Không dám học khối C vì… sợ không được đánh giá cao
‘Em giỏi các môn khối C nhưng lo lắng sợ không dám chọn khối này vì sợ không được đánh giá cao, sợ thất nghiệp, ít cơ hội ngành nghề. Em nên làm thế nào?’, một học sinh đối thoại với thủ khoa.
Gần 2.000 học sinh cùng tham gia chương trình tại Trường THPT Tân Túc – BẢO VY
Sáng nay, 19.10 tại Trường THPT Tân Túc, thị trấn Tân Túc, H.Bình Chánh, TP.HCM, hơn 1.900 học sinh của trường cùng đối thoại với các thủ khoa khối C và D năm 2019. Những băn khoăn, âu lo về cách học tập cũng như chọn ngành, nghề được các em chia sẻ, tâm sự với những anh chị đi trước.
Học sinh cũng cần tìm hiểu thị trường lao động
Thủ khoa khối D, 26 điểm trong đó môn tiếng Anh đạt 10 điểm tuyệt đối, Trương Mỹ Trân (đang là sinh viên Trường ĐH Kinh tế TP.HCM) trao đổi với các học sinh về nguyên lý Pareto 80/20 (nguyên lý cho rằng 80% kết quả là do 20% nguyên nhân gây ra).
Từ đó, Trân khuyến khích các bạn trẻ nên ôn tập có mục tiêu cụ thể. Học trò nên tập trung xác định những vấn đề trọng tâm của mỗi môn học, bài học thông qua việc nghe giảng và trao đổi với thầy cô và bạn bè. Đồng thời, các bạn trẻ cũng nên tìm hiểu về cấu trúc đề thi trong những năm gần đây.
2 thủ khoa cùng đối thoại với các học sinh – ẢNH TRƯỜNG DUY
Thủ khoa khối D năm 2019 cũng cho rằng, học sinh nên xác định nhu cầu ngành nghề, việc làm mà xã hội đang cần qua tìm hiểu thị trường lao động. Thường xuyên cập nhật tin tức, tìm hiểu các trang tuyển dụng… cũng là một cách làm hay.
Trịnh Thế Tân, thủ khoa khối C với 27,25 điểm, đang là sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM (ĐHQG TP.HCM) khuyên các em học sinh nên xác định ngành nghề phù hợp theo sở thích, năng lực, nhu cầu xã hội. Các em cần chú ý khám phá sở thích của bản thân, đánh giá năng lực và xác định nhu cầu xã hội qua nhiều kênh khác nhau để có một cái nhìn tổng thể nhất khi hướng nghiệp.
Video đang HOT
Thủ khoa Thế Tân bày tỏ quan điểm cá nhân: “Tôi thấy ba mẹ sẽ thường định hướng cho con em mình đi theo nhu cầu xã hội để dễ có việc làm ổn định trong tương lai. Nhà trường và các kỳ thi sẽ thiên về đánh giá năng lực, sẽ giúp các em sẽ biết mình đang ở đâu và cần phải học gì, làm gì tiếp theo trong quá trình học tập. Tôi mong các em nên tìm hiểu về sở thích vì chỉ các em mới biết rõ điều này. Cần phân biệt giữa cái mình “thích” và cái mình “muốn” vì chúng ta có thể muốn nhiều thứ nhưng sẽ thật sự thích điều gì đó khi chúng ta có cơ hội trải nghiệm hoặc tìm hiểu đủ về nó”.
Học khối nào không quan trọng bằng học ra sao
Trả lời những câu hỏi thắc mắc của các học sinh, làm sao để học các môn văn, lịch sử, địa lý có điểm cao, mất căn bản nên học từ đâu, thủ khoa khối C Trịnh Thế Tân đã cho các em nhiều lời khuyên ý nghĩa.
Trước âu lo của một học sinh, các em không biết nên học khối C hay không, vì sợ không được đánh giá cao, gia đình can ngăn, không ủng hộ học và thi khối C vì sợ sẽ thất nghiệp, ít cơ hội nghề nghiệp trong tương lai. Thủ khoa khối C Trịnh Thế Tân khẳng định: “Chỉ cần các em thật sự có đam mê, sống hết mình với đam mê, thật sự giỏi ở lĩnh vực mà mình chọn thì cái nghề sẽ tự tìm đến với mình”.
