Không muốn xấu xí, bỏ ngay những thói quen gây béo bụng này
Những thói quen xấu như bỏ bữa, lười uống nước, thiếu ngủ… tưởng chừng như đơn giản nhưng nó có thể gây béo bụng và tăng cân mất kiểm soát.
Thiếu ngủ: Khi bạn thiếu ngủ, hàm lượng cortisol, một loại hormon stress tăng lên. Điều này khiến bạn thèm các loại thực phẩm có đường. Do vậy, vòng eo của bạn có nguy cơ tăng lên.
Hay bị stress: Thường xuyên căng thẳng khi nghĩ tới công việc cũng có thể gây béo bụng và tăng cân. Stress làm tăng nồng độ cortisol và có xu hướng gây cảm giác thèm ăn.
Lười uống nước: Nước đóng vai trò quan trọng trong quá trình hỗ trợ và trao đổi chất. Uống đủ lượng nước sẽ giúp quá trình trao đổi chất, đào thải diễn ra nhanh hơn, từ đó hỗ trợ giảm cân, săn chắc vùng bụng. Nếu khi giảm cân bạn lười uống nước sẽ khiến chất béo dễ tích tụ, nhất là ở vòng eo.
Thường xuyên bỏ bữa: Nếu bạn thường xuyên quên ăn hoặc bỏ bữa, bạn sẽ gặp khó khăn để duy trì cân nặng. Thời gian ăn uống hợp lý giúp ổn dịnh nồng độ đường huyết và là yếu tố quan trọng để duy trì cân nặng.
Không tập thể dục thường xuyên: Thói quen ít vận động do bận rộn với công việc hoặc những lý do khác, bạn sẽ có nguy cơ bị béo bụng. Cơ thể không được vận động sẽ không thể đốt cháy calo dư thừa. Mỡ thừa quanh bụng sẽ tích tụ dần. Tập thể dục là việc bạn nên làm để tăng khối cơ và phòng ngừa tăng cân béo phì khi bạn có tuổi.
Video đang HOT
Thường xuyên ăn khuya: Ban đêm là khoảng thời gian cho các cơ quan của cơ thể chúng ta nghỉ ngơi và phục hồi chức năng. Vì thế, nếu bạn ăn quá khuya thì thức ăn nạp vô sẽ không kịp chuyển hóa và năng lượng cũng không kịp tiêu hao. Do đó, năng lượng thừa sẽ tích tụ thành mỡ dưới da, làm cho bạn phì ra. Tốt nhất nên ăn xong bữa tối trước 20h.
Uống nhiều nước có ga: Nước có ga chứa thành phần đường hóa học và hương liệu rất nhiều, sẽ tích tụ độc tố trong cơ thể. Ngoài ra, khí nén tạo ga và lượng đường cao trong nước cũng khiến bạn có cảm giác thèm ăn liên tục, ăn nhiều hơn và điều này cũng không tốt cho bao tử. Hãy tập thói quen uống nước lọc và một số loại nước ép trái cây nguyên chất có chức năng giảm mỡ như chanh, bưởi, bạc hà.
Ngồi nhiều: Thói quen ngồi nhiều khiến mỡ bụng ngày càng tích tụ thêm. Điều này cũng rất khó giải quyết với những người làm việc văn phòng, họ buộc phải ngồi gần như cả ngày. Nhưng vẫn có cách cải thiện tốt nhất đó chính là bạn nên tranh thủ đi dạo buổi tối hoặc tập thể dục buổi sáng để giảm mỡ bụng.
Vừa ăn vừa làm việc: Khi tập trung coi Tivi hay máy tính, chúng ta thường mất tập trung vào việc ăn khiến bạn ăn không kiểm soát, ăn quá no gây nên tình trạng thừa năng lượng, lười vận động. Tất cả năng lượng dư thừa ấy sẽ chuyển hóa thành mỡ. Ngoài ra, thói quen này hoàn toàn không tốt cho tiêu hóa, bạn nên bỏ ngay.
Ăn uống theo cảm xúc: Đây là tình trạng bạn có xu hướng ăn nhiều khi quá buồn hay quá vui và là một thói quen rất xấu dẫn đến béo bụng. Tuy khó nhưng bạn cần có ý thức loại bỏ thói quen này. Ảnh: Internet.
Theo Thảo Nguyên/Kiến thức
Điều nên làm sau khi ăn để tránh béo bụng
Một số người sau khi ăn thường có thói quen uống một tách trà hoặc đi ngủ ngay sau đó. Thực tế đây là những thói quen lợi ít hại nhiều vì chúng cản trở hệ tiêu hóa.
