Không được đi tham quan vì Covid-19, thầy giáo cho học sinh khám phá Hy Lạp bằng cách chơi game
Thầy giáo đã sử dụng tựa game Assassin’s Creed: Odyssey để lồng ghép vào chương trình học, thay thế cho chuyến đi Hy Lạp.
Tình dịch bệnh Covid-19 đang bùng phát nhanh chóng trên toàn thế giới, nhiều quốc gia đã hạn chế hoạt động thường ngày của người dân. Trường học đóng cửa và chuyển qua học trực tuyến, chính vì vậy, các hoạt động ngoại khóa cũng phải hủy bỏ.
Để các tiết học trực tuyến trở nên thú vị và cuốn hút, một thầy giáo ở Canada đã lồng ghép nội dung môn Lịch sử với game. Sự sáng tạo này thực sự khiến học sinh thích thú.
Cụ thể, vì dịch bệnh Covid-19, không thể đưa học sinh đi tham quan theo lịch học ngoại khóa, Kevin Péloquin – một giáo viên cấp 3 tại thành phố Montréal, Canada đã sử dụng tựa game Assassin’s Creed: Odyssey để lồng ghép vào chương trình học, thay thế cho chuyến đi Hy Lạp.
Ảnh minh họa
Sau khi thông báo hủy bỏ chuyến thăm quan tới Hy Lạp, thầy Péloquin đã nghĩ rằng mình có thể dùng công nghệ số để thay thế để ‘đền’ cho học sinh. Sau một thời gian suy nghĩ, anh bắt đầu chú ý tới game.
Péloquin đã quyết định để học trò của mình chơi Assassin’s Creed: Odyssey, tựa game lấy bối cảnh ở Hy Lạp, trong vài tuần rồi lấy đó làm cơ sở để viết báo cáo. Nhờ đó học sinh vừa được chiêm ngưỡng một số công trình kiến trúc cổ của Hy Lạp vừa đảm bảo tuân thủ lệnh cấm của chính phủ.
Ảnh minh họa
Trước đây, thầy Péloquin cũng từng thảo luận với học sinh về cách mạng Mỹ thông qua Assassin’s Creed 3.
Assassin’s Creed: Odyssey được Ubisoft phát hành vào năm 2019 có thể giúp người chơi khám phá, thăm thú thế giới Hy Lạp cổ đại. Chính đặc điểm này đã giúp ích nhiều cho thầy trò Péloquin.
Hiện Ubisoft đã thông qua Google Stadia để cung cấp 3 tháng chơi Assassin’s Creed: Odyssey miễn phí cho Péloquin và 23 học sinh của anh.
Etienne Allonier – giám đốc thương hiệu Assasin’s Creed chia sẻ : ‘Từ thời Assassin’s Creed 1 & 2, đã có các thầy cô liên hệ với chúng tôi, từ những phản hồi vào lúc đó, chúng tôi đã ý thức được tựa game mà mình làm ra có tiềm năng ứng dụng vào giáo dục… Kể từ khi dịch bệnh bùng nổ, các thầy cô đã liên hệ với chúng tôi để tìm cách ứng dụng game vào mục đích giảng dạy’.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Nắng
'Không thỏa thuận được học phí online, phụ huynh có thể kiện trường'
Một số luật sư cho rằng trong trường hợp phụ huynh và nhà trường không có tiếng nói chung về việc thu học phí online, hai bên có thể đưa vụ việc ra tòa để giải quyết.
Học phí trực tuyến ở khối trường ngoài công lập, nhất là các trường quốc tế, đang là vấn đề nóng, được nhiều phụ huynh quan tâm.
Bộ GD&ĐT khẳng định việc hỗ trợ học online và hướng dẫn học trong thời gian nghỉ dịch Covid-19 là dịch vụ phát sinh ngoài chương trình chính khóa. Phụ huynh và nhà trường tự thỏa thuận với nhau, không tính bù vào chương trình học và không thu thêm học phí.
Thực tế, nhiều phụ huynh sẵn sàng chia sẻ một phần, hỗ trợ nhà trường trong thời điểm dịch bệnh tác động xấu đến xã hội. Tuy nhiên, nếu không đạt được thỏa thuận với nhà trường, phụ huynh phải làm gì?
