Không đại ngôn và mỹ từ, điều gì đang xảy ra với EU?
Ở hội nghị cấp cao vừa rồi tại thủ đô Roma của Italy, EU không chỉ kỉ niệm 60 năm thành lập mà còn thống nhất định hướng phát triển cho tương lai. Trở lại nơi “chôn nhau cắt rốn” cách đây sáu thập kỷ, EU không có được cái hào khí và mức độ lạc quan như khi khai sinh ra Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC).
Thủ tướng Anh Theresa May không tham dự sự kiện này.
Cũng dễ hiểu khi EU hiện tại ở trong tình cảnh phải lo âu nhiều hơn có thể vui mừng, bất định nhiều hơn là chắc chắn về tương lai. Kết quả quan trọng nhất của hội nghị này không phải là việc xốc lại và chấn chỉnh hàng ngũ, tự động viên và trấn an tinh thần lẫn nhau mà là quyết định lùi một bước trong kỳ vọng rồi sẽ đến được lúc có thể tiến liền vài bước.
Thủ tướng Anh Theresa May không tham dự sự kiện này. Cũng phải thôi khi sáu thập kỷ trước chưa có Anh trong hàng ngũ EEC trong khi mấy ngày nữa bà May sẽ chính thức đề nghị EU vận hành Điều 50 của Hiệp ước về EU để tiến hành đàm phán đưa nước Anh ra khỏi EU ( Brexit). Thủ tướng Ba Lan Beata Szydlo ngần ngừ mãi rồi mới chịu ký tên vào Tuyên bố chung của hội nghị, nhưng kiên quyết không chịu bắt tay 4 vị đại diện cao cấp nhất cho EU.
Thủ tướng Hy Lạp Alex Tsipras doạ tẩy chay hội nghị nếu một vài từ của Hy Lạp về công bằng xã hội không được đưa vào Tuyên bố chung. Brexit làm cho EU lần đầu tiên trong lịch sử giảm bớt số thành viên chứ không phải tăng lên và giảm phạm vi lãnh thổ, không gian chứ không phải được mở rộng. Bà Szydlo và ông Tsipras cho thấy nội bộ EU hiện phân bè, chia phái và vì lợi ích riêng mà nhiều thành viên sẵn sàng bất chấp lợi ích chung của EU như thế nào.
Video đang HOT
Phía trước EU hiện tại là EU không còn nước Anh. Kịch bản này hiện đã trở nên không còn có thể đảo ngược được nữa mà cả nước Anh lẫn EU đều chưa biết được tác động và hậu quả của nó sẽ như thế nào đối với họ. EU hiện tại vẫn trong cuộc khủng hoảng về người nhập cư mà quan hệ của EU với Thổ Nhĩ Kỳ càng trắc trở thì tác động của cuộc khủng hoảng này sẽ càng thêm trầm trọng. Khủng bố và chính quyền mới ở Mỹ đặt ra cho EU nhiều thách thức mới. Sự trỗi dậy của các lực lượng cực hữu, dân tuý và dân tộc chủ nghĩa đe doạ làm thay đổi cục diện chính trị ở nhiều quốc gia thành viên và ở châu Âu. EU hiện phải giải quyết nhiều vấn đề hơn là khả năng giải quyết và có nhiều câu hỏi hơn câu trả lời.
Trong bối cảnh tình hình như thế, không khó hiểu gì khi các vị lãnh đạo EU không dùng đại ngôn và mỹ từ để nhìn lại 60 năm EU. Không thể phủ nhận những thành công và thành quả mà EU đã đạt được trong quá trình phát triển đến nay. Chúng đủ để EU được coi là sự lựa chọn tương lai khả dĩ nhất cho cả châu lục. Nhưng khó khăn thực tại và thách thức ở phía trước buộc EU phải tự điều chỉnh. Định hướng mới của EU là EU với nhiều tốc độ.
