Không lấy kết quả các kỳ thi để đánh giá xếp loại thi đua
Xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng giáo dục cho từng học kỳ, năm học đảm bảo thực chất, phù hợp với khả năng và điều kiện thực tế của địa phương, đơn vị là một trong những nhiệm vụ mà Sở GD-ĐT Hà Nội ra văn bản số 551/SGDĐT-V khắc phục bệnh thành tích.
ảnh minh họa
Nhằm khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục, Sở GD-ĐT Hà Nội yêu cầu các Phòng GD-ĐT, đơn vị trực thuộc Sở thực hiện tốt việc đổi mới công tác thi đua, khen thưởng, từng bước khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT. Sở GD-ĐT Hà Nội đề nghị:
Rà soát sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế các văn bản quy định, yêu cầu không còn phù hợp, để dẫn đến bệnh thành tích trong giáo dục.
Xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng giáo dục cho từng học kỳ, từng năm học, đảm bảo thực chất, phù hợp với khả năng và điều kiện thực tế của địa phương, đơn vị.
Không tổ các hoạt động giáo dục trái quy định, gây áp lực cho người dạy, người học và cha mẹ học sinh.
Không lấy kết quả các kỳ thi, các hoạt động giao lưu do địa phương tổ chức để đánh giá xếp loại thi đua, xét khen thưởng đối với cá nhân, đơn vị (bao gồm tất cả các cuộc thi và hoạt động giao lưu không do Bộ GD-ĐT phát động, tổ chức).
Video đang HOT
Thực hiện tốt kỷ cương, nề nếp, quy chế dân chủ ở cơ sở giáo dục, đẩy mạnh công tác tự kiểm tra, đánh giá, kiểm định chất lượng đơn vị, trường học, phát hiện, xử lý nghiêm, kịp thời mọi hành vi, biểu hiện tiêu cực trong dạy, học và bệnh thành tích trong giáo dục.
Xây dựng và công khai các tiêu chí thi đua cụ thể, thiết thực, có đầy đủ cơ sở khoa học, minh chứng rõ ràng, phù hợp với thực tế, đặc thù của từng địa phương, đơn vị, thành tích của đơn vị, cá nhân được đánh giá bằng sự tiến bộ của chính đơn vị đó.
Ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin trong quản lý, dạy học, kiểm tra, đánh giá bảo đảm chính xác, khách quan, công bằng, công khai, minh bạch.
Đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông tới người dạy, người học, cha mẹ học sinh và giàn xã hội về yêu cầu dạy học và học thực chất.
Cổ vũ, động viên, tôn vinh gương người tốt, việc tốt, đổi mới sáng tạo trong dạy và học, tạo môi trường lành mạnh và sự đồng thuận trong nhà trường và cả xã hội để phát triển giáo dục.
Sở GD-ĐT Hà Nội đặc biệt yêu cầu các phòng GD-ĐT và các đơn vị trong toàn ngành nghiêm túc thực hiện.
Theo Congly.vn
Bến Tre đưa tiêu chí dạy thêm vào đánh giá công chức, xếp loại thi đua cuối năm
Thủ trưởng cơ sở giáo dục sẽ bị kiểm điểm trách nhiệm, nếu để xảy ra giáo viên dạy thêm không phép, hay giáo viên vi phạm quy định về dạy thêm học thêm.
Một hoạt động dạy thêm học thêm của học sinh tiểu học ngoài nhà trường (ảnh minh họa: P.L)
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bến Tre - ông Lê Ngọc Bữu hôm 8/2 đã ký văn bản số 206, thông báo các giải pháp tăng cường việc quản lý, xử lý vi phạm về dạy thêm học thêm trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, ông Lê Ngọc Bữu đã yêu cầu, dừng việc cấp phép mới cho việc tổ chức dạy thêm học thêm ngoài nhà trường, dừng việc cấp phép mới cho giáo viên (mà trường đã tổ chức hoạt động dạy thêm học thêm trong nhà trường) tổ chức dạy thêm học thêm ngoài nhà trường toàn tỉnh.
Thắt chặt việc gia hạn giấy phép dạy thêm học thêm. Dừng việc cấp phép gia hạn nếu cơ sở dạy thêm học thêm ngoài nhà trường chưa thực hiện đúng quy định về cơ sở vật chất, công tác quản lý giáo viên dạy thêm và học sinh học thêm, nghĩa vụ nộp thuế, nơi có dư luận và kết luận vi phạm về dạy thêm học thêm.
Hiệu trưởng các đơn vị trực thuộc Sở, các đơn vị trực thuộc các Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức kiểm tra việc thực hiện quy định dạy thêm học thêm trong và ngoài nhà trường, đối với các giáo viên đã được cấp phép, nhằm chấn chỉnh những sai phạm, xử lý nghiêm nếu có vi phạm quy định về dạy thêm học thêm.
Các cơ sở giáo dục có tổ chức hoạt động dạy thêm học thêm trong và ngoài nhà trường tự kiểm tra, bổ sung và hoàn thiện tất cả các hạn chế.
Chú trọng vai trò, trách nhiệm của thủ trưởng các cơ sở giáo dục, trong việc quản lý hoạt động dạy thêm học thêm trong và ngoài nhà trường. Kiên quyết xử lý giáo viên vi phạm về dạy thêm học thêm theo quy định của pháp luật.
Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố phối hợp với chính quyền địa phương kiểm tra toàn bộ hoạt động này trong và ngoài nhà trường, chấn chỉnh những sai phạm. Trong kiểm tra, nếu cơ sở nào chưa thực hiện đúng theo quy định, thì căn cứ vào mức độ vi phạm để xử phạt hành chính, tước giấy phép hoạt động dạy thêm học thêm.
Sắp xếp thời gian tổ chức họp, thống nhất biện pháp quản lý, xử lý vi phạm dạy thêm học thêm trên địa bàn hiệu quả hơn, không để xảy ra vi phạm dạy thêm học thêm.
Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện thấy có giáo viên trung học phổ thông tổ chức dạy thêm ngoài nhà trường trái quy định, thì lập biên bản gửi cho Hiệu trưởng có giáo viên vi phạm, hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo để có hướng xử lý.
Thủ trưởng các cơ sở giáo dục sẽ bị kiểm điểm trách nhiệm, nếu tổ chức dạy thêm học thêm trong nhà trường không phép (kể cả việc giấy phép đã hết hạn, nhưng không làm thủ tục xin gia hạn), có giáo viên vi phạm quy định về dạy thêm học thêm, và xem đây là một tiêu chí đánh giá, xếp loại công chức, xét các danh hiệu thi đua vào dịp cuối năm.
Khuyến khích thủ trưởng các cơ sở giáo dục tự kiểm tra, xử lý vi phạm quy định về dạy thêm học thêm để được miễn trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị.
Các Phòng Giáo dục và Đào tạo, các trường, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên phải thực hiện đúng chế độ báo cáo việc quản lý dạy thêm học thêm hàng tháng theo đúng quy định.
Theo Giaoduc.net
Hà Nội gấp rút kiểm tra khảo sát học sinh lớp 12 Sở Giáo dục - Đào tạo (GD-ĐT) Hà Nội vừa công bố lịch tổ chức kiểm tra khảo sát đối với học sinh lớp 12 từ 14-17/3/2018. Trắc nghiệm khách quan được xem là biện pháp tránh cho học sinh học tủ, học vẹt. Ảnh: TTXVN Kiểm tra khảo sát đối với học sinh lớp 12 là công tác quan trọng để chuẩn...