Không để học trò thiếu sách
Ngành GD-ĐT các tỉnh miền núi Tây Bắc có đồng quan điểm sẽ không để cho học sinh nào phải “học chay” trong năm học sắp tới.
Lai Châu xác định sẽ không để bất cứ trường hợp học sinh nào phải “học chay”.
Các địa phương đang tìm giải pháp cung ứng đủ, đồng thời tạo động lực để bà con gạt bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước.
Khó cũng phải lo
Xã Pá Mỳ, huyện Mường Nhé (tỉnh Điện Biên) tuy không giáp biên giới, song lại là xã khó khăn nhất của huyện. Pá Mỳ có 513 hộ dân tộc Mông, với trên 2.800 nhân khẩu, sinh sống tại 10 bản. Tỷ lệ hộ nghèo của xã chiếm khoảng 84%.
Do đời sống kinh tế còn nhiều thiếu thốn, trình độ dân trí hạn chế nên những năm qua, người dân xã Pá Mỳ luôn được Đảng, Nhà nước đầu tư hỗ trợ từ nhiều chương trình dự án phát triển kinh tế. Bởi vậy, một bộ phận nhân dân đã hình thành tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự quan tâm của Nhà nước.
Nhận định đây có thể là trở ngại trong quá trình thực hiện Chương trình GDPT mới, thầy Nguyễn Quang Tuyến – Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú THCS (PTDTBT THCS) Pá Mỳ sớm bàn bạc với tập thể nhà trường để tuyên truyền vận động nhân dân thay đổi ý thức.
“Trước khi triển khai Chương trình GDPT mới 2018, chúng tôi đã tập trung tuyên truyền để nhân dân ý thức được việc mua sắm sách vở cho con em mình, trước hết đó là trách nhiệm của phụ huynh. Có như vậy, phụ huynh mới đồng thuận, phối hợp bằng cách chủ động dành dụm, tiết kiệm tiền để mua sách cho con”, thầy Nguyễn Quang Tuyến chia sẻ.
“Với học sinh thuộc diện hộ nghèo, chúng tôi thống nhất với phụ huynh quy đổi tiền hỗ trợ chi phí học tập mà Nhà nước chi trả hàng tháng để mua sách chứ không mang tiền về như trước. Song năm học 2021 – 2022 hiệu lực của chính sách đó đã hết, chúng tôi đang tính sẽ kêu gọi các tổ chức xã hội quyên tặng, ủng hộ để các cháu có SGK học. Hộ cận nghèo, bố mẹ sẽ phải chủ động mua”, thầy Tuyến nói thêm.
Sơn La cũng là tỉnh có nhiều huyện vùng sâu, vùng xa, biên giới song ở đây công tác xã hội hóa được thực hiện có hiệu quả cao. Bên cạnh đó, việc tuyên truyền, vận động nâng cao ý thức cho người dân cũng được các đơn vị trường học thực hiện tốt nên việc chuẩn bị cho Chương trình GDPT mới gặp nhiều thuận lợi,
“Mặc dù là địa bàn nông thôn, miền núi song những năm qua chúng tôi kêu gọi sự chung tay của cộng đồng rất lớn. Đầu mỗi năm học, các trường đều được kết nối với tổ chức thiện nguyện hỗ trợ SGK, dụng cụ học tập nên cơ bản là không có trường hợp học sinh nào thiếu SGK và dụng cụ học tập”, ông Thiệu Nam Bình – Trưởng phòng GD&ĐT huyện Thuận Châu (Sơn La) cho biết.
Video đang HOT
NGƯT Đinh Trung Tuấn – Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Lai Châu.
Để học trò không phải học chay
Theo kế hoạch, ngay sau khi có kết quả lựa chọn SGK, Sở GD&ĐT Lai Châu sẽ tham mưu UBND tỉnh ban hành kết quả lựa chọn SGK lớp 2, lớp 6 trước 15/5. Tháng 7 – 8/2021, sở GD&ĐT tổ chức tập huấn thực hiện SGK lớp 2, lớp 6. Trong đó, có tổ chức các lớp dạy thực nghiệm về thực hiện giảng dạy SGK mới.
