‘Không Make in Viet Nam, không thể ra thế giới’
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh tinh thần “Make in Viet Nam” và các thành tựu trong phần mở màn Diễn đàn Quốc gia Phát triển Doanh nghiệp công nghệ số.
Phát biểu mở màn tại Diễn đàn Quốc gia Phát triển Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, diễn ra sáng 23/12 tại Hà Nội, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nói: “‘Make in Viet Nam’ là một khẩu hiệu hành động để thúc giục tinh thần sáng tạo tại Việt Nam, làm ra tại Việt Nam. Từ đó, Việt Nam có thể làm chủ công nghệ, tự bảo vệ và trở thành một Việt Nam hùng cường thịnh vượng”. Thực tế trong năm 2020, Make in Viet Nam đã giúp tạo nên nhiều thành tựu. Bộ trưởng TT&TT chia sẻ nhiều về kết quả ở một số lĩnh vực, như Phòng chống Covid-19, công nghệ 5G và an toàn không gian mạng, mà theo ông, “đây là các kết quả bất ngờ”.
Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng.
Trong bối cảnh phòng chống Covid-19 và chuyển đổi cuộc sống sang trạng thái bình thường mới, các sản phẩm như Ncovi, Bluezone, CoMeet, tới các nền tảng học trực tuyến, tư vấn khám chữa bệnh từ xa, kế toán từ xa… đã ra đời. Đánh giá Việt Nam thuộc top đầu thế giới về sáng tạo các nền tảng số thời Covid-19, ông Hùng cho rằng, “nếu không làm chủ công nghệ, nếu không Make in Viet Nam thì chúng ta đã không làm được như vậy”, bởi phản ứng nhanh là yếu tố sống còn trong thời đại hiện nay.
Nhờ “Make in Viet Nam”, các doanh nghiệp an toàn, an ninh mạng trong nước đã có thể làm chủ 90% hệ sinh thái sản phẩm trong lĩnh vực của mình. Bộ trưởng TT&TT khẳng định sứ mệnh của Việt Nam là trở thành cường quốc về an toàn, anh ninh mạng. Bảo vệ sự thịnh vượng của Việt Nam trên không gian mạng, cũng là một trọng tâm của Make in Viet Nam.
Ở lĩnh vực viễn thông, Việt Nam được ghi nhận là nước thứ năm trên thế giới làm chủ công nghệ 5G, sản xuất được thiết bị hạ tầng 5G và điện thoại 5G. Theo Bộ trưởng, đây là một điều bất ngờ và rất ít người, kể cả trong nước và nước ngoài, tin rằng Việt Nam có thể làm được.
Trong năm 2020, số lượng doanh nghiệp công nghệ số tại Việt Nam tăng nhiều kỷ lục, đạt mức 28%. “Chúng ta chỉ dám nghĩ đến con số cao nhất là 6.000 doanh nghiệp một năm. Vậy mà ngay năm đầu tiên đã có 13.000 doanh nghiệp mới ra đời”, Bộ trưởng Hùng nói về kết quả đạt được sau chỉ thị số 01/CT-TTg, đồng thời nhấn mạnh chỉ thị đầu tiên trong năm 2020 của Thủ tưởng Chính phủ là một chỉ thị về Phát triển doanh nghiệp công nghệ số.
Với mức tăng trưởng trên, mục tiêu có 100.000 doanh nghiệp công nghệ số của Việt Nam có thể đạt được sớm 5 năm, vào năm 2025, thay vì năm 2030 như ban đầu. Hiện nay, số lượng này là trên 58.000 doanh nghiệp.
Tháng 6/2020, Thủ tướng ban hành Chương trình Chuyển đổi số (CĐS) quốc gia. Make in Viet Nam có thêm sứ mệnh mới là “xây dựng một Việt Nam số”, chuyển đổi Việt Nam từ thế giới thực vào thế giới ảo. Đây được đánh giá là chặng đường dài nhiều chục năm, vì vậy Make in Viet Nam cần một tầm nhìn dài hạn và những chiến lược giai đoạn.
Video đang HOT
Lựa chọn công nghệ mở để phát triển, xây dựng một bộ chỉ số đo lường, khích lệ bằng giải thưởng quốc gia về sản phẩm công nghệ số là các hành động được đưa ra trong năm 2020, phục vụ cho chặng đường này.
“Chúng ta có tên Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, có ngày 12/12 là ngày Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam. Như vậy là đã được sinh ra, đã được đặt tên, được giao sứ mệnh, bây giờ là lớn lên và phụng sự Tổ quốc. Hãy lớn nhanh như Phù Đổng!” ông Hùng nói với các doanh nghiệp công nghệ số tại diễn đàn.
