho rằng chúng ta chỉ cần vài ba anh lập trình viên trên thế giới này; chúng ta nên được học viết code như cái cách chúng ta đã từng học viết, học đọc chữ cái ngày xưa. Đây cũng là lý do mà các bậc cha mẹ nên chú trọng về việc dạy con về code để bắt kịp nhịp sống tương lai.
Theo Helino
Nhiều câu sai đáp án trong bộ đề ôn Sử vào lớp 10 của Sở GD&ĐT Hà Nội
Giáo viên dạy Lịch sử cho rằng đáp án câu 11 trong bộ đề này chưa chính xác.
Một phụ huynh có con học trường THCS ở Cầu Giấy (Hà Nội) cho biết con chị nói nhiều đáp án trong bộ đề ôn tập Sử trên mạng sai so với sách giáo khoa.
Chẳng hạn, câu số 35 của một đề hỏi: "Trong lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh, nội dung cơ bản nhất thể hiện tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân Việt Nam là gì?".
Đáp án đưa ra là "chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng", nhưng đây là đáp án sai so với sách giáo khoa. Đáp án đúng phải là "chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ".
Một câu khác trong bộ đề được phản ánh là có đáp án không chính xác.
Ông Kiều Văn Minh - Trưởng phòng Giáo dục phổ thông, Sở GD&ĐT Hà Nội - cho hay sau khi nhận được phản ánh, ông sẽ yêu cầu các bộ phận liên quan rà soát.
Trước đó, chiều 7/5, Sở GD&ĐT Hà Nội công bố 24 bộ đề ôn tập môn Sử lớp 9 lên mạng xã hội trực tuyến ViettelStudy, giúp hơn 100.000 học sinh ôn thi vào lớp 10.
Các em có thể truy cập miễn phí và ôn tập trên máy tính, điện thoại di động, máy tính bảng.
24 bộ đề được biên soạn theo cấu trúc của Sở GD&ĐT Hà Nội đã ban hành. Trước khi đưa lên hệ thống học tập trực tuyến, bộ đề đã được thẩm định.
2019 là năm đầu tiên Hà Nội tổ chức thi vào lớp 10 gồm 4 môn: Toán, Văn, Ngoại ngữ và Lịch sử.
Thí sinh thi tự luận môn Toán, Văn trong 120 phút, môn Ngoại ngữ, Lịch sử thi trắc nghiệm 60 phút mỗi môn. Kỳ thi này sẽ diễn ra ngày 2-3/6.
Theo zing.vnv
Giáo viên tiếng Anh lên lớp nhưng không giảng bài Học sinh trường Tiểu học Thành Lộc (Thanh Hóa) phản ánh thầy chỉ viết lên bảng rồi bảo các em tự đọc, còn thầy ngồi bấm máy điện thoại. Nhiều phụ huynh có con học tại trường Tiểu học Thành Lộc (Hậu Lộc, Thanh Hóa) phản ánh, từ tháng 2 đến 4 con em có giờ học tiếng Anh ở trường, song không...