Không gian dạy học mới
Sau 2 năm dạy học trực tuyến, các cơ sở giáo dục bắt đầu khai thác có hiệu quả những phần mềm dạy học trực tuyến.
Ảnh minh họa/INT
Tuy nhiên, có một mảng hoàn toàn bị bỏ trống hoặc rất ít được các đơn vị quản lý giáo dục lưu tâm, đó là xử lý khủng hoảng tâm lý của cả người học và người dạy với lớp học trên không gian mạng.
Để dạy học trực tuyến đạt được hiệu quả cao nhất, nhiều thầy cô giáo đã tích hợp những thiết bị điện tử rời rạc dùng cho những ngành nghề khác nhau vào phục vụ dạy học; kho học liệu trên không gian mạng cũng được khai thác tối đa để tăng hiệu quả.
Nhiều giáo viên, giảng viên tự đầu tư thêm bảng viết điện tử hoặc sử dụng kèm một điện thoại thông minh để có thể đưa hình ảnh, giải bài tập, tạo sự sinh động cho HS và quan sát hết toàn bộ diễn biến của lớp học. Trung bình một tiết dạy học online, giáo viên phải nói gấp 2 – 3 lần dạy học trực tiếp.
Công sức, tâm huyết là vậy, nhưng không phải học sinh, sinh viên nào cũng tập trung vào học khi trên mạng, có rất nhiều thứ khiến phân tâm nếu không có động cơ học tập tốt. Chỉ cần một cú click chuột, các em có thể mở thêm nhiều tab để làm việc riêng mà giáo viên không thể kiểm soát được. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của người đứng lớp khi chính họ cũng không thể đo lường được mức độ tiếp thu của học sinh, sinh viên.
Video đang HOT
Dạy – học online ngay tại nhà, trong không gian sinh hoạt hàng ngày của gia đình, cũng tác động lớn đến tâm lý của cả người dạy và người học. Chưa kể việc phong tỏa theo phương châm “ai ở đâu, ở yên đấy” trong thời gian dài đã gây nhiều xáo trộn trong cuộc sống, kéo theo ức chế về mặt tâm lý, dễ bùng phát thành cơn bực dọc, giận dữ.
Thế nhưng, giáo viên gần như chỉ được tập huấn cách sử dụng các phần mềm dạy học, kiểm tra, đánh giá. Hầu như các cơ sở giáo dục đều không chuẩn bị tâm lý cho người dạy để có thể thích ứng với tình hình mới.
Trong khi đó, dạy học online đòi hỏi kỹ năng truyền đạt và tương tác khác hẳn dạy học trực tiếp, sự ức chế cũng theo đó mà tăng gấp 3 – 4 lần khi nhìn vào những màn hình mà học sinh, sinh viên đã tắt cam, tắt mic.
Chính vì vậy, ở một số địa phương thực hiện giãn cách xã hội ở mức độ thấp, các trường học đã yêu cầu giáo viên đến trường để dạy học online. Việc dạy học online theo hình thức tập trung, với khung cảnh dạy học như cũ, trong không gian của lớp học, có phấn trắng, bảng đen, tâm lý của người dạy học sẽ khác so với ngồi dạy trong một không gian nào đó ở nhà riêng.
Thời gian qua, có một số phản ảnh về những phát ngôn gây bức xúc dư luận của cả người dạy và người học trên lớp học online. Với nghề dạy học, dù ở môi trường trực tiếp hay với lớp học không tường vách, các thầy cô cũng phải tạm gác lại mọi lo toan, bực dọc cá nhân để không ảnh hưởng đến không khí của lớp học.
Với lớp học online, thành viên tham dự không chỉ dừng lại ở sĩ số của một “room” mà còn là đông đảo “khán giả vô hình” khác nữa khi các ứng dụng dạy học trực tuyến đều có chức năng lưu trữ cả hình ảnh và âm thanh của tiết dạy.
Chính vì vậy, các đơn vị giáo dục, phải tính đến công tác tham vấn học đường cho cả người dạy và người học để thích ứng với mô hình trường học, lớp học không tường vách. Đặc biệt, với người dạy, phải được trang bị các kỹ năng xử lý tình huống, làm chủ cảm xúc, xây dựng cảm xúc tích cực để có thể giữ cách ứng xử đúng mực, tạo được sự hứng khởi cho người học.
Vì sao Hà Nội không chọn hình thức kiểm tra học kỳ trực tuyến?
Hà Nội quyết định chỉ chọn hình thức kiểm tra học kỳ trực tiếp khi học sinh trở lại trường, và cho học sinh nghỉ hè từ 15.5. Nhiều phụ huynh thắc mắc tại sao hình thức kiểm tra trực tuyến lại không được áp dụng?