EU với nhiều tốc độ có nghĩa là quá trình hợp tác và liên kết khu vực, châu lục không chỉ chậm lại mà còn không đồng đều. Trong vẫn liên minh ấy sẽ có nhiều cấp độ, mức độ và phạm vi hợp tác, liên kết khác nhau giữa các thành viên. Trừ một số lĩnh vực chính sách, EU không còn sự áp đặt của đa số đối với thiểu số thành viên mà tham gia và chịu trách nhiệm được đặt trên cơ sở tự nguyện.
So với mục tiêu phát triển đề ra cách đâu 60 năm thì EU với nhiều tốc độ như thế là bước lùi vì không còn hướng tới nhất thể hoá châu lục nữa. Những vị sáng lập EEC khi xưa nếu còn sống chắc sẽ cảm nhận thấy rất đau đớn và bị hậu thế phản bội. Nhưng suy cho cùng thì họ nên thông cảm với thế hệ lãnh đạo EU hiện tại bởi đó là kết quả của cách tiếp cận rất thực dụng và thực tế. Chấp nhận lùi như thế, EU mới có thể tiếp tục tồn tại, chuẩn bị tiền đề và lực lượng để lại tiến khi lại có được đủ cả thiên thời, địa lợi và nhân hoà như cách đây sáu thập kỷ.
Theo Danviet
Anh thông báo ngày bắt đầu quá trình rời EU
Anh thông báo sẽ kích hoạt Điều 50, Hiệp ước Lisbon, bắt đầu quá trình rời Liên minh châu Âu vào ngày 29/3.
Thủ tướng Anh Theresa May. Ảnh: Reuters.
"Đại diện thường trực của Anh tại Liên minh châu Âu (EU) thông báo cho văn phòng Chủ tịch EU Donald Tusk rằng Anh muốn kích hoạt Điều 50 vào ngày 29/3", AFP dẫn lời người phát ngôn cho Thủ tướng Anh Theresa May phát biểu với báo giới hôm nay.
Kích hoạt Điều 50, Hiệp ước Lisbon của EU, tức là bắt đầu quá trình đàm phán dài hai năm để rời liên minh, đồng nghĩa Anh sẽ ra khỏi EU vào năm 2019.
Theo người phát ngôn, Thủ tướng May sẽ gửi thư thông báo cho ông Tusk và có bài phát biểu trước quốc hội Anh. "Chúng tôi muốn các cuộc đàm phán bắt đầu ngay lập tức", người này nói.
Anh tổ chức trưng cầu dân ý về việc rời EU (Brexit) hồi tháng 6/2016 với kết quả 52% người đi bỏ phiếu ủng hộ, trở thành thành viên đầu tiên trong liên minh 28 nước làm như vậy.
Ủy ban châu Âu, với trưởng đoàn đàm phán là Michel Barnier, sẽ đại diện cho 27 nước thành viên còn lại đàm phán với Anh. "Mọi thứ bên này đã sẵn sàng", Margaritis Schinas, người phát ngôn cho Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker, nói. "Chúng tôi đã sẵn sàng đàm phán".
Thủ tướng May nói bà muốn rời EU nhằm kiểm soát nhập cư. Ủy ban châu Âu sẽ có câu trả lời ban đầu trong vòng 48 giờ sau khi nhận được thông báo kích hoạt Điều 50 nhưng quá trình đàm phán không bắt đầu ngay sau đó vài tuần, thậm chí là vài tháng.
Trong số 4 quốc gia thuộc Vương quốc Anh, Scotland và Bắc Ireland chọn ở lại EU trong cuộc trưng cầu dân ý còn Anh và Wales chọn Brexit. Bà May hôm nay bắt đầu chuyến thăm Wales, Scotland và Bắc Ireland nhằm có thêm sự ủng hộ cho Brexit.
Như Tâm
Theo VNE
Anh thông qua dự luật rời Liên minh châu Âu Quốc hội Anh thông qua dự luật cho phép Thủ tướng Theresa May bắt đầu quá trình đàm phán đưa London rời Liên minh châu Âu. Thủ tướng Anh Theresa May. Ảnh: Reuters. Thượng viện Anh ngày 13/3 thông qua dự luật trao quyền cho Thủ tướng Theresa May để bà có thể kích hoạt Điều 50, Hiệp ước Lisbon, vào bất cứ...