Người đứng đầu Bộ TT&TT nhấn mạnh: “Không Make in Viet Nam thì Việt Nam không thể trở thành nước phát triển. Không Make in Viet Nam thì chúng ta không thể đi ra thế giới. Không Make in Viet Nam thì Việt Nam không thể tự cường. Không Make in Viet Nam thì Việt Nam không thể hùng cường thịnh vượng”.
Ông tin rằng 2021 sẽ là một năm phát triển mạnh mẽ doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, một năm với rất nhiều sản phẩm Make in Viet Nam mới.
Ra mắt nền tảng "Make in Việt Nam" ezCloud hỗ trợ chuyển đổi số ngành du lịch
Là giải pháp do doanh nghiệp Việt Nam phát triển, nền tảng quản trị và kinh doanh du lịch ezCloud hỗ trợ hoạt động quản lý, phân phối, kinh doanh cho các sản phẩm thuộc lĩnh vực du lịch, góp phần chuyển đổi số ngành du lịch.
Thêm một nền tảng thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia
Ngày 11/12, Bộ TT&TT đã tổ chức ra mắt nền tảng quản trị và kinh doanh du lịch ezCloud.
Các đại biểu thực hiện nghi thức ra mắt nền tảng quản trị và kinh doanh du lịch ezCloud.
Được phát triển bởi Công ty TNHH công nghệ ezCloud toàn cầu, ezCloud là nền tảng số thứ 36 được Bộ TT&TT lựa chọn giới thiệu và bảo trợ về truyền thông nhằm đẩy nhanh chuyển đổi số toàn diện, rộng khắp trong các lĩnh vực kinh tế xã hội, góp phần quan trọng đạt thành mục tiêu của Chương trình chuyển đổi số quốc gia.
Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng cho biết, ezCloud cũng như các nền tảng số "Make in Việt Nam" khác đã được Bộ TT&TT chọn cho ra mắt trước đó đều được Cục Tin học hóa đánh giá kỹ lưỡng, là những nền tảng tốt bằng hoặc hơn các giải pháp cùng lĩnh vực của nước ngoài.
ezCloud là nền tảng số "Make in Việt Nam" đầu tiên trong lĩnh vực du lịch được Bộ TT&TT chọn giới thiệu. Nền tảng này được định hướng phát triển thành một hệ sinh thái hỗ trợ chuyển đổi số ngành du lịch, với nhiều giải pháp phục vụ cho toàn bộ khâu vận hành, phân phối và kinh doanh các sản phẩm trong lĩnh vực du lịch, chú trọng chủ yếu đến hoạt động lưu trú và giải trí.
Cụ thể, trong vận hành, ezCloud phát triển thành công các giải pháp cho quản lý vận hành khách sạn, tuân thủ những chuẩn mực quản trị khách sạn quốc tế và được sử dụng tại nhiều nước trong khu vực. Hệ thống tích hợp các giải pháp Self-Services, giải pháp IoT giúp tăng trải nghiệm khách hàng và tối ưu chi phí vận hành.
Với những khách sạn có quy mô lớn, các module quản lý nhà hàng, quản lý spa, quản lý kho, quản lý đề xuất mua hàng được tích hợp sẵn trên ezCloud để dễ dàng quản lý theo chuỗi hay quản lý tập trung. Giải pháp được phát triển có thể chạy đa nền tảng, trên nhiều thiết bị khác nhau.
Đối với khu vui chơi, ezCloud mang đến giải pháp quản lý hệ thống bán vé, quản lý ra vào và xuất vé tự động, hỗ trợ các khu vui chơi phát triển kênh bán, tối ưu doanh thu bằng mô hình quản trị tập trung.
Trong phân phối, ezCloud cung cấp cho khách sạn, khu vui chơi, các đại lý du lịch công cụ cho phép quản lý và đồng bộ quá trình bán phòng, bán vé trên nhiều kênh bao gồm kênh bán trực tuyến quốc tế, nội địa cũng như các kênh bán qua đại lý du lịch hay các sàn thương mại, hệ thống Marketing liên kết.
Còn về kinh doanh, ezCloud hỗ trợ các khách sạn, khu vui chơi kết nối trực tiếp với khách hàng thông qua giao dịch trực tuyến từ website hay mạng xã hội của chính doanh nghiệp.