Hà Nội lý giải vì sao chưa thể kiểm tra học kỳ trực tuyến đồng loạt - ẢNH M.C
Tại văn bản trình UBND TP. Hà Nội về việc kiểm tra định kỳ các cấp học, Sở GD-ĐT Hà Nội dù có nhắc tới phương án kiểm tra trực tuyến nhưng nêu rõ: "Sở GD-ĐT đề xuất chưa tổ chức việc kiểm tra, đánh giá định kỳ bằng hình thức trực tuyến cho học sinh phổ thông, GDTX năm học 2020-2021".
Ông Phạm Văn Đại, Phó giám đốc phụ trách Sở GD-ĐT Hà Nội, nêu lý do: Thông tư 09 của Bộ GD-ĐT quy định về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên chỉ được tiến hành từ ngày 16.5.2021 khi Thông tư này có hiệu lực.
Theo Sở GD-ĐT Hà Nội, việc kiểm tra định kỳ chỉ được tiến hành khi đảm bảo các yêu cầu tối thiểu: đảm bảo về đường truyền internet và thiết bị kết nối, máy tính, thiết bị đầu cuối và có cấu hình phù hợp để cài đặt hệ thống phần mềm dạy học trực tuyến; bảo đảm cho giáo viên và học sinh truy cập, khai thác sử dụng, quản lý các chức năng của hệ thống phần mềm dạy học trực tuyến để thực hiện hoạt động dạy học và kiểm tra, đánh giá trực tuyến theo quy định của Thông tư 09.
Việc kiểm tra trực tuyến phải có giải pháp bảo đảm an toàn thông tin, các quy trình về dữ liệu và bảo mật thông tin cá nhân theo quy định khi tổ chức dạy học trực tuyến.
Cơ sở giáo dục phổ thông phải có nơi lắp đặt các thiết bị đáp ứng yêu cầu về tính khoa học, sư phạm để sử dụng phục vụ hoạt động dạy học trực tuyến của giáo viên.
Ông Phạm Văn Đại cho rằng: "Căn cứ vào tình hình thực tiễn, việc bảo đảm các điều kiện hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ tới 100% giáo viên, học sinh ở từng cơ sở giáo dục; điều kiện thiết bị của nhiều học sinh còn khó khăn, chưa bảo đảm việc kiểm tra, đánh giá chính xác, công bằng, khách quan, trung thực đối với từng học sinh"
Trước đó, như Thanh Niên đã thông tin, UBND TP. Hà Nội đồng ý với đề xuất của Sở GD-ĐT, cho phép điều chỉnh kế hoạch thời gian năm học 2020-2021, các cấp học mầm non, tiểu học, THCS, THPT, GDTX nghỉ hè sớm, bắt đầu từ ngày 15.5.2021.
Nhiệm vụ năm học 2020-2021 còn lại trong thời gian nghỉ hè sớm sẽ thực hiện vào thời gian nghỉ hè khi tình hình dịch bệnh ổn định, học sinh có thể đến trường học tập.
Về việc kiểm tra định kỳ các cấp học, để bảo đảm việc kiểm tra, đánh giá, chính xác, công bằng, khách quan, trung thực từng học sinh, Sở GD-ĐT đề xuất phương án đối với cơ sở giáo dục có các khối lớp chưa hoàn thành kiểm tra định kỳ (bài kiểm tra học kỳ 2 năm học 2020-2021) sẽ tiến hành trực tiếp tại các cơ sở giáo dục khi dịch bệnh được kiểm soát hoàn toàn, học sinh được đến trường trở lại.
Thời gian tiến hành ôn tập, kiểm tra, đánh giá bù vào thời gian học sinh nghỉ hè sớm so với kế hoạch năm học đã quy định (số ngày nghỉ hè sớm 14 ngày, từ ngày 15.5.2021 đến 28.5.2021).
Về kỳ thi vào lớp 10 THPT, Sở GD-ĐT đề xuất UBND Thành phố cho phép điều chỉnh thời điểm tổ chức thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2021-2022 sau khi Bộ GD-ĐT có thông báo điều chỉnh lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2021.
Rèn kỹ năng ở ngân hàng, bệnh viện... trước khi tốt nghiệp ĐH Sinh viên sớm tiếp cận thực tế công việc, rèn luyện xử lý các tình huống cụ thể cũng như kỹ năng làm việc thông qua các chương trình học thực tế tại bệnh viện, doanh nghiệp. Sinh viên Trường ĐH Nguyễn Tất Thành trong một phòng học mô phỏng tại trường trước khi ra doanh nghiệp - Ảnh: M.G. Hai năm qua,...