“Từ những nội dung đã triển khai và dự kiến thực hiện, chúng tôi thấy thời gian nghiên cứu SGK lớp 2, lớp 6 trên địa bàn tỉnh Lai Châu phù hợp. Cán bộ quản lý, giáo viên đủ tự tin triển khai và thực hiện tốt SGK lớp 2, lớp 6 trước khi vào năm học mới”, NGƯT Đinh Trung Tuấn, Giám đốc Sở GD&ĐT Lai Châu chia sẻ.
Qua thống kê, năm học 2021 – 2022, tỉnh Lai Châu có khoảng 10 nghìn học sinh lớp 2 và 6 thuộc 58 xã đặc biệt khó khăn theo học. Những học sinh này đều thuộc diện gia đình khó khăn, được hỗ trợ SGK, vở viết theo Nghị quyết số 34/2016 của HĐND tỉnh Lai Châu. Tuy nhiên, Nghị quyết này đã hết hiệu lực thi hành. Bởi vậy, để chủ động trang bị SGK cho học sinh vào năm học tới, sở GD&ĐT đã ban hành văn bản đề nghị UBND các huyện, thành phố quan tâm chỉ đạo chuẩn bị SGK, vở viết cho học sinh từ nhiều nguồn khác nhau. Trước hết đó là nguồn kinh phí sẵn có của UBND các huyện, thành phố.
Với những học sinh được hỗ trợ chi phí học tập theo quy định tại Nghị định số 86/2015/NĐ-CP của Chính phủ, ngành GD-ĐT yêu cầu các đơn vị trường học phối hợp với phụ huynh dùng nguồn này để mua sách, vở cho học sinh.
“Chúng tôi cũng chỉ đạo các trường tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn, phân tích để phụ huynh hiểu và đồng thuận với quan điểm trích tiền hỗ trợ chi phí học tập mua sách cho con. Thực tế để làm được việc này không dễ, bởi lâu nay nhiều hộ trông chờ và coi nguồn hỗ trợ học tập cho con em mình như một nguồn thu nhập của gia đình, nên họ không đồng ý. Nhiều gia đình phó mặc con em cho nhà trường, thầy cô. Vì vậy giáo viên phải thuyết phục bằng nhiều cách”, ông Khổng Văn Thiện – Trưởng phòng GD&ĐT huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu cho biết.
Theo thầy Phạm Xuân Trường – Hiệu trưởng Trường PTDTBT THCS Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ (Lai Châu), trường ở xã vùng 3, học sinh chủ yếu được hỗ trợ chi phí học tập theo quy định của Nhà nước, vậy nên hàng năm các cháu đều được trích kinh phí để mua sách. Nếu như trước kia, các cháu được hỗ trợ bằng tiền mặt, đến khi phải dùng tiền đó để mua sách, chúng tôi lập ra 2 danh sách: 1 bản là tiền hỗ trợ để phụ huynh ký nhận, bản thứ 2 là phụ huynh ký nộp vào mua sách. Gần đây, khi nhiều hộ dân được hưởng thụ từ chính sách hỗ trợ chi phí cho dịch vụ môi trường rừng khiến đời sống nhân dân ngày một cải thiện. Ngành GD-ĐT Lai Châu cũng coi đó là nguồn kinh phí để kêu gọi phụ huynh đầu tư mua sách cho con, chia sẻ gánh nặng với ngân sách.