Việc thu học phí dạy học trực tuyến ở một số trường vấp phải sự phản đối của phụ huynh. Ảnh minh họa: T.M.
"Thu 100% học phí lúc này chưa phù hợp"
Luật sư Ngô Huỳnh Phương Thảo, Phó giám đốc Công ty luật TAT Law Firm (Hà Nội), cho biết việc thu học phí được thực hiện theo quy định tại Nghị định 86/2015/NĐ-CP.
Nghị định này quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm 2015-2016 đến năm học 2020-2021.
Theo quy định, các trường quốc tế, tư thục có quyền tự quyết định mức thu học phí. Việc thu học phí được thực hiện theo thỏa thuận từ trước với phụ huynh, thông báo công khai từ đầu năm, khóa học cho từng năm và cả lộ trình.
Tuy nhiên, bà Thảo cho rằng khi học sinh nghỉ thời gian dài vì dịch bệnh, việc thu học phí sẽ có những thay đổi nhất định, phù hợp tình hình thực tế.
Thông báo hướng dẫn về thu học phí trong thời gian nghỉ vì dịch Covid-19 của Sở GD&ĐT TP.HCM cũng đề cập trong thời gian xảy ra dịch, các trường công lập, ngoài công lập chỉ thu học phí và các khoản khác trong thời gian thực học. Học phí không được quá 9 tháng đối với cơ sở giáo dục phổ thông.
Riêng với cơ sở giáo dục ngoài công lập, nhà trường cần thỏa thuận với phụ huynh các khoản thu phát sinh phù hợp tình hình thực tế, đảm bảo tính công khai và có sự đồng thuận của phụ huynh học sinh.
Phó giám đốc Công ty luật TAT Law Firm cho rằng các trường không được thu học phí đối với tháng học sinh được nghỉ để phòng tránh dịch Covid-19. Thay vào đó, trường thu học phí đối với tháng đi học bù, trừ trường hợp có sự thỏa thuận khác giữa phụ huynh và nhà trường.
Dẫn vụ việc trường quốc tế ở TP.HCM thông báo thu 100% học phí còn lại của năm học, gây bức xúc, luật sư Thảo nhận định cách thu của trường không đúng về cả lý và tình.
"Trong khi học phí của học phần trước đã được phụ huynh đóng đầy đủ nhưng chưa được sử dụng hết do học sinh nghỉ, trường vẫn thu cho học phần tiếp theo là không phù hợp. Việc học trực tuyến, dù đã được công nhận kết quả, chỉ là giải pháp tạm thời. Hơn nữa, dạy học trực tuyến cũng chỉ áp dụng với một số môn chính, không thể thay thế cho việc học ở trường", luật sư Thảo nói.
Luật sư Huỳnh Hiệp, Đoàn Luật sư TP.HCM, cho rằng giáo dục là dịch vụ đặc biệt, không nên đặt lên bàn cân để thêm bớt, đong đếm. Thời gian học sinh nghỉ, phụ huynh nên chia sẻ với trường, nhưng đóng góp ở mức nào thì ông không nêu cụ thể.
Theo ông Hiệp, Bộ GD&ĐT nên có chế tài hoặc hướng dẫn cụ thể cho các trường, bởi đại dịch xảy ra ảnh hưởng toàn xã hội, trong đó có giáo dục là sự việc chưa có tiền lệ nên chắc chắn cả phụ huynh và nhà trường đều lúng túng.
Bước cuối cùng là khởi kiện
Theo thạc sĩ Lưu Đức Quang, giảng viên khoa Luật, ĐH Kinh tế - Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM), vấn đề học phí online hoặc bồi hoàn học phí chênh lệch giữa học online và trực tiếp là phát sinh khi thực hiện hợp đồng dân sự.
Bản chất của hợp đồng là bình đẳng về địa vị và tự do ý chí của các bên. Trong trường hợp dịch bệnh, thiên tai hoặc điều kiện thực hiện hợp đồng thay đổi, phát sinh những vấn đề khác, hai bên sẽ giải quyết trên tinh thần thỏa thuận.
Do đó, nhà trường và phụ huynh phải thỏa thuận một phương án khác. Nếu trường tự ý thực hiện yêu cầu mới là hoàn toàn sai.
