‘Không phải cầm sách mới là đọc sách’
Chia sẻ tại Ngày hội “Mỗi thanh niên một cuốn sách làm bạn”, do T.Ư Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tổ chức, Đại sứ văn hóa đọc toàn quốc Đặng Phương Nam cho rằng: “Không phải cầm sách mới là đọc sách”.
Các diễn giải chia sẻ thông tin về việc đọc sách tại buổi giao lưu – ẢNH ĐĂNG HẢI
Ngày 18.4, tại Trường Phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Bắc Giang, T.Ư Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tổ chức Ngày hội “Mỗi thanh niên một cuốn sách làm bạn” với sự tham dự của anh Nguyễn Tường Lâm, Bí thư T.Ư Đoàn, Phó chủ tịch thường trực T.Ư Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam.
Ngày hội còn có sự tham gia của các diễn giả như: nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm; ông Lê Thanh Hà, Giám đốc Nhà xuất bản Thanh Niên; bạn Đặng Phương Nam, sinh viên Học viện Cảnh sát nhân dân, Đại sứ văn hóa đọc toàn quốc năm 2020.
Văn hóa đọc là ứng xử đọc
Chia sẻ tại buổi giao lưu với học sinh, nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm cho biết, thời của ông đã sẵn sàng “xếp bút nghiên ra trận” là thông qua những dòng viết trong những trang nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi của Nguyễn Văn Thạc, những câu thơ của Phạm Tiến Duật, Dấu chân người lính của Nguyễn Minh Châu…
Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm cho biết đọc sách mang lại tình yêu đất nước – ẢNH ĐĂNG HẢI
“Những câu thơ của Phạm Tiến Duật, Lê Anh Xuân đã theo tôi vào chiến trường. Những cuốn sách đã mang lại cho tôi lòng yêu nước. Lòng yêu nước đã giúp tôi có những kỳ tích…”, nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm chia sẻ.
Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm cũng nhắn gửi các bạn trẻ cần phải gây dựng được thói quen đọc sách. “Sách là loại mỹ cao quý nhất, bền chặt nhất mà rẻ nhất. Sách giúp cải biến con người”, ông nói.
Ông Lê Thanh Hà, Giám đốc NXB Thanh Niên, cũng cho rằng, những trang sách, báo là kênh giao tiếp, người bạn đồng hành với sự lớn lên của học sinh, sinh viên. Lịch sử nhân loại là quá trình tiến hóa thông qua tích lũy, đóng gói tri thức.
Video đang HOT
Ban tổ chức trao tặng thư viện đọc cho Trường PTDT nội trú tỉnh Bắc Giang – ẢNH ĐĂNG HẢI
Tuy nhiên, ông Hà cho rằng, việc tiếp cận tri thức chắt lọc qua nhiều thế hệ bằng nhiều cách khác nhau như khúc hát ru, ca dao dân ca… chứ không chỉ có sách. Đến nay, tri thức được đóng gói không chỉ trong những cuốn sách in trên giấy mà trong các phương tiện khác nhau. Do đó, quan niệm về đọc cũng cần mở rộng hơn.
“Có người than phiền với tôi các cháu không đọc sách. Tôi nói các cháu không còn đọc thơ, tiểu thuyết, văn chương như các cụ mà đọc truyện tranh, sách khám phá, sách về kinh doanh… Các bạn nghe, xem, đọc trên điện thoại, thu nạp kiến thức rất nhiều”, ông Hà nói.
Ông Hà cũng nhấn mạnh sách chỉ là một phần, là một cái cớ dẫn dắt các bạn trẻ xây dựng thói quen đọc. Đọc là kỹ năng tuyệt đỉnh để phát triển bản thân, có nơi nương tựa về tinh thần, tích lũy trí tuệ và tâm hồn góp phần tạo nền tảng cho chúng ta bước vào xã hội hiện đại.
Học sinh tham gia đọc sách tại ngày hội – ẢNH ĐĂNG HẢI
Bạn Đặng Phương Nam, Đại sứ văn hóa đọc toàn quốc 2020, cũng chia sẻ, trong thời đại cách mạng 4.0, công nghệ thông tin phát triển và các phương tiện nghe nhìn phát triển, văn hóa đọc không còn giống trước đây.
“Văn hóa đọc có thể hiểu là giá trị đọc, chuẩn mực đọc, ứng xử đọc chứ không phải cầm sách mới là đọc sách”, bạn Nam nói.
Lan tỏa văn hóa đọc
Phát biểu tại buổi lễ, anh Nguyễn Tường Lâm nhấn mạnh tầm quan trọng của sách và ý nghĩa của Ngày Sách Việt Nam (21.4), nhằm khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, nâng cao nhận thức của nhân dân về ý nghĩa to lớn và tầm quan trọng của việc đọc sách.
Anh Nguyễn Tường Lâm phát biểu tại ngày hội – ẢNH ĐĂNG HẢI
Anh Lâm cho biết, thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, T.Ư Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam xây dựng Kế hoạch tổ chức chương trình “Mỗi thanh niên một cuốn sách làm bạn”, nhằm nâng cao nhận thức của hội viên, thanh niên về giá trị của việc đọc sách; đồng thời xây dựng và phát triển thói quen, kỹ năng đọc sách trong hội viên, thanh niên.
Qua đó, góp phần nâng cao dân trí, phát triển tư duy, khả năng sáng tạo, bồi dưỡng nhân cách, tâm hồn, hình thành lối sống lành mạnh trong hội viên, thanh niên; tạo sức lan tỏa của văn hóa đọc và phát huy tinh thần xung kích của thanh niên trong phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng.