Một số xã có tiền dịch vụ môi trường rừng, các trường phối hợp với chính quyền xã bàn bạc, thống nhất với phụ huynh học sinh trích một khoản tiền đủ mua sách, vở cho học sinh. Những trường hợp còn lại, các đơn vị đã và đang vận động nhà hảo tâm ủng hộ sách, vở cho học sinh và nguồn hợp pháp khác. Quan điểm của chúng tôi, phải cố gắng không để cháu nào phải học chay trong năm học tới. - NGƯT Đinh Trung Tuấn
Hà Tĩnh: Siết chặt phòng dịch từ cổng trường sau kỳ nghỉ lễ
Sáng nay (4/5) học sinh của gần 700 trường học trên địa bàn Hà Tĩnh đã quay trở lại sau kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Trước đó công tác vệ sinh, khử độc đã được tiến hành, đảm bảo sức khỏe cho giáo viên và học sinh.
Học sinh đeo khẩu trang vào lớp học.
Siết chặt công tác phòng dịch
Để chuẩn bị đón học sinh trở lại từ ngày 2/5, nhiều trường học trên địa bàn Hà tĩnh đã kích hoạt toàn bộ hoạt động phòng, chống dịch COVID-19 trước diễn biến mới.
Tại trường Hội nhập quốc tế iSchool Hà Tĩnh, trong ngày 2/5, nhà trường đã phối hợp với trạm y tế địa phương phun tiêu độc khử trùng các lớp học, đồ dùng học sinh, dụng học tập. Ngoài ra, giáo viên các lớp còn gửi bảng thống kê tới từng phụ huynh học sinh yêu cầu kê khai thông tin chi tiết đối với các học sinh đi từ ngoại tỉnh về Hà Tĩnh sau dịp nghỉ lễ. Việc kê khai đã được các phụ huynh thực hiện trực tuyến, liên tục cho đến sáng 3/5.
Đối với những lớp học có giáo viên nước ngoài, tạm thời sẽ được thay thế bằng giáo viên trong trường nhằm tránh việc giáo viên di chuyển từ nhiều tỉnh thành khác.
Giáo viên tại trường THPT Phan Đình Phùng trực tại cổng trường để kiểm tra, nhắc nhở công tác phòng dịch cho học sinh sau nghỉ lễ
Trong sáng nay, trường THPT Phan Đình Phùng đã cắt cử giáo viên có mặt sớm tại cổng trường để khuyến cáo các em đeo khẩu trang. Ngay phía cổng trường, đã bố trí bàn dung dịch rửa tay, yêu cầu học sinh, giáo viên sát khuẩn trước khi vào lớp.
"Học sinh và giáo viên khi đến trường phải đeo khẩu trang đầy đủ. Ngoài ra, trước cổng trường và tại mỗi lớp học đều được trang bị nước sát khuẩn, cặp nhiệt độ trước khi vào lớp. Đặc biệt, việc theo dõi thân nhiệt, sức khỏe của học sinh hàng ngày được giao về các lớp", ông Trần Nam Thắng (Hiệu trưởng trường THPT Phan Đình Phùng), cho biết.
Các lớp học được bố trí nước sát khuẩn và máy đo thân nhiệt
Tại trường THPT Nguyễn Đình Liễn (huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh), các lớp học đã được trang bị nước rửa tay khô và nhiệt kế theo dõi thân nhiệt của học sinh. Phòng Y tế của trường cũng đã rà soát, kiểm tra lại toàn bộ cơ số thuốc phục vụ cho công tác phòng chống dịch. Toàn bộ khuôn viên nhà trường và lớp học đã được các nhân viên lao công làm sạch trước khi học sinh trở lại trường.
Giáo viên trường Hội nhập quốc tế iSchool Hà Tĩnh vệ sinh đồ chơi cho học sinh
Còn tại Trường Mầm non 1 (Tp Hà Tĩnh), công tác phòng, chống dịch COVID-19 cũng được Ban Giám hiệu nhà trường thực hiện nghiêm túc. Bà Lê Thị Vân Anh, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, không chỉ trong đợt dịch này mà nhà trường luôn luôn chú trọng đến công tác phòng chống dịch.