Theo ông, trường hợp vì dịch bệnh, các trường phải chuyển từ dạy trực tiếp sang online, dẫn đến phát sinh vấn đề thay đổi mức học phí, có thể áp dụng điều 420, Bộ luật Dân sự năm 2015 để giải quyết.
"Luật quy định rõ trường hợp hoàn cảnh thực hiện hợp đồng thay đổi, bên có lợi ích bị ảnh hưởng có thể yêu cầu bên kia đàm phán lại hợp đồng. Nếu các bên không thỏa thuận được trong thời gian hợp lý, một trong các bên có thể yêu cầu tòa án chấm dứt hợp đồng hoặc sửa đổi hợp đồng để cân bằng quyền, lợi ích giữa các bên", thạc sĩ Quang nêu.
Tương tự, luật sư Nguyễn Văn Hậu, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Thương mại Luật gia Việt Nam, phân tích phụ huynh hoàn toàn có thể kiện nhà trường ra tòa, nếu không thỏa thuận được mức thu học phí trong bối cảnh dịch bệnh ảnh hưởng đến điều kiện dạy học.
Tuy nhiên, ông Hậu khuyên phụ huynh nên khiếu nại vấn đề này đến thanh tra ngành giáo dục, trước khi tiến hành khởi kiện.
Trường hợp hai bên phải đưa ra tòa để giải quyết, tòa sẽ yêu cầu nhà trường giải trình tổng chi phí trả cho giáo viên, phần mềm, tài liệu, cơ sở vật chất, đường truyền... chia trên số học sinh để có mức phí đúng.
"Nhưng tòa án cũng rất khó phân xử vì đây là thỏa thuận của hai bên. Nếu không đồng tình với nhau, phụ huynh không sử dụng dịch vụ của trường hoặc trường từ chối cung cấp dịch vụ cho phụ huynh. Tốt nhất hai bên nên đi đến thống nhất một phương án, vì đây là vấn đề giáo dục con em mình, làm không khéo sẽ ảnh hưởng các em", luật sư Hiệp nói.
Điều 420, Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản như sau:
1. Hoàn cảnh thay đổi cơ bản khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Sự thay đổi hoàn cảnh do nguyên nhân khách quan xảy ra sau khi giao kết hợp đồng;
b) Tại thời điểm giao kết hợp đồng, các bên không thể lường trước được về sự thay đổi hoàn cảnh;
c) Hoàn cảnh thay đổi lớn đến mức nếu như các bên biết trước thì hợp đồng đã không được giao kết hoặc được giao kết nhưng với nội dung hoàn toàn khác;
d) Việc tiếp tục thực hiện hợp đồng mà không có sự thay đổi nội dung hợp đồng sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho một bên;
đ) Bên có lợi ích bị ảnh hưởng đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép, phù hợp tính chất của hợp đồng mà không thể ngăn chặn, giảm thiểu mức độ ảnh hưởng đến lợi ích.
2. Trong trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ bản, bên có lợi ích bị ảnh hưởng có quyền yêu cầu bên kia đàm phán lại hợp đồng trong một thời hạn hợp lý.
3. Trường hợp các bên không thể thỏa thuận được về việc sửa đổi hợp đồng trong một thời hạn hợp lý, một trong các bên có thể yêu cầu tòa án:
a) Chấm dứt hợp đồng tại một thời điểm xác định;
b) Sửa đổi hợp đồng để cân bằng quyền và lợi ích hợp pháp của các bên do hoàn cảnh thay đổi cơ bản. Tòa án chỉ được quyết định việc sửa đổi hợp đồng trong trường hợp việc chấm dứt hợp đồng sẽ gây thiệt hại lớn hơn so với các chi phí để thực hiện hợp đồng nếu được sửa đổi.
4. Trong quá trình đàm phán sửa đổi, chấm dứt hợp đồng, tòa án giải quyết vụ việc, các bên vẫn phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình theo hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Minh Nhật
Học trực tuyến tại ĐBSCL: Khó trăm bề, công nghệ yếu Việc học trực tuyến tại các tỉnh ĐBSCL đang gặp nhiều khó khăn. Địa phương, nhà trường bị động, phụ huynh, học sinh thì thiếu thiết bị để có thể học. Trong thời điểm dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, để đảm bảo chương trình học cũng như kiến thức cho học sinh, Bộ Giáo dục - Đào tạo đã có hướng dẫn...