Thầy cô, học sinh cùng hướng về miền Trung – ẢNH TRƯỜNG DUY
Chia sẻ với phóng viên, cô Nghiêm Thị Kim Oanh, phụ trách phòng tâm lý học đường Trường THPT Tân Túc cho biết trong thời gian qua, rất nhiều học sinh tới phòng tâm lý mong được hỗ trợ về những lời khuyên kỹ năng sống, lời khuyên phòng ngừa bạo lực học đường và đặc biệt, các em băn khoăn về định hướng nghề nghiệp. “Các em thường xuyên xuống hỏi về việc học ngành gì, chọn nghề gì. Tôi đưa cho các em làm trắc nghiệm tính cách, sở thích để hướng nghiệp phù hợp cho từng em”, cô Kim Oanh nói.
Chị Phạm Anh Thư, chuyên viên đào tạo công ty gia sư eTeacher, chia sẻ: “Nếu các em học sinh đã tìm hiểu, có sự chuẩn bị và tin vào năng lực bản thân thì mong các em hãy an tâm và luôn vững tin với sự lựa chọn của mình. Bất kỳ khối ngành, lĩnh vực nghề nghiệp nào thì đều có những cơ hội và thách thức nhất định. Đặc biệt, các em nên học thêm một ngoại ngữ, nếu chưa biết mình thích gì thì hãy chọn tiếng Anh. Trong xu thế hội nhập hiện nay, dù em học khối A, B hay C hay khổi nào đi nữa, chỉ cần em có năng lực và hội nhập tốt thì cơ hội việc làm sẽ luôn rộng mở”.
Học trò, thầy cô cùng hướng về miền Trung
Chương trình đối thoại cùng thủ khoa không chỉ cho học trò những lời khuyên về ôn tập, chọn lựa ngành. Đầu chương trình là phần chia sẻ đầy xúc động của các thầy cô, mong các học trò, công nhân viên nhà trường cùng chung sức ủng hộ hướng về miền Trung, vùng đang chịu ảnh hưởng rất nhiều vì lũ lụt. Mỗi đóng góp, dù nhỏ bé của mỗi người lúc này đều rất có ý nghĩa với những người dân vùng lũ.
Đào tạo liên kết New Zealand - cơ hội hấp dẫn cho du học sinh Việt
Dịch Covid-19 làm gián đoạn kế hoạch du học của nhiều du học sinh. Vì thế, các chương trình liên kết trở thành lựa chọn thực tiễn bởi ngoài việc giúp việc học của sinh viên được đảm bảo, đây còn là giải pháp tiết kiệm chi phí đáng kể.
Toàn cầu hóa và sự phát triển của khoa học công nghệ đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của xu hướng hợp tác và liên kết quốc tế trong giáo dục. New Zealand là một trong những quốc gia tích cực triển khai các chương trình liên kết với Việt Nam, đặc biệt kể từ khi hai quốc gia bắt đầu kí kết các thỏa thuận hợp tác về giáo dục. Tính đến năm 2018, đã có hơn 738 sinh viên Việt Nam đang theo học tại 14 chương trình liên kết giữa ĐH New Zealand và Việt Nam.
Chương trình học chất lượng và cơ hội làm việc sau tốt nghiệp
Trước hết, các chương trình liên kết với New Zealand giúp các bạn sinh viên có cơ hội tiếp cận và thụ hưởng nền giáo dục có chất lượng cao với chi phí hợp lý. Trong ba năm liên tiếp 2017-2019, New Zealand được tổ chức The Economist Intelligence Unit đánh giá là quốc gia nói tiếng Anh có hệ thống giáo dục tốt nhất thế giới về Chỉ số giáo dục chuẩn bị cho tương lai (Educating for the future index).
Về phía các trường Đại học Việt Nam tham gia các chương trình liên kết giáo dục với New Zealand, đây đều là các trường top đầu hoặc thuộc khối ĐH Quốc Gia như ĐH Kinh tế TP.HCM, ĐH Bách Khoa, ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM, Học Viện Ngoại Giao, ĐH Kinh tế Quốc Dân Hà Nội...
Nhiều cơ hội rộng mở cho sinh viên về sự nghiệp khi chọn học chương trình liên kết với New Zealand.
Tùy theo chương trình học, bạn có thể được cấp bằng từ phía ĐH New Zealand hoặc từ cả 2 phía với chương trình song bằng. Vì vậy, sinh viên có thể yên tâm rằng các chương trình học của mình được đảm bảo chất lượng.
Hơn thế nữa, New Zealand còn có chính sách hỗ trợ dành cho du học sinh, bao gồm các du học sinh theo học các chương trình liên kết có thời gian học tập tại New Zealand. Đơn cử như chính sách visa cho phép làm việc sau khi tốt nghiệp (post-study work visa).