Vậy điều nên làm sau khi ăn để tốt cho sức khỏe và tránh bị béo bụng là gì?
Sau bữa ăn nhiều dầu mỡ, uống nước ép cần tây giúp giảm mỡ bụng - Ảnh: Internet
Sau bữa ăn nhiều dầu mỡ, uống nước ép cần tây
Nhiều người không thích hương vị của cần tây, nhưng sau khi cần tây được ép thành nước thì hương vị khá tuyệt với. Nếu sau khi ăn thực phẩm quá nhiều dầu mỡ, nên uống một cốc nước ép cần tây. Trong cần tây có chứa nhiều chất xơ, chất xơ đi vào cơ thể sẽ giúp tiêu hủy mỡ và ngăn ngừa tình trạng béo phì.
Xoa bụng
Dùng bàn tay nhẹ nhàng xoa bụng có tác dụng đẩy mạnh tuần hoàn máu bên trong ổ bụng, từ đó tăng cường hoạt động của đường ruột, dạ dày nói riêng và hệ tiêu hoá nói chung. Nhờ đó, quá trình tiêu hoá diễn ra hiệu quả hơn.
Cách thực hiện rất đơn giản, các bạn chỉ cần dùng tay xoa đều quanh bụng một cách nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ. Ngoài việc thúc đẩy tiêu hoá, việc này còn giúp giảm cảm giác khó chịu sau khi ăn no.
Tập thể dục nhẹ sau ăn 1 tiếng
Tập thể dục ngay sau bữa ăn không tốt cho cơ thể, và nó còn có thể gây thiếu máu cục bộ ở não và tim. Điều này chủ yếu là do sau bữa ăn máu cung cấp cho dạ dày để tiêu hóa thức ăn, lúc này tập thể dục không chỉ làm gián đoạn quá trình tiêu hóa của dạ dày, mà còn dẫn đến việc cung cấp máu cho não và tim không đủ.
Do đó, tốt nhất đợi khoảng 1 tiếng để thực phẩm được tiêu hóa, sau đó tập thể dục mới có lợi cho sức khỏe. Đặc biệt, chúng ta chỉ nên đi bộ hoặc tập thể dục nhẹ nhàng, chậm rãi chứ tuyệt đối không nên vận động quá mạnh.
Ăn hoa quả sau bữa ăn
Mọi người thường có thói quen ăn tráng miệng bằng trái cây sau khi kết thúc bữa ăn, nhưng trên thực tế đây không phải là thời điểm thích hợp nhất để ăn trái cây.
Bởi vì, dạ dày cần 1 đến 2 tiếng để tiêu hóa hết toàn bộ thức ăn. Bởi vậy, nếu dạ dày lại phải tiếp đón một loạt hoa quả khác, chắc chắn sẽ không tải nổi. Ăn trái cây làm bạn có cảm giác cồng kềnh, không chỉ vậy, trái cây còn không được tiêu hóa một cách dễ dàng và vẫn kẹt ở thành dạ dày cho đến khi phân rã. Điều này sẽ gây viêm dạ dày.
Nghe nhạc
Thói quen nghe nhạc sau khi ăn có tác dụng kích thích hệ thần kinh, từ đó tác dụng đến hệ tiêu hoá, giúp cho việc tiêu hoá diễn ra tốt hơn, trôi chảy hơn. Nhưng cần lưu ý, hãy chọn loại nhạc nhẹ nhàng, êm dịu để đầu óc được thư thái, tuyệt đối không nên chọn loại nhạc nhanh, ầm ĩ bởi có thể gây phản tác dụng đó.
Uống một tách trà sau 30 phút
Sau khi ăn cơm xong, rất ít người đi uống nước hoặc uống trà. Theo nghiên cứu cho thấy rằng, một tách trà lúa mạch rất hữu ích cho việc tiêu hóa và hấp thụ thức ăn. Vì allantoin của lúa mạch chứa tinh dầu dễ bay hơi, thành phần này kích thích sự tiết dịch của dạ dày, làm tăng tốc độ vận động của đường tiêu hóa và thúc đẩy quá trình tiêu hóa và hấp thu thức ăn.
Thu Thủy
Theo motthegioi
7 cách đơn giản để ngăn ngừa bệnh đường ruột Hệ tiêu hóa có nhiệm vụ chuyển hóa thức ăn thành các chất dinh dưỡng cần thiết. Ảnh minh họa: Shutterstock Chế độ ăn nhiều carbs tinh chế, chất béo bão hòa và phụ gia thực phẩm làm tăng nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa, theo Health Line. Các chất phụ gia thực phẩm, như glucose, muối và các hóa chất khác,...