"Với nền tảng quản trị và kinh doanh du lịch của ezCloud, dữ liệu được đồng bộ và cập nhật ở thời gian thực, tạo hiệu quả kinh doanh cao cho các chủ doanh nghiệp. Nền tảng có khả năng tích hợp với những thiết bị/ phần mềm khác, tương thích với nhiều thiết bị bên ngoài để kết hợp sử dụng sản phẩm, tạo sự linh hoạt trong kết nối", đại diện nhóm phát triển ezCloud nhấn mạnh.
Covid-19 tạo cơ hội chuyển đổi số ngành du lịch
Trong chia sẻ tại sự kiện, ông Đỗ Công Anh, Phó Cục trưởng Cục Tin học hóa cho rằng, giai đoạn bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 hiện nay chính là "khoảng lặng" để ngành du lịch Việt Nam, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong ngành nghiên cứu lại thị trường, chiến lược phát triển cũng như mô hình hoạt động của đơn vị mình và toàn ngành.
Phó Cục trưởng Cục Tin học hóa Đỗ Công Anh đề nghị, ngành du lịch Việt Nam coi giai đoạn ảnh hưởng dịch Covid-19 là cơ hội để nhìn nhận, tiến hành chuyển đổi số ngành mình.
Chuyển đổi số trong du lịch là hướng tới du lịch thông minh. Muốn vậy, phải tìm cách khắc phục được một số điểm yếu của ngành du lịch Việt Nam như về sản phẩm du lịch, chất lượng du lịch, môi trường du lịch, công tác xúc tiến, quảng bá du lịch.
"Phát triển du lịch thông minh là xu hướng tất yếu trong cách mạng công nghiệp 4.0. Ngành du lịch Việt Nam cần coi khoảng lặng này là một cơ hội để nhìn nhận, tiến hành chuyển đổi số ngành mình", ông Công Anh nhận định.
Theo ông Công Anh, hiện nay, ngành du lịch đã vào cuộc, tích cực chuyển đổi để phát triển du lịch thông minh trên các nền tảng số, tạo ra những chuyển biến đột phá. Các địa phương, doanh nghiệp cũng phát triển, triển khai ứng dụng của mình, kết nối liên thông qua những hệ thống phần mềm quản trị kinh doanh dịch vụ. Đây là yếu tố cốt lõi, giải pháp hữu hiệu để giúp các khách sạn, khu vui chơi có thể nhanh chóng chuyển mình, hòa nhập vào xu thế chuyển đổi số.
Đánh giá cao nền tảng ezCloud - một trong những nền tảng Việt phục vụ thúc đẩy phát triển du lịch thông minh, ông Công Anh đề nghị đội ngũ ezCloud nắm bắt cơ hội này để chiếm lĩnh thị trường nội địa. "ezCloud cần phủ rộng khắp hệ sinh thái sản phẩm của mình đến các khách sạn, khu vui chơi trên cả nước. Qua đó, góp phần khẳng định vai trò của nền tảng số Việt Nam trong công cuộc chuyển đổi số", ông Công Anh nói.
CEO ezCloud Nguyễn Hoàng Dương cho biết, nền tảng quản trị và kinh doanh du lịch ezCloud đã được cung cấp cho hơn 6.000 khách sạn, tiếp cận hơn 60 triệu khách du lịch.
Theo CEO ezCloud Nguyễn Hoàng Dương, trong gần 1 năm qua, doanh nghiệp này đã thực hiện theo định hướng đồng hành hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch chuyển đổi số. Cụ thể, ezCloud đã đề xuất những ưu đãi để các doanh nghiệp du lịch có thể ứng dụng công nghệ vào hoạt động như: miễn phí setup, miễn phí đào tạo hay đề xuất giãn thanh toán...
"Chúng tôi cố gắng đưa ra những đề xuất để có thể đồng hành, cùng đi trên hành trình dài với các doanh nghiệp du lịch. Hy vọng rằng khi hết dịch, ezCloud có được một tập khách hàng đủ lớn, còn các doanh nghiệp du lịch đã có chiến lược chuyển đổi số phù hợp, đủ sức cạnh tranh với doanh nghiệp du lịch nước ngoài", ông Dương chia sẻ.
Cuộc đấu trí giữa người và AI đầu tiên tại Việt Nam Vòng chung kết của "Đấu trường AI" - cuộc thi mô phỏng game đào vàng - diễn ra dưới hình thức thi đấu Esport sẽ diễn ra vào ngày 26/9. Đấu trường AI- Reinforcement Learning sắp bước vào vòng chung kết với 8 đội xuất sắc. Trong vòng chung kết với tên gọi "Đảo giấu vàng", các đội được chia làm 16 bảng,...