Khi tốt nghiệp bậc Cử nhân trở lên (Level 7), sinh viên sẽ được cấp thị thực làm việc từ 1-3 năm để làm việc ở New Zealand. Vì vậy, du học sinh có điều kiện trau dồi kinh nghiệm chuyên môn tại New Zealand sau khi hoàn thành khóa học.
Đa dạng chương trình liên kết
Các chương trình liên kết giáo dục giữa Việt Nam và New Zealand hiện nay khá đa dạng về ngành nghề, lĩnh vực để sinh viên lựa chọn. Về khối ngành Kinh doanh thương mại, có thể kể đến các chương trình Cử nhân Kinh doanh của ĐH Waikato và Viện ISB (trực thuộc ĐH Kinh tế TP.HCM); Cử nhân Tài chính của ĐH Massey và ĐH Kinh tế TP.HCM; Cử nhân Thương mại của ĐH Victoria Wellington và ĐH Kinh tế TP.HCM; Cử nhân Quản trị kinh doanh của ĐH Quốc tế (thuộc ĐHQG TP.HCM) và ĐH Công nghệ Auckland (AUT),... Đây đều là những trường có thứ hạng cao về lĩnh vực kinh doanh, điển hình như ĐH Waikato đạt chứng nhận Triple Crown (AACSB, AQUIS và AMBA) và thuộc top 1% các trường quản trị kinh doanh hàng đầu thế giới, hay ĐH Massey thuộc top 5% trường kinh doanh hàng đầu thế giới.
Với khối ngành Công nghệ - Kỹ thuật, sinh viên có thể chọn theo học các chương trình Cử nhân Khoa học Máy tính của ĐH Công nghệ Auckland (AUT) và ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐHQG TP.HCM) hoặc chương trình Cử nhân Công nghệ thực phẩm của ĐH Bách Khoa và ĐH Otago.
Khối ngành Công nghệ - Kỹ thuật được chú trọng phát triển ở New Zealand
Các bạn trẻ muốn theo đuổi khối ngành Ngôn ngữ Anh có thể tham khảo chương trình Thạc sĩ TESOL của ĐH Sư phạm TP.HCM và ĐH Victoria Wellington. Mới đây, ĐH Otago đã ký kết chương trình liên kết giáo dục với ĐH Dược (ĐH Quốc Gia TP.HCM) đào tạo chương trình Cử nhân ngành Dược. Đây là một tin tốt cho sinh viên Việt Nam bởi ĐH Otago có thứ hạng cao trên thế giới về đạo tạo các ngành Y, Dược, và Nha khoa.
Sinh viên ngành Y Dược có thể cân nhắc chọn học chương trình liên kết cùng ĐH Otago.
Bên cạnh đó, nhiều trường ĐH cũng đang tích cực gặp gỡ, xúc tiến để tạo nền tảng phát triển các chương trình liên kết trong tương lai, đơn cử như các biên bản ghi nhớ giữa ĐH Waikato và ĐH Tôn Đức Thắng; ĐH Công nghệ Auckland và ĐH Công nghệ TP.HCM . Các trường ĐH New Zealand khác như ĐH Canterbury và ĐH Auckland cũng tích cực thúc đẩy quá trình hợp tác giáo dục trong thời gian tới.
Trò chuyện trực tiếp với đại diện các trường ĐH New Zealand tại chương trình Triển lãm Trực tuyến Trải nghiệm Giáo dục New Zealand để biết rõ hơn về các lựa chọn ngành nghề cũng như điều kiện đầu vào, chi phí, thủ tục chuyển tiếp sang New Zealand sau khi hoàn thành các học phần ở Việt Nam, và điều kiện xin post-study work visa dành cho du học sinh các chương trình liên kết.
Triển lãm là cơ hội để tìm hiểu về học bổng; tham dự lớp học kiểu mẫu, trải nghiệm phương pháp giảng dạy của các trường New Zealand.
Đăng ký tại: http://bit.ly/ NZEduShowcase
Người tham dự sẽ được gửi link tham dự triển lãm riêng cho mỗi cá nhân qua email.
Thời gian triển lãm: 9:00 - 11:30, Chủ Nhật, ngày 18/10/2020.
Ứng dụng công nghệ mùa nhập học: Lợi đôi đường Thời điểm này, các trường đại học đang căng mình đón tân sinh viên làm thủ tục nhập học. Để giảm tải và tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên, nhiều trường đã không ngừng ứng dụng thành tựu của công nghệ vào các khâu trong quá trình nhập học. Chuyên viên của Trường ĐH Tài chính - Marketing hỗ trợ tân...