Anh Nguyễn Tường Lâm trao tặng học bổng cho học sinh khó khăn – ẢNH ĐĂNG HẢI
Chương trình cũng nhằm thúc đẩy hình thành xã hội học tập; xây dựng môi trường giao lưu, chia sẻ và tăng cường khả năng tiếp cận, sử dụng thông tin, tri thức của hội viên, thanh niên. Ngày hội “Mỗi thanh niên một cuốn sách làm bạn” là một trong những hoạt động thiết thực triển khai chương trình “Mỗi thanh niên một cuốn sách làm bạn”.
“Trong thời gian qua chương trình “Mỗi thanh niên một cuốn sách làm bạn” đã được các cấp bộ Đoàn, Hội, đoàn viên, hội viên và thanh niên tích cực tham gia hưởng ứng bằng nhiều hoạt động thiết thực như thành lập các câu lạc bộ đọc sách; tổ chức các buổi giao lưu với các diễn giả, tác giả; trao đổi tặng sách hình thành thói quen đọc sách, xây dựng văn hóa đọc trong các bạn trẻ. Qua đó, giúp nhiều bạn trẻ tìm thấy những kiến thức, kỹ năng, ươm mầm những ước mơ, những giá trị của cuộc sống, định hướng tương lai để bước vào đời…”, anh Lâm nói.
Dịp này, T.Ư Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam trao tặng Trường Phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Bắc Giang công trình thanh niên “Không gian đọc sách thân thiện” trị giá 50 triệu đồng; trao 10 suất học bổng, mỗi suất trị giá 1 triệu đồng cho các em học sinh.
Trao giải 'Đại sứ Văn hóa đọc' năm 2020 cho hai cá nhân
Hai giải Đại sứ Văn hóa đọc đã được trao cho Đặng Phương Nam, sinh viên Học viện Cảnh sát nhân dân và Nguyễn Hoàng Yến, học sinh Trường THPT Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.
Ngày 23-10, Bộ VH-TT&DL đã tổ chức Lễ tổng kết và trao giải cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2020.
Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2020 do Bộ VH-TT&DL tổ chức, phát động từ tháng 2-2020.
Đây là một trong những hoạt động triển khai Đề án Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2017.
Sau 8 tháng phát động, cuộc thi đã có sự tham gia của trên 1 triệu học sinh, sinh viên của gần 5.400 trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, đại học, học viện.
Hai cá nhân đạt danh hiệu Đại sứ Văn hóa đọc. Ảnh V.THỊNH
Sau khi chấm sơ khảo, các tỉnh, thành, các trường đaị học, học viện đã gửi những bài thi xuất sắc nhất về Ban tổ chức để tham dự vòng chung kết. Trong đó, nhiều bài thi đã ghi lại những cảm nhận sâu sắc của của học sinh, sinh viên, tạo hiệu ứng mạnh đối với người xem, đọc.
Có nhiều ý tưởng hay, độc đáo, mới lạ đã được các thí sinh đề xuất để khuyến khích học sinh, sinh viên và mọi người đọc sách.
Theo Vụ trưởng Vụ Thư viện (Bộ VHTT&DL) Vũ Dương Thúy Ngà, cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc được tổ chức nhằm nâng cao tinh thần, tình yêu đọc sách và lan tỏa những giá trị nhân văn tốt đẹp đối với các em học sinh, sinh viên; giúp các em thêm yêu quý và trân trọng sách. Đồng thời phát huy cao độ sự sáng tạo, là sân chơi tri thức cho thế hệ trẻ với nhiều dấu ấn, giá trị được gửi gắm qua từng bài thi.
Chia sẻ tại chương trình, em Nguyễn Hoàng Yến, Trường THPT Đông Triều, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh (một trong 2 cá nhân dành giải Đại sứ Văn hóa đọc năm 2020), cho biết em cảm thấy thực sự hạnh phúc khi được chia sẻ cuốn sách mình yêu thích đến với mọi người, nhất là với các bạn có hoàn cảnh khó khăn.
Để đóng góp vào sứ mệnh lan tỏa giá trị tốt đẹp của cuộc thi, thời gian qua em Nguyễn Hoàng Yến đã tham gia lập các tủ sách từ thiện và gây quỹ duy trì để cho các bạn không có điều kiện sẽ được tiếp cận, đọc sách nhiều hơn.
Em cũng hi vọng rằng trong những năm sau, cuộc thi sẽ tiếp tục được triển khai, mở rộng đến nhiều trường và nhiều học sinh, sinh viên tham gia.
Sau 8 tháng phát động và triển khai, đã có 1.007.321 học sinh, sinh viên tới từ gần 5.400 trường tiểu học, THCS, THPT, đại học và học viện tham gia. Con số này cao hơn rất nhiều so với năm 2019, cho thấy sức hút và giá trị lan tỏa của cuộc thi ngày càng lan rộng, phát triển.
Ban tổ chức cũng đã tra các giải tập thể, 8 giải Nhất, 16 giải Nhì, 52 giải Ba, 180 giải Khuyến khích và các giải chuyên đề cho các bài thi xuất sắc nhất.
Thái Nguyên: Lan tỏa văn hóa đọc trong học đường Ngày 7/4, Sở VHTT&DL phối hợp cùng Sở GD&ĐT tỉnh Thái Nguyên đã phát động Cuộc thi "Đại sứ Văn hóa đọc tỉnh Thái Nguyên" năm 2021. Tặng sách cho các em học sinh trường THCS Chu Văn An. Tham dự buổi phát động có bà Đoàn Quỳnh Dung - Phó Vụ trưởng Vụ Thư viện Bộ VHTTDL; Ông Nguyễn Hữu Giới -...