"Việc khai báo y tế đã được nhà trường triển khai đối với toàn bộ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh đi từ ngoại tỉnh về Hà Tĩnh sau kỳ nghỉ lễ. Ban Giám hiệu cũng thường xuyên yêu cầu các giáo viên chủ nhiệm nhắc nhở các cháu của lớp mình thực hiện thông điệp "5K" của Bộ Y tế", bà Vân Anh thông tin.
Sẵn sàng phương dạy trực tuyến khi có yêu cầu
Ngoài các biện pháp phòng chống dịch, phương án dạy trực tuyến cũng đã được nhà trường chuẩn bị sẵn sàng khi có chỉ đạo của UBND tỉnh.
Với kinh nghiệm đã có từ các đợt dịch COVID-19 trước đó, Ban Giám hiệu nhiều trường học tại Hà Tĩnh cho biết đã chủ động, chuẩn bị sẵn sàng cả về thiết bị và nhân lực để dạy học trực tuyến khi dịch có diễn biến phức tạp. Ngay từ ngày đầu tiên sau nghỉ lễ, các trường đã khẩn trương ổn định nền nếp, đảm bảo chất lượng dạy và học, đặc biệt là đối với các khối 9 và 12.
Phun độc khử trùng trường lớp trước khi đón học sinh trở lại sau kỳ nghỉ lễ
Theo ông Nguyễn Nam Thắng, Hiệu trưởng Trường THPT Phan Đình Phùng chia sẻ, nhà trường đã xây dựng phương án, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để có thể sẵn sàng chuyển sang dạy học trực tuyến khi cần thiết. Việc thực hiện kế hoạch thời gian năm học 2020-2021 của trường cũng cơ bản bảo đảm.
"Ngay khi có những thông tin ban đầu báo hiệu tình hình dịch COVID-19 có thể diễn biến phức tạp, nhà trường đã điều chỉnh lịch kiểm tra học kỳ, đồng thời với việc khẩn trương tổ chức dạy, học bảo đảm tiến độ, chất lượng. Công tác ôn tập cho học sinh lớp 12 vẫn đang tiến hành", ông Thắng cho biết thêm.
Hiện nay, tình hình dịch Covid-19 tại Hà Tĩnh vẫn được kiểm soát, học sinh các cấp học vẫn duy trì việc học tập tại trường theo đúng kế hoạch thời gian năm học 2020-2021.
Các trường học đã sẵn sàng phương án học và ôn tập trực tuyến cho học sinh khi có yêu cầu
Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Sở GD&ĐT Hà Tĩnh tiếp tục bám sát tình hình, đồng thời yêu cầu các phòng giáo dục và đào tạo tại các huyện thành, thị xã, nhà trường tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 thực hiện nghiêm theo quy định 5K. Tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác với các nguy cơ lây lan của dịch, nhất là vào thời điểm học sinh quay trở lại trường sau dịp nghỉ lễ này.
"Các trường học phải nhanh chóng ổn định nền nếp dạy, học ngay từ giờ học đầu tiên sau kỳ nghỉ lễ. Sở cũng giao các trường chủ động xây dựng phương án tổ chức ôn tập và dạy học trực tuyến cho học sinh, đặc biệt là lớp 9 và lớp 12", ông Nguyễn Hồng Cường, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Tĩnh cho biết.
Phương pháp GD Ý: Giáo dục sáng tạo - chìa khóa của tương lai Từ ngày 16-18/4, tại Đà Nẵng diễn ra chuỗi sự kiện về Giáo dục sáng tạo với chủ đề Giáo dục nghệ thuật và Hướng tiếp cận Reggio Emilia - Bật nguồn sáng tạo. Chuỗi sự kiện Giáo dục sáng tạo giới thiệu các phương pháp và cách thức khơi gợi và hình thành cho trẻ tư duy sáng tạo